Thị trường hàng may mặc công ty May Sơn Hà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sơn Hà - Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 29)

Hiện nay các DN dệt nước ngoài đã sản xuất được các loại vải sợi loại 60, 70% sợi trở lên, trong khi ở Việt Nam thì các nhà máy dệt với công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu sự đầu tư và đổi mới về công nghệ nên chỉ sản xuất được các loại vải sợi chỉ có khảng 40-50% sợi là nhiều. Điều đó thể hiện trình độ công nghệ sản xuất của ngành dệt của Việt nam còn rất hạn chế so với các quốc gia trong khu vực dẫn tới chất lượng vải không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng quốc tế. Cho nên việc cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam trên thị trường quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tiếp cận các khách hàng khó tính.

Cũng vì lý do đó mà các DN dệt may Việt nam hiện nay, chủ yếu là nhận các đơn đặt hàng gia công cho các đối tác nước ngoài, tức là phía đối tác ký kết hợp đồng gia công với các DN trong nước, khách hàng gửi từ mẫu thiết kế, nguyên liệu, phụ liệu cho phía các DN Việt Nam và các DN này chỉ có nhiệm vụ tổ chức sản xuất tại đơn vị mình và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng. Sản xuất dệt may theo hướng này chủ yếu là giải quyết việc tìm kiếm thị trường cho DN và giải quyết công ăn việc làm trước mắt cho lao

động. Hiện nay có một số DN lớn thì với tiềm lực tài chính vững mạnh họ xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ, các dây chuyền sản xuất hiện đại và nhập khẩu được các loại vải sợi có chất lượng cao về tự nhận đơn đặt hàng và xuất khẩu cho đối tác trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với việc chỉ nhận các đơn đặt hàng gia công như các DN vừa và nhỏ.

Công ty cổ phần may Sơn Hà thuộc diện doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa nên cũng không nằm ngoài diện được xét là công nghệ sản xuất chưa phát triển. Việc sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động chủ yếu là trên cơ sở nhận các đơn đặt hàng gia công hàng may mặc từ phía nước ngoài rồi phía công ty nhận nguyên vật liệu, mẫu thiết kế, thực hiện tổ chức sản xuất tại đơn vị và giao hàng cho khách theo đúng thời hạn. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu là Áo jaket, Quần âu, áo sơmi, váy, bộ quần áo thể thao. Đến đầu năm 2011 SƠN HÀ mới tự nhận đơn đặt hàng và xuất khẩu trực tiếp.

Thị trường đầu vào nguyên phụ liệu.

Đối với các hợp đồng gia công hàng may mặc như: Jasong, Serim, Global thì nguyên phụ liệu (NPL) được khách hàng đặt từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc) rồi nhập khẩu và chuyển vể công ty sản xuất.

Đối với hàng sản xuất xuất khẩu trực tiếp FOB, với các hợp đồng Columbia, Fleet Street công ty tiến hành đặt mua NPL về sản xuất. NPL phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc (Phụ lục 02).

Đối với thị trường may mặc thế giới là một thị trường vô cùng rộng lớn, với mỗi thị trường khác nhau đòi hỏi công ty có các phương pháp tiếp cận hợp lý để triển khai việc khai thác thị trường một cách có hiệu quả. Bên cạnh yêu cầu của thị trường, công ty còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may các nước trong khu vực như Trung quốc, Ấn độ, Đài loan, Thái lan, Băngladet, Malaysia cũng có tiềm năng sản xuất và có truyền thống sản xuất dệt may trên thị trường thế giới.

Hiện nay các thị trường xuất khẩu hàng may mặc chính của công ty cổ phần may Sơn Hà là Mỹ, Eu, Canada, Nhật bản, Hàn Quốc… Ở các quốc gia này có các bạn hàng lâu năm của công ty như các thường hiệu thời tran nổi tiếng sau: WEATHER PROOF, FORE CASTER, UMBRO, WAL-MART, ECKO, SEAR, KARSTADT QUEIIE, COLUMBIA, LI & FUNG , K - MART, FLEET STREET, COSTCO, KOHL’S, SIXTY, QUIK SILVER, LEVI’S, EMART, CHARMING, A&F….

