Phân tích ma trận SWOT công ty may Sơn Hà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sơn Hà - Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 55)

Dưới đây là bảng phân tích điểm mạnh điểm yếu của công ty công ty cổ phần may Sơn Hà và những cơ hội và thách thức của thị trường dệt may Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

O: Cơ hội

1. Mở rộng thị trường do hàng rào hạn ngạch, thuế quan ở các nước thành viên của WTO được nới lỏng.

2. Hệ thống luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày hoàn thiện. 3. Thu hút vốn FDI ở nước ngoài đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam.

4. Ngành đệt may VN đặt mục tiêu tăng trưởng 15%/năm và kim nghạch XK đạt 25 tỷ USD năm 2015.

T: Thách thức

1. Nguồn nguyên liệu không ổn định hiện VN hiện phụ thuộc 85% nguyên phụ liệu nhập khẩu từ TQ.

2. Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu chiếm 70-75% tổng giá trị xuất khẩu.

3. Giá điện, xăng dầu tăng cao đẩy giá các loại hàng hóa phụ trợ tăng cao làm tăng chi phí sản xuất.

4. Sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

5. Có nhiều đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Bangladet, Indonesia, Thai lan… và trong nước. S: Điểm mạnh

1.Có kinh nghiệm lâu năm trong gia công hàng xuất khẩu.

2. Nguồn nhân lực chất lượng cao. 3. Thị trường xuất khẩu rộng.

4. Sản phẩm được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 900-2008 và WRAP là một tổ chức độc lập về sản xuất hàng may mặc.

5. Công nghệ sản xuất tiên tiến.

W: Điểm yếu

1. Chính sách marketing chưa hoàn chỉnh. Chiến lược cạnh tranh chưa rõ ràng

2. Tiềm lực tài chính chưa mạnh.

3. Công ty chủ yếu là gia công hàng XK nên tỷ lệ giá trị trong sản phẩm không cao.

4. Chưa có kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu may Sơn Hà cụ thể.

5. Nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều.

Hình 2.7. Mô hình ma trận SWOT công ty may Sơn Hà.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 36/2008/QD-Ttg Phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, và định hướng đến năm 2020 thì những điểm yếu của ngành Dệt May là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sơn Hà - Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 55)