Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 59)

Một là: Công tác quản lý nợ đọng thuế đã được quan tâm, chú ý, tổ chức bộ máy phù hợp, chú ý đến hiệu quả thu thuế.

Cùng với việc quản lý nợ tập trung vào một đầu mối, công chức quản lý nợ thuế đã cố gắng với nhiệm vụ mới, chuyên tâm đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời cũng được phân định rõ trách nhiệm từng bộ phận của cơ quan thuế, vừa có tác dụng phối hợp vừa có tác dụng giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Chi cục đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức quản lý nợ thuế một cách khép kín từ khâu phát sinh đến khi kết thúc nợ, bảo đảm quản lý được

100% các đối tượng nợ. Bước đầu rà soát, đối chiếu, phân loại nợ theo tính chất nợ, thời gian nợ, nguyên nhân nợ để có biện pháp xử lý phù hợp với từng nhóm ĐTNT khác nhau. Tiến hành Thanh tra, kiểm tra những đối tượng nợ đọng thuế góp phần giảm thiểu nợ thuế, phối hợp giữa các bộ phận để kiểm tra 100% tờ khai của các đơn vị nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn lậu, nợ đọng thuế.

Chủ động tham mưu cho UBND xã, thị trấn ban hành các văn bản về việc tăng cường các biện pháp thu hồi nợ, chỉ đạo các ngành phối hợp với cơ quan thuế để tích cực thu các khoản nợ đọng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thực hiện tốt cải cách hành chính tạo điều kiện cho các đối tượng chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, góp phần giảm thiểu nợ đọng thuế.

Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức liên quan như: Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác... và đặc biệt là người nộp thuế. NNT đã có ý thức hơn trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Chính công tác quản lý nợ đã tác động tích cực đến ý thức của NNT làm cho NNT hiểu rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm để tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế tạo dần sự bình đẳng nghĩa vụ nộp thuế giữa NNT, góp phần cho ngành Thuế hoàn thành dự toán thu.

Với bộ máy hiện tại, công tác quản lý nợ thuế của Chi cục đã đi vào nề nếp và đã phát huy được hiệu quả, tỷ lệ nợ đọng thuế có xu thế giảm dần: Nếu năm 2005 số nợ đọng thuế chiếm 23,28% trong tổng số thu thì năm 2006 con số này là 27,68%, năm 2007 là 22,02% và năm 2008 là 24,93%.

Hai là: Đã chủ động đề xuất các biện pháp để xử lý nợ thuế

Chi cục đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ thuế, bao gồm:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định nộp thuế theo từng sắc thuế, Chi cục thuế tiến hành đôn đốc nộp thuế bằng hình thức gọi điện thoại nhắc nhở.

- Thứ hai, thông báo nợ thuế và phạt chậm nộp thuế:

Việc ra thông báo nợ thuế mới chủ yếu là thông báo nợ lần thứ nhất. Tuy nhiên, chỉ có một số ít địa bàn giao được thông báo đến hộ kinh doanh (trong đó bao gồm cả các hộ chây ỳ nhiều năm và các hộ mới phát sinh, nợ đọng một vài tháng). Một số địa bàn có viết thông báo lần 1 nhưng không có căn cứ là đã giao thông báo đến hộ kinh doanh.

Nguyên nhân là: Do các đội thuế liên xã vẫn chưa thực sự vào cuộc. Sự phối hợp của cán bộ quản lý vói chính quyền địa phương, ban quản lý chợ chưa tốt. Nhiều cán bộ không chủ động đề xuất và phối hợp với chính quyền thậm chí có một số cán bộ còn ngại khó.