Hình 2.3. Tỷ trọng các sản phẩm theo thị trường xuất khẩu (Nguồn: Phòng Kinh Doanh xuất nhập khẩu)

Canada, 3% Nhật, 5% Hoa Kỳ, 60% Châu Âu, 30% Thị trường khác, 2% Canada Thị trường khác Hoa Kỳ Châu Âu Nhật

Nhật bản là một thị trường mà hàng hóa không phải chịu bất cứ một hàng rào thương mại nào. Yếu tố cạnh tranh chủ yếu của thị trường hàng dệt may ở Nhật là yếu tố chất lượng và uy tín. Công ty cổ phần may Sơn Hà đã tạo được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với một số thương hiệu thời trang nổi tiếng ở Nhật như Cerim, Pan Pacifi, Ecko… Tuy nhiên giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật chỉ chiếm từ 4 - 5% tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Các sản phẩm chủ yếu mà công ty xuất sang thị trường này là quần dài, áo Jaket và quần sooc.

Canada là quốc gia có mức tiêu dùng may mặc cao, mỗi năm vào khoảng trên 20 tỷ đôla Canada và đã trở thành một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may cao nhất thế giới tính trên đầu người. Giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường này khoảng 2- 3% tổng giá trị hàng xuất khẩu mỗi năm của công ty với các sản phẩm chủ yếu là áo Jaket và quần thô. Đây là thị trường mà công ty mới khai thác từ khoảng 5 năm gần đây nên vẫn còn ít đối tác ở thị trường này.

Hoa kỳ với dân số khoảng 308,6 triệu người và có thu nhập bình quân theo đầu người là 47.025 USD/người/năm. Đây là một thị trường có tiềm năng và nhu cầu lớn về hàng may mặc, mỗi năm ước tính khoảng 90 tỷ USD mỗi năm. Công ty cổ phần may Sơn Hà đã thiết lập được nhiều mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các công ty thời trang nổi tiếng tại Mỹ như Warmart, ADS, Fleetreet, KOHL’S, COLUM… Với giá trị xuất khẩu hàng năm vào thị trường này khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Đây là thị trường tiềm năng nhưng với những rào cản thương mại cùng với các chính sách bảo hộ hàng trong nước là những thách thức vô cùng to lớn với công ty trong những năm tiếp theo. Đòi hỏi công ty phải có các chính sách, chiến lược kinh doanh hợp lý để giữ được các

khách hàng truyền thống và tìm kiếm các đối tác làm ăn mới trong thị trường này.

Thị trường EU: Nhu cầu của thị trường EU về hàng may mặc mỗi năm khoảng 80 - 90 tỷ USD đây là một thị trường rộng lớn bao gồm tất cả các quốc gia trong khối liên minh EU. Đây là thị trường tiềm năng cần khai thác triệt để của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung cũng như công ty may Sơn Hà nói riêng. Khách hàng hiện nay của công ty may Sơn Hà như: WEATHER PROOF, FORE CASTER, UMBRO, SEAR, KARSTADT QUEIIE, EMART, HARMING… Hàng năm công ty xuất khẩu sang thị trường này khoảng 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của công ty, tuy thị trường này công ty mới chỉ khai thác được một thị phần nhỏ hơn so với Mỹ nhưng ở đây là các khách hàng truyền thống và có giá trị đơn đặt hàng ổn định hàng năm.

Thị trường trong nước.

Hiện nay, Viet Nam có khoảng 2000 DN lớn, nhỏ hoạt động trong ngành dệt may, trong đó có một số công ty dệt may lớn như May 10, May Viettien, May Thăng long, May Sông Hồng, may TNG Thái Nguyên… còn ở trên địa bàn thị xã Sơn tây có các công ty như May Minh Phương, May Vina Plus, May Yên Bình, may quân đội 3/2. Thị phần hàng dệt may trong nước của công ty chiếm 0,6 – 0,8%. Thị trường trong nước vẫn là một thị trường tiềm năng và hứa hẹn phát triển trong tương lai nên công ty cần chú trọng tới việc cải thiện vị trí của mình tại thị trường may mặc của nước nhà.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sơn Hà - Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 29)