Đối với các cơ quan, ban, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 91)

hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và cấp uỷ, chính quyền địa phương...

Hơn nữa tiền thuế dùng để đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước, xây dựng các cơ sở hạ tầng, phúc lợi mà mọi tổ chức, cá nhân đều được sử dụng. Vì vậy các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế như cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm và các biện pháp khác để thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào Ngân sách Nhà nước.

Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia phải có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm về thuế theo quy định của pháp luật.

Đề nghị cơ quan Công an nhanh chóng có phản hồi trong việc phối hợp với cơ quan thuế xử lý những tổ chức, cá nhân dây dưa, chây ỳ, không nộp thuế.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu những vấn đề chung về nợ thuế và xem xét thực trạng nợ thuế trên địa bàn huyện Đông Anh có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến ngân sách quốc gia, gây mất công bằng xã hội, làm xói mòn luật pháp... Vì thế cần phải tăng cường quản lý nợ thuế để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh và đảm bảo nguồn thu NSNN.

Do vậy việc tăng cường quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là một yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cũng như trong công cuộc cải cách hệ thống thuế hiện đại và hiệu quả. Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế không những góp phần to lớn vào việc chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước mà còn giúp cho Nhà nước thực hiện công bằng xã hội, tạo mọi trường kinh doanh bình đẳng giữa những người nộp thuế, củng cố niềm tin cho người nộp thuế để từ đó họ tự nguyện chấp hành tốt pháp luật thuế.

2. Trong những năm qua, Chi cục thuế huyện Đông Anh đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nợ thuế như đã chủ động triển khai các biện pháp thu nợ, tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế trong việc nợ đọng thuế, thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra những đối tượng nợ đọng lớn, chây ỳ... góp phần hạn chế nợ đọng thuế. Chính vì vậy mà công tác quản lý nợ thuế đã thu được những kết quả đáng khích lệ góp phần hoàn thành kế hoạch thu của Chi cục. Năm nào Chi cục cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, số thu năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

3. Mặc dù vậy song việc quản lý nợ thuế vẫn còn nhiều bất cập như số nợ đọng vẫn ngày một gia tăng, hình thức nợ diễn biến phức tạp, cơ cấu nợ thuế rất khác nhau,

4. Để giải quyết nợ đọng thuế, bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, cần đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế, làm giảm nhẹ gánh nặng thuế cho người nộp thuế, phù hợp với khả năng tạo ra thu nhập của người nộp thuế, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng công nghệ để xử lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.

5. Chỉ có thể áp dụng đồng bộ các giải pháp đã đề xuất mới tạo cơ sở vững chắc để quản lý nợ thuế một cách hiệu quả.

Quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này, tác giả đã cố gắng vận dụng tối đa những kiến thức mới được truyền đạt từ các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế- Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, đặc biệt thầy giáo, Tiến sỹ Hoàng Văn Bằng đã tận tình giúp đỡ để hoàn thành bản luận văn này.

Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn, cùng khả năng kiến thức còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính, năm 2005, Chương trình 4: Cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thu nợ thuế giai đoạn 2005 – 2010.

2. Bộ tài chính, Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

3. Bộ tài chính, Thông tư số 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

4. Bộ tài chính, Thông tư số 77/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 hướng dẫn thi hành một số biện pháp xử lý nợ đọng thuế.

5. Chi cục thuế Đông Anh, “Báo cáo tổng kết công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế từ năm 2005 -2009”.

6. Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

7. Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

8. Quốc hội 11, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. 9. Quốc hội 12, năm 2008, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12.

10.Quốc hội 12, ngày 03/6/2008, Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp; Luật số: 14/2008/QH12,.

11.Tổng cục thuế, “Quyết định số 477/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý thu nợ thuế”.

12.Tổng cục thuế, 2005, “Tài liệu tập huấn chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2010”.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)