- Thứ ba, tích cực phối hợp của các cơ quan trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn

Chi cục đã tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác phối hợp đôn đốc thu hồi nợ đọng. Chi cục đã phối hợp với Đài phát thanh huyện Đông Anh tăng cường công tác tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp trong công tác thu nộp ngân sách. Chuyển 12 hồ sơ nợ đọng của các doanh nghiệp có số nợ lớn, chây ỳ kéo dài sang cơ quan Công an huyện Đông Anh để phối hợp đôn đốc, xử lý. Tăng cường công tác tham mưu cho UBND huyện Đông Anh trong công tác thu hồi nợ đọng tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế Nhà đất, thuế Công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Chi cục thường xuyên làm việc với Chính quyền các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp phối hợp trong công tác thu hồi nợ đọng.

2.2.2. Tồn tại và những vấn đề đặt ra trong quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế: 2.2.2.1. Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập

Việc triển khai thực hiện Luật quản lý thuế được thi hành từ ngày 01/7/2007 là vấn đề thay đổi lớn của ngành thuế từ quản lý theo “đối tượng” sang quản lý theo “chức năng” nên gặp không ít khó khăn. Trong quá trình thực hiện Luật quản lý thuế có nhiều thay đổi, các quy trình hướng dẫn chưa có các mẫu biểu quy định tại các Thông tư còn quá nhiều, một số mẫu biểu chưa cụ thể, chưa rõ ràng nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Về mặt chế tài, đến nay vẫn còn thiếu những văn bản hướng dẫn Luật chi tiết hoặc đã có văn bản hướng dẫn nhưng lại không đầy đủ, không phù hợp thực tế. Đơn cử Luật có quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi công tác trong quản lý thuế nhưng lại chưa có những chế tài cụ thể về trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan. Nhiều quy định của Luật tạo thuận lợi cho người nộp thuế nhưng lại cứng nhắc không tạo điều kiện để cơ quan quản lý thuế thực thi nhiệm vụ. Trong Luật Quản lý thuế có quy định 6 bước cưỡng chế nhưng thực chất đó không phải các bước mà là các phương pháp khác nhau. Cụ thể như: Phương pháp qua Ngân hàng để cưỡng chế tài sản doanh nghiệp hoặc siết nợ, siết tài sản doanh nghiệp. Các phương pháp này không liên quan đến nhau nhưng lại buộc cán bộ phải thực hiện theo tuần tự làm cho công tác quản lý thuế bị bó buộc nhiều.

Hơn nữa, mặc dù các biẹn pháp cưỡng chế đã được quy định rõ và đầy đủ trong Luật quản lý thuế nhưng khi triển khai thực hiện cơ quan thuế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tính khả thi không cao. Các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế cần được xem xét và sửa đổi. Trong thực tế biện pháp hạn chế sử dụng hoá đơn nên được áp dụng đầu tiên, làm như vậy chủ động cho cơ quan thuế khi thực hiện và cũng giảm bớt các chi phí và nhân lực khi áp dụng các biện pháp như quy định hiện hành trong Luật quản lý thuế.

Việc gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: Các trường hợp đủ điều kiện gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định trong Luật Quản lý thuế là rất hạn chế, thực tế tại Chi cục rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế nhiều đơn vị có số nợ lớn điều kiện kinh doanh gặp khó khăn muốn xin gia hạn nộp thuế để ổn định sản xuất kinh

doanh nhưng không thuộc đối tượng nên khó khăn trong việc nộp thuế đúng hạn, nếu thực hiện xử phạt nộp chậm sẽ làm cho doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc nộp ngân sách và sẽ khó cho công tác xử lý nợ thuế.

Chưa có văn bản nào quy định rõ trong trường hợp đối tượng nộp thuế không nộp tiền phạt nộp chậm thì tiếp tục bị tính phạt nộp chậm trên số tiền phạt nộp chậm đã tính. Trong thực tế có nhiều trường hợp đối tượng nộp thuế không đủ điều kiện nộp thuế nên tính phạt thêm số tiền chậm nộp chỉ làm tăng số nợ thuế chứ không thu được cho NSNN. Vì vậy nếu cơ quan thuế tính phạt nộp chậm trên số tiền phạt nộp chậm sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nhưng nếu cơ quan thuế không tính phạt nộp chậm trên số tiền phạt nộp chậm sẽ làm cho đối tượng nộp thuế thường dây dưa không nộp tiền phạt.

