Phân tích NLCT thông qua một số chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sơn Hà - Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 45)

2.4.1. Thị phần.

Thị phần của doanh nghiệp là một tiêu chí thể hiện sự lớn mạnh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn về cung cấp loại hàng hóa dịch vụ do công ty mình sản xuất so với các đối thủ. Để lượng hóa được thị phần của doanh nghiệp thì người ta căn cứ vào hai yếu tố chính đó là sản lượng tiêu thụ hàng năm và doanh thu tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn em xin đi nghiên cứu thị trường gia công hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn thị xã Sơn Tây là trung tâm nghiên cứu.

Hiện nay trên địa bàn thị xã Sơn Tây hiện có 5 công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công hàng may mặc đó là công ty cổ phần may Sơn Hà, công ty may Minh Phương, công ty Vina Plus, công ty may Yên Bình, công ty may quân đội 3/2 và một số cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ khác. Điểm chung chủ yếu của các công ty này là nhận may gia công theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài là chính. Dưới đây là bảng mô tả tổng quan tình hình quy mô sản xuất của hàng may mặc trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong 3 năm gần đây như sau:

Bảng 2.5: Tương quan sản lượng tiêu thụ của Công ty và các công ty khác Đơn vị: Sản phẩm Năm Công ty 2009 2010 2011 Số lượng Ф(%) Số lượng Ф(%) May Sơn Hà 1.580.000 1.740.000 110,13 1.850.000 106,32 May Yên Bình 826.000 934.000 113,08 996.000 106,64 May 3/2 289.000 345.000 119,38 394.000 114,2

May Minh Phương 983.000 1.078.000 109,66 1.156.000 107,24

May Vina Plus 568.000 674.000 118,66 883.000 131,01

Các cơ sở khác 842.000 489.000

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐSXKD giai đoạn 2006 - 2011 của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TX Sơn Tây _ P. Kinh tế - TX Sơn Tây).

Nhìn qua ta cũng có thể nhận thấy công ty cổ phần may Sơn Hà đang chiếm ưu thế về quy mô sản xuất so với các đối thủ còn lại. Cụ thể là năm 2009 công ty đã đạt mức sản lượng là 1.580.000 sản phẩm, năm 2010 với mức sản lượng là 1.740.000 sản phẩm/năm tăng 10,13% so với năm 2009 và năm 2011 với mức sản lượng là 1.850.000 sản phẩm tăng 6,32% so với năm 2010. Điều này có thể hiểu là mạng lưới khách hàng của công ty ngày càng mở rộng nên đã ký kết được nhiều hợp đồng gia công hàng hóa cho các đối tác nước ngoài. May Minh Phương hiện đang là đối thủ lớn trước mắt của may Sơn Hà trong việc đấu thầu các lô hàng đặt gia công từ các đối tác trong và ngoài nước vào địa bàn thị xã Sơn tây. Đứng thứ 3 là công ty may Yên Bình với năng lực sản xuất năm 2011 đạt 996.000 sản phẩm tăng 6,64% so với năm 2010. Đứng thứ 4 là công ty Vina Plus, đây là một công ty liên doanh nước ngoài có tiềm lực về tài chính, công nghệ sản xuất tiên tiến nên đây là đối thủ cạnh tranh đáng gườm của trong tương lai của công ty may Sơn Hà.

Cuối cùng là may quân đội 3/2. Để thấy rõ được vị thế của công ty may Sơn Hà trên thị trường hiện nay ta nhìn vào mô hình hóa thị phần của các doanh nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn thị xã Sơn Tây dưới đây.

