Bối cảnh kinh tế xã hội trong nƣớc tác động đến công tác quản lý nợ thuế và

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 70)

ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nƣớc tác động đến công tác quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế cƣỡng chế thuế

Năm 2008 - 2009 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. Đầu năm 2008, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gây bất lợi và ảnh hưởng trực tiếp đến thu ngân sách. Đặc biệt khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 9 - 2008 đã tác động khá sâu sắc, toàn diện và lâu dài đến kinh tế nước ta.

Do tác động của khủng hoảng, kinh tế Việt Nam bị suy giảm đà tăng trưởng, xuất khẩu bị thu hẹp, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng. Năm 2008, mức tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 6,23% trong khi lạm phát lên tới mức 19,89%, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Do tác động của suy giảm và lạm phát lãi suất tín dụng có lúc lên tới 22%. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, phá sản, nợ nần ngày càng lớn, thu nhập của người dân, doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng đáng kể, gây ảnh hưởng lớn tới nguồn thu NSNN.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa suy giảm kinh tế và duy trì mục tiêu tăng trưởng, trong đó có biện pháp xem xét giãn, hoãn, miễn thuế cho doanh nghiệp. Cụ thể năm 2009, sẽ thực hiện ngay việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và những doanh nghiệp gặp khó khăn trong quý IV - 2008. 70% số thuế TNDN còn lại sẽ thực hiện giãn nợ trong năm 2009. Đồng thời thuế thu nhập cá nhân được lùi lại đến tháng 5/2009 mới phải nộp. Số giảm thu dự tính do thực hiện miễn, giảm, thuế ước tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Đây là biện pháp hữu hiệu để bảo đảm nguồn thu ngân sách vì khi sản xuất phát triển thì mới có nguồn thu cao. Hai tiêu chí cơ bản để đánh giá doanh nghiệp thuộc diện giảm thuế là: Vốn đăng ký

kinh doanh ở mức dưới 10 tỷ đồng và sử dụng lao động bình quân dưới 300 người. Ngoài ra sẽ xem xét miễn, giảm thuế với một số ngành, doanh nghiệp có khó khăn đặc thù. Những quy định này sẽ được Bộ Tài chính sớm ban hành và hướng dẫn cụ thể. Tất cả các tiêu chí này sẽ được công khai để tránh xảy ra việc xin cho và loại bỏ tiêu cực nảy sinh.

Hơn nữa, khủng hoảng tài chính toàn cầu dự báo có thể làm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2009 giảm, chỉ bằng 1/3 so với năm 2008. Nhiều dự án đã được cấp phép có khả năng sẽ phải giãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện được. Do đó nhu cầu thuê đất sẽ giảm, từ đó dẫn tới nguồn thu từ tiền thuê đất sẽ sụt giảm. Vì vậy việc thu nợ tiền thuê đất từ trước sẽ càng gặp khó khăn hơn.

Bối cảnh đó đã tác động ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Đông Anh nói riêng, dẫn tới tình trạng số nợ thuế ngày càng gia tăng việc xử lý nợ thuế ngày càng phức tạp.

Vì vậy, xem xét cơ chế chính sách và tổ chức tốt công tác nợ thuế đang trở thành vấn đề thời sự cấp bách và thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 70)