Hiện nay chưa có quy định bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân thực hiện mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. Trong khi đó cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế đầu tiền là trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản do vậy mà biện pháp cưỡng chế này hiện nay chưa có tính khả thi.

Số thuế nợ đọng của các hộ kinh doanh tuy không lớn nhưng rất nhiều công tác phải triển khai và mất nhiều công sức. Kể từ khi Luật quản lý thế có hiệu lực, Tổng cục thuế đã có quy trình quản lý thunợ thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Chính vì vậy mà hiện nay Chi cục vẫn áp dụng quy trình 1123 đối với công tác quản lý nợ thuế hộ cá thể (văn bản áp dụng từ năm 2005) dẫn đến việc không thống nhất, không đồng bộ cho việc áp dụng các văn bản pháp luật trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.

2.2.2.2. Công tác quản lý nợ đọng thuế còn nhiều hạn chế

Cơ quan thuế chưa có biện pháp chỉ đạo thu nợ, cưỡng chế thuế quyết liệt có hiệu lực, hiệu quả. Việc xử phạt chậm nộp tiền thuế chưa được thực hiện thường xuyên và đồng

vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Việc yêu cầu người nợ thuế giải trình về việc chưa nộp được tiền thuế còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đối tượng nộp thuế không chịu lên cơ quan thuế làm việc theo giấy mời của Chi cục để làm việc về vấn đề nợ thuế. Các trường hợp đối tượng nộp thuế dây dưa, chây ỳ, không nộp thuế chưa được xử lý nghiêm minh nên chưa đảm bảo được tính công bằng với đối tượng nộp thuế và làm thất thu Ngân sách Nhà nước.

Chưa có quy định cho cơ quan thuế được thoả thuận đối với ĐTNT để lập kế hoạch cho phép ĐTNT nộp dần những khoản nợ thuế tồn đọng phù hợp với tình trạng tài chính của ĐTNT nhằm đảm bảo việc thu nợ thuế được khả thi cũng như đảm bảo có sự đối xử công bằng đối với những ĐTNT có ý thức tuân thủ nhưng có những khó khăn về mặt tài chính trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

Chưa thành lập được Ban chỉ đạo thu hồi nợ đọng thuế gồm: Cơ quan thuế, Công an kinh tế, Quản lý thị trường v.v... nên việc thu hồi nợ đọng thuế cũng như cưỡng chế thuế chưa chặt chẽ, đạt hiệu quả không cao. Việc phối hợp với các cơ quan liên quan chưa được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ như: Chi cục đã chuyển hồ sơ những trường hợp chây ỳ, không nộp tiền thuế sang cơ quan Công an để phối hợp xử lý nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả phản hồi từ phía cơ quan chức năng. Một số chính quyền xã chưa quan tâm đến công tác thuế, phí và lệ phí. Trình độ cũng như năng lực của cán bộ uỷ nhiệm còn hạn chế, một số cán bộ UNT có tinh thần trách nhiệm không cao, số tiền chi trả thù lao cho cán bộ UNT còn thấp chưa có tác dụng khuyến khích đối với cán bộ UNT nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu nợ thuế của Chi cục.

Hiện nay, nguời dân Việt Nam chủ yếu là dùng tiền mặt để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, số người thực hiện mở tài khoản tại Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là rất khiêm tốn nên cơ quan thuế không có điều kiện để kiểm soát được chính xác tình hình tài chính của tổ chức và cá nhân kinh doanh nên gây khó khăn trong việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của đối tượng nộp thuế trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.3. Công tác xử lý và cƣỡng chế nộp thuế còn chƣa đƣợc chú ý thực hiện nên kết quả còn thấp

Điều này thể hiện ở chỗ:

- Trong năm 2004 và 2005 Chi cục chưa tiến hành phạt chậm nộp tiền thuế. - Năm 2006 Chi cục mới tiến hành phạt chậm nộp tiền thuế.

