Giải pháp W-O

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sơn Hà - Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 60)

Đây là nhóm giải pháp đưa ra để khắc phục các điểm yếu của công ty trên cơ sở nắm bắt các cơ hội từ bên ngoài tác động tới. Sau đây là chi tiết của từng giải pháp.

Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh, chiến lược kinh doanh dài hạn. Đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển.

Hiện nay, tại công ty cổ phần may Sơn Hà thì hoạt động maketting được phòng KDXNK đảm nhiệm. Nhiệm vụ của phòng từ việc quảng bá hình ảnh của công ty đến bạn bè, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường thông qua các kênh phân phối, ký kết hợp đồng, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng và cho đến khâu giao hàng cho khách hàng. Với nhiều nhiệm vụ kiêm nghiệm như vậy nên nhiều khi công tác maketting tại công ty vẫn chưa được khai thác triệt để các tác dụng lớn hơn của hoạt động này. Đặc biệt là một kế hoạch cạnh tranh và xây dựng thương hiệu hoàn thiện cho công ty là chưa có, hoạt động này chỉ dừng lại ở việc tuân thủ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng quốc tế và tham gia các hoạt động xã hội.

Do đặc tính của công ty là chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng, không tiêu dùng nội địa. Nên công ty cần có một chiến lược phát triển cụ thể, đặc biệt là chiến lược cạnh tranh. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực bởi một công nhân viên trung thành sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn khi lượng công nhân viên không ổn định. Đây tưởng chừng là đơn giản nhưng thương hiệu sẽ giúp mọi người biết đến may Sơn Hà nhiều hơn và cũng có thể giúp công ty cạnh tranh với các công ty khác khi xây dựng nên một thương hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

Huy động vốn để nâng cao năng lực tài chính.

Trong tương lai việc mở rộng công ty cần một lượng vốn khá lớn để công ty mở rộng quy mô sản xuất, liên doanh liên kết với các đối tác để trở thành một tổng công ty có tên tuổi trên thị trường may mặc Việt Nam cũng như quốc tế. Với lợi thế là công ty cổ phần nên có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ các cổ đông, từ đó có thể có một lượng vốn dồi dào phục vụ hoạt động SXKD. Tuy nhiên công ty phải xây dựng một đề án phát triển kinh doanh khả thi để thuyết phục được HĐQT và các nhà đầu tư. Bên cạnh đó công ty có thể xây dựng dự án Sơn Hà mở rộng để mời gọi các nhà đầu tư

trong và ngoài nước vào đầu tư, dự án có khả thi nhất là công ty mời gọi công ty đầu tư tài chính vào hợp tác đầu tư thì năng lực về vốn là vấn đề hoàn toàn yên tâm.

Tăng tỷ trọng sản xuất hàng FOB.

Như đã phân tích thì đóng góp của khâu gia công trong việc tạo nên giá trị sản phẩm chiếm một phần rất nhỏ. Hoạt động gia công hàng xuất khẩu chỉ là bước đệm cho việc tích lũy về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và đội ngũ lao động có trình độ. Khi năng lực sản xuất của công ty đã đạt tới mức độ nào đó sẽ được bạn bè chấp nhận loại sản phẩm của mình. Cho nên khi tiến hành sản xuất hàng FOB sẽ là cơ hội để công ty phát huy các năng lực sản xuất của mình đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế về lâu dài tốt hơn việc gia công hàng may mặc Xuất khẩu. Cho nên bây giờ công ty phải có các chính sách về maketting, chính về sản phẩm và chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo rằng đáp ứng đối với mọi đối tượng khách hàng. Để thu hút các hợp đồng sản xuất hàng FOB về công ty nhiều hơn và tăng tỷ trọng đóng góp doanh thu của loại hàng hóa này lên và thu hẹp khoảng cách doanh thu hàng gia công như như hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sơn Hà - Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 60)