Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty (2009-2011)
Đơn vị: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị Ф(%) Giá trị Ф(%) Tổng giá trị TS 25.784.835.063 38.532.002.434 149,44 51.476.857.041 133,60 - Giá trị TSCĐ 9.387.401.746 8.743.378.470 93,14 7.497.604.548 85,75 - Giá trị TSLĐ 16.397.433.317 29.788.623.964 181,67 43.979.252.493 147,64 Tổng nguồn vốn 25.784.835.063 38.532.002.434 149,44 51.476.857.041 133,60 - Vốn chủ sở hữu 13.007.529.898 21.325.752.370 163,95 31.137.500.373 146,01 - Nợ ngắn hạn 12.173.466.565 15.930.161.464 130,86 17.995.451.409 112,96 - Nợ dài hạn 603.838.600 1.276.088.600 211,33 2.343.905.259 183,68 TSLĐ/ Tổng TS 0,636 0,773 0,854 VCSH/Tổng NVKD 0,504 0,553 0,605 Nợ dài hạn/ NVKD 0,023 0,033 0,046
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng giá trị TSCĐ còn lại chưa khấu hao giảm bình quân 3 năm là 10,67% tức là hàng năm công ty thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ kỳ trước và kỳ này mới đầu tư thêm làm giá trị còn lại của TSCĐ của công ty hàng năm giảm 10,67%. Lượng giá trị TSCĐ trích khấu hao lại được bổ sung vào tài sản lưu động(TSLĐ) và các TSLĐ khác được bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty làm cho TSLĐ của công ty liên tục tăng qua các năm, trong đó năm 2010 tăng 181,67% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 147,64% so với năm 2010. Từ đó đã làm tổng tài sản của công ty liên tục tăng trưởng về quy mô trong 3 năm qua với TĐPTBQ là 141,3%. Năm 2009 VCSH của công ty chỉ đạt 13.007.529.898 VNĐ chiếm 50,4% Tổng NVKD, năm 2010 VCSH tăng lên 21.325.752.370 chiếm 55,3% tổng NVKD và năm 2011 là 31.137.500.373 VNĐ chiếm 60,5% tổng NVKD. Bên cạnh đó thì nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là nợ phải trả người bán, khách hàng đặt trước tiền hàng và phải trả người lao động. Ngoài ra với các khoản nợ dài hạn thì do công ty đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất nên có vay các khoản tín dụng dài hạn để đầu tư phát triển nhưng chỉ chiếm khoảng từ 2 - 4,6% tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty, đây cũng là mức hợp lý trong chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Tuy nhiên với cơ cấu NVKD như hiện nay của công ty thì việc các khoản nợ ngắn hạn có TĐPTBQ trong 3 năm là 21,58% chiếm khoảng 42% NVKD là việc khá mạo hiểm trong kinh doanh. Nên về lâu dài thì công ty cần có các chiến lược tài chính để giảm thiểu và giãn các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, để cho công ty phát triển thực sự hiệu quả và bền vững. Với cơ cấu này phản ánh hiện trạng của công ty là vẫn đang trong quá trình đầu tư phát triển, trong ngắn hạn vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán khi xảy ra sự cố về tài chính nhưng trong dài hạn công ty nên cân đối lại việc đầu tư mở rộng sản xuất với việc phát triển bền vững. Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi công ty phải giải quyết
tốt bài toán hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng tính thanh khoản của vốn, giảm thời gian của một chu kỳ sử dụng vốn và tăng số vòng quay của vốn.