Nhìn vào mô hình sản lượng trên của toàn thị trường ta nhận thấy may Sơn Hà đang chiếm ưu thế với 31% thị phần vào năm 2010 và chiếm

Hình 2.5: Sản lượng tiêu thụ năm 2011 (Nguồn: Theo bảng 2.5) 33% 17% 7% 20% 15% 8%

Hình 2.4: Sản lượng tiêu thụ năm 2010 (Nguồn: Theo bảng 2.5) 31% 17% 6% 19% 12% 15%

May Sơn Hà May Yên Bình May 3/2 May Minh Phương May Vina Plus Cơ sở khác

33% thị phần vào năm 2011. Tức là chiếm 1/3 tổng sản lượng hàng gia công xuất khẩu trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong năm 2010. Theo báo cáo về điều tra các đối thủ cạnh tranh của phòng KDXNK của công ty thì năm 2006 công ty chiếm khoảng 26% tổng sản lượng hàng may mặc xuất khẩu của toàn thị xã. Có được kết quả như ngày hôm nay đó là sự nỗ lực của công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc, quản lý chất lượng hàng hóa theo hệ thồng quản lý chất lượng ISO 9001 đồng thời công tác tổ chức sản xuất được lập một cách khoa học đảm bảo năng suất chất lượng và giao hàng đúng thời hạn cho khách hàng. Nên đã tạo nhiều uy tín cho các bạn hàng từ các bạn hàng khó tính như Mĩ, Eu, Nhật… cho đến các khách hàng Đài loan và các nước trong khu vực.

Sản lượng hàng hóa được tiêu thụ nói lên quy mô thị phần của doanh nghiệp còn doanh thu nói lên chất lượng thị phần mà doanh nghiệp có được. Dưới đây là bảng thể hiện doanh thu của may Sơn Hà và các công ty khác trên địa bàn Sơn Tây.

Bảng 2.6: Tình hình doanh thu của các Công ty.

Đơn vị: Triệu (VNĐ) Năm Công ty 2009 2010 2011

Doanh thu Ф(%) Doanh thu Ф(%)

May Sơn Hà 78.635 93.340 118,7 100.844 108,04

May Yên Bình 41.218 52.304 126,9 56.573 108,16

May 3/2 14.421 20.012 138,77 23.730 118,58

May Minh Phương 49.053 59.290 120,87 67.083 113,14

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐSXKD giai đoạn 2006 - 2011 của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TX Sơn Tây _ P. Kinh tế - TX Sơn Tây)

Nhìn vào tốc độ tăng sản lượng và tăng doanh thu của công ty may Sơn Hà ta nhận thấy rằng may Sơn Hà đang có tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng. Cụ thể là năm 2010 mức độ tăng sản lượng của may Sơn hà tăng 10,13% so với năm 2009, trong khi đó tốc độ tăng doanh thu là 18,7%; năm 2011 tốc độ tăng sản lượng so với năm 2011 là 6,32% trong khi đó tốc độ tăng doanh thu là 8,04%. Điều nảy là kết quả bước đầu mà công ty đã đạt dược thành công trong việc mở rộng quy mô sản xuất mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với các công ty khác trên địa bàn thì cũng đều có tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng, nhìn vào các giá trị tương đối về tốc độ tăng doanh thu của các doanh nghiệp thì thấy các doanh nghiệp trên địa bàn đều có tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với công ty may Sơn hà. Nhưng nhìn vào giá trị tuyệt đối thì về quy mô sản lượng và doanh thu của các doanh nghiệp khác đều thấp hơn rất nhiều so với may Sơn Hà.

Dưới đây là biểu đồ mô tả tình hình doanh thu và so sánh doanh thu của các công ty từ năm 2009 – 2011.

3.4.2. Năng suất lao động.

Thông thường để tính tổng số sản phẩm của một đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm thì ta lấy một mặt hàng làm tiêu chuẩn và các mặt hàng khác được quy về mặt hàng này bằng các hệ số kỹ thuật đã được quy định. Trong trường hợp này đối với các công ty gia công hàng may mặc trên địa bàn thị xã Sơn Tây thì hệ số giữa các mặt hàng này được tính theo chi phí gia công và công lao động của từng loại mặt hàng. Hiện nay tại công ty may Sơn Hà cũng như các công ty khác trên địa bàn thì sản lượng tiêu thụ hàng năm của mỗi công ty được quy về mặt hàng Áo jaket là chính, bởi áo jaket là mặt hàng sản xuất chủ lực của các công ty ngoài ra còn sản xuất một số mặt hàng như áo sơmi, quần âu, váy, quần áo thể thao… cụ thể các mặt hàng này có hệ số để quy về áo jaket lần lượt là áo sơmi có hệ số 2,0; quần âu có hệ số 0,8; váy có hệ số 1,3, quần áo bộ thể thao có hệ số là 1,6 và một số sản phẩm khác