Cụ thể:

Năm 2006 Chi cục tiến hành phạt chậm nộp của 33 đơn vị số tiền: 76.389.883đ. Đến hết năm 2006 mới có 10 đơn vị nộp số tiền: 30.280.400đ, chiếm 30% về hộ và 40% về tiền trong tổng số ra thông báo phạt chậm nộp tiền thuế.

Năm 2007 Chi cục tiến hành phạt chậm nộp của 52 đơn vị số tiền: 117.388.237đ. Đến hết năm 2007 mới có 23 đơn vị nộp số tiền: 27.609.662đ, chiếm 44% về hộ và 23,5% về tiền trong tổng số ra thông báo phạt chậm nộp tiền thuế.

Năm 2008 Chi cục tiến hành phạt chậm nộp của 149 đơn vị số tiền: 305.017.836đ. Đến hết năm 2008 mới có 8 đơn vị nộp số tiền: 2.524.530đ, chiếm 5,4% về hộ và 0,83% về tiền trong tổng số ra thông báo phạt chậm nộp tiền thuế. Sở dĩ năm 2008 nộp ít là do doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh có khó khăn về tình hình tài chính, đặc biệt trong những tháng đầu năm 2008 tình hình lãi suất Ngân hàng tăng cao hơn mức phạt nộp chậm nên số doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế không nộp NSNN có xu hướng tăng thêm.

- Hiện nay, Chi cục mới chỉ tính phạt chậm nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp mà chưa tiến hành phạt chậm nộp tiền thuế đối với hộ cá thể.

Qua công tác tính phạt chậm nộp tiền thuế ta thấy hiệu quả từ việc tính phạt chậm nộp tiền thuế không cao. Các đơn vị chấp hành Quyết định phạt không nhiều. Nguyên nhân là: Do biện pháp cưỡng chế chưa đủ mạnh, Chi cục chưa tiến hành dứt điểm các biện pháp.

và rất khó xác định thời điểm để bắt đầu tính phạt chậm nộp tiền thuế (do các khoản nợ đã có từ nhiều năm trước).

Bên cạnh đó, năm 2008 Chi cục còn yêu cầu 120 doanh nghiệp chây ỳ không nộp thuế làm cam kết về thời hạn trả nợ. Tuy nhiên kết quả không cao đến hết năm 2008 mới chỉ có 22 đơn vị nộp số thuế nợ theo yêu cầu cam kết. Phần lớn các doanh nghiệp đều không thực hiện trả nợ đúng thời hạn trong cam kết.

Rõ ràng, công tác xử lý cưỡng chế cần phải được quan tâm đẩy mạnh hơn trong những năm tới.

2.2.2.4. Về công nghệ quản lý nợ thuế chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng và hiệu quả

Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về lịch sử tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng như chưa áp dụng các kỹ năng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nợ thuế (VD như: Khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, công nợ) để đánh giá khả năng thu nợ, dẫn tới việc phân loại nợ còn mang tính chất tương đối và khó khăn, các tiêu chí phân loại nợ chưa được xác định rõ gây hạn chế cho công tác quản lý nợ thuế.

Đến nay cấp Chi cục thuế vẫn chưa có phần mềm hỗ trợ mà quy trình quản lý lại quy định nhiều loại sổ theo dõi nợ, báo cáo nợ. Do đó khi làm thủ công gặp không ít khó khăn và báo cáo nợ thuế không đúng hạn, số liệu đôi khi chưa chính xác. Hệ thốn quản lý thuế tự khai, tự nộp cấp cơ sở còn nhiều lỗi hệ thống và khai thác không đồng bộ do đó việc kết xuất số liệu nợ thuế không chính xác, kịp thời.

Cho dù Ngành thuế đã được đầu tư công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa có đủ cơ sở hạ tầng để triển khai quản lý thuế “điện tử” theo yêu cầu của Luật quản lý thuế. Vậy

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 59)