Quan điểm, mục tiêu về quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 71)

3.2.1. Quan điểm về quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế

Như chúng ta biết, chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thu nợ thuế giai đoạn 2005 - 2010 được nằm trong chương trình 4 của Kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2005 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 1692/2005/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chương trình này không chỉ có quan hệ với mục tiêu chiến lược mà còn có cả mục tiêu tổng quát. Cụ thể:

“Quan hệ với mục tiêu chiến lƣợc: Chương trình này là một trong các nội dung cơ bản, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, nhằm đổi mới công tác thu nợ, chống thất thu thuế hiệu quả, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu và ngân sách Nhà nước và xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng nộp thuế không nộp tiền thuế đúng hạn quy định.

Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của công tác thu nợ và cưỡng chễ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, phù hợp với pháp luật thuế. Các quy định xử lý đối với đối tượng chậm nộp phải phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế và xử lý một cách công bằng.

Chính vì vậy, quan điểm về quản lý nợ thuế và cưỡng chễ thuế cần phải gắn với những mục tiêu nói trên. Thể hiện:

Một là: Theo dõi nợ chính xác, đầy đủ nhằm phát hiện kịp thời để ngăn chặn và xử lý những đối tượng có hành vi cố tình dây dưa, nợ tiền thuế, tiền phạt bảo đảm thực hiện thu đủ số nợ thuế theo quy định của Luật thuế.

Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác quản lý nợ thuế là phải theo dõi được chính xác và đầy đủ số thuế nợ đọng. Có vậy mới có cơ sở để cán bộ quản lý nợ thuế tiến hành phân tích thông tin, phân loại nợ thuế chính xác. Từ đó có biện pháp đôn đốc cũng như biện pháp thu nợ thuế một cách đúng đắn và phù hợp. Hơn nữa nếu theo dõi được chính xác và đầy đủ số thuế nợ đọng, chúng ta mới kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, phù hợp với pháp luật thuế.

Hai là: Thực hiện cơ chế thu nợ, cưỡng chễ thuế phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế đảm bảo vừa

tạo cơ hội cho đối tượng nộp thuế tự nguyện tuân thủ nghĩa vụ thuế vừa đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Thực tế chỉ ra rằng, sản xuất kinh doanh có phát triển mới tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho NSNN. Do đó, khi doanh nghiệp gặp khó khăn nhất là trong thời kỳ suy giảm kinh tế như hiện nay thì Nhà nước cần tạo điều kiện giúp đỡ về chính sách ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường, chu trình sản xuất kinh doanh thuận loại, trôi chảy. Khi đó doanh nghiệp làm ăn có lãi, lợi nhuận nhiều... từ đó sẽ có điều kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và không để nợ đọng thuế. Chính vì vậy, khi thực hiện cơ chế thu nợ và cưỡng chế thuế chúng ta cũng cần phải căn cứ vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế, tạo cơ hội cho đối tượng nộp thuế tự nguyện tuân thủ nghĩa vụ thuế.

Hơn nữa, hiện nay, chúng ta đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO và là Uỷ viên không Thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, điều đó có nghĩa là chúng ta đã và đang dần hội nhập ngày càng sâu vào thị trường khu vực và thế giới. Do vậy cải cách thuế nói chung và cải cách công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế nói riêng là quá trình nhằm làm cho chính sách thuế ngày càng khoa học, đơn giản, thực sự đi vào cuộc sống và phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Vì vậy, chúng ta phải tiến hành cải cách thể chế chính sách để phù hợp với thông lệ