Hình 2.6: Doanh thu tiêu thụ của may Sơn Hà và các công ty trên địa bàn thị xã Sơn Tây

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2009 2010 2011 Năm Triệu VNĐ May Sơn Hà May Yên Bình May 3/2

May Minh Phương May Vina Plus (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với khối lượng sản xuất nhỏ nên quy thẳng về áo jaket. Còn với tổng số lao động trực tiếp của công ty thì được lấy trong báo cáo lao động hàng năm của các công ty. Sau đây là bảng tổng hợp NSLĐ của các công ty may Sơn Hà và một số công ty khác trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Bảng 2.7 : Tình hình NSLĐ của Công ty và các Công ty khác

Đơn vị:(SP/Người/năm) Năm Công ty 2009 2010 2011 NSLĐ Ф(%) NSLĐ Ф(%) May Sơn Hà 1.112 1.214 109,17 1.363 112,27 May Yên Bình 1.021 1.053 103,13 1.078 102,37 May 3/2 973 982 100,92 1.076 109,57

May Minh Phương 1.081 1.124 103,98 1.136 101,07

May Vina Plus 1.142 1.256 109,98 1.338 106,53

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐSXKD giai đoạn 2006 - 2010 của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TX Sơn Tây _ P. Kinh tế - TX Sơn Tây)

Nhìn lên kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng công ty Vina Plus là công ty có NSLĐ cao nhất so với các công ty bởi công ty này mới thành lập năm 2005 là công ty liên doanh giữa Việt Nam - Đài Loan có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại so với các công ty khác ngoài ra còn được quản lý bởi các nhà quản lý nước ngoài có trình độ và kỹ thuật tốt. Cho nên NSLĐ của công ty này khá cao so với các công ty khác cụ thể là 1142 sản phẩm/người/năm, năm 2010 là 1256 sản phẩm/ người tăng 9,98% so với năm 2009 và năm 2011 là 1338 sản phẩm/người tăng 6,5% so với năm 2010. Đứng ngay sau Vinaplus là công ty may Sơn Hà với NSLĐ khá cao so với các công ty còn lại là năm 2009 là 1112 sản phẩm/ người, năm 2010 là 1214 sản phẩm/ người tăng 9,17% so với năm 2009 và năm 2011 là 1363 sản phẩm/người tăng 12,27% so với năm 2010 và vươn lên là

công ty có NSLĐ cao nhất so với các công ty khác trong năm 2011. Có được điều này cũng là nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh mà ban giám đốc công ty đề ra trong năm 2011. Bên cạnh đó cũng là sự hoàn thiện mình của đơn vị trong việc đầu tư mới các trang thiết bị phục vụ sản xuất, các chính sách đào tạo bồi dưỡng tay ngề cho người lao động, chính sách lương thưởng hợp lý cho nên đã tạo môi trường làm việc lý tưởng cho người lao động cống hiến hết trí tuệ và sức lực cho công ty. Tiếp theo là công ty May Minh Phương, Yên Bình do tổ chức lao động của công ty này gặp vấn đề và trình độ của lao động có tay nghề không cao và việc tuyển dụng thêm lao động lại mất thêm nhiều thời gian để đào tạo kéo theo NSLĐ chung của công ty giảm theo. Công ty may quân đội 3/2 có NSLĐ thấp nhất so với các công ty khác với NSLĐ hàng năm của công ty chưa tới 1000 sản phẩm/người mỗi năm điều này có thể lý giải là công nghệ sản xuất của công ty vẫn được giữ nguyên dạng từ thời kỳ bao cấp cho tới nay và sự đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất là không đáng kể. Tuy nhiên công ty này lại có lực lượng LĐ có tay nghề khá cao nên phải sản xuất với dây truyền máy móc lạc hậu nhưng NSLĐ của công ty là cũng khá tốt. Trong thời kỳ kinh tế đất nước hội nhập sau rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay và việc công ty phải tự chủ tài chính thì việc đầu tư trang thiết bị dây truyền sản xuất mới để bắt nhịp với sự phát triển của xã hội là rất cần thiết để nâng cao NSLĐ cho đơn vị.

Từ kết quả phân tích NSLĐ của từng công ty ta rút ra được nhận xét là công ty Vinaplus là công ty đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với công ty may Sơn Hà trong tương lai. Hiện nay tuy mới bước vào hoạt động khoảng 5 năm nhưng công ty này có sự hậu thuẫn lớn về mặt tài chính, kỹ thuật từ phía nước ngoài còn may Sơn Hà hoạt động trên cơ sở vốn góp của các cổ

đông người Việt, các nhà quản lý người Việt có trình độ bản lĩnh Việt nên sẽ biết cách vượt qua mọi thách thức để chiếm lĩnh thị trường bằng chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn phải kể đến đội ngũ lao động có kỹ thuật cao được đào tạo bồi dưỡng lâu năm trong thực tế sản xuất. Qua 3 năm ta có thể nhận thấy năm 2009, 2010 may Sơn Hà thua kém Vina Plus về công nghệ sản xuất nên NSLĐ của may Sơn Hà trong 2 năm đó thấp hơn Vina Plus bình quân khoảng 30 sản phẩm/người trên năm. Nhưng năm 2011 do công tác đầu tư mới trang thiết bị sản xuất cùng với công tác tổ chức sản xuất được nâng cao nên NSLĐ của may Sơn Hà đã vượt Vina Plus 25 sản phẩm/người/năm và là công ty có NSLĐ bình quân đầu người cao nhất và là đơn vị có nhiều lợi thế cạnh tranh trong thị trường hiện nay.

2.4.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

Dưới đây là bảng mô tả chi tiết tình hình lợi nhuận của một số công ty đối thủ cạnh tranh chính của công ty cổ phần may Sơn Hà trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Bảng 2.7 : Tình hình lợi nhuận của Công ty Sơn Hà và các Công ty khác

Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Công ty 2009 2010 2011 Lợi nhuận Ф(%) Lợi nhuận Ф(%) May Sơn Hà 3.071 8.386 273,07 13.131 156,58 May Yên Bình 780 875 112,18 960 109,71 May 3/2 180 200 111,11 250 125,00

May Minh Phương 1.360 3.450 253,68 4.825 139,86 May Vina Plus 940 1.650 175,53 2.320 140,61

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐSXKD giai đoạn 2006 - 2011 của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TX Sơn Tây _ P. Kinh tế - TX Sơn Tây)

Qua công cụ lợi nhuận thì ta có thể đánh giá được việc sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không và nếu có hiệu quả thì đang ở mức độ nào. Nhìn chung qua 3 năm tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trên đều tăng. Nhưng mức độ tăng trưởng lợi nhuận là có sự khác nhau: May Sơn Hà năm 2010 tăng 273,07% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1576,58 % so với năm 2010. Lý giải có sự khác biệt này là mỗi công ty có một quy mô sản xuất khác nhau, có thị phần và thị trường tiêu thụ lớn nhỏ khác nhau nên đã ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các công ty. Kết hợp với bảng doanh thu thì ta nhận thấy công ty may 3/2, công ty may Yên Bình có tốc độ tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Cho nên đây là 2 công ty làm ăn không hiệu quả khi ta nhìn từ góc độ tăng trưởng doanh thu với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Các công ty Sơn Hà, May Minh Phương, may Vina Plus trong 3 năm qua lại có tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu, điều này nói lên tính hiệu quả trong SXKD của 3 công ty này.

Để có một cái nhìn hoàn thiện hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi công ty, ta cần xem xet chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và tiêu chí này cũng nói lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp còn lại.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được tính bằng công thức sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sơn Hà - Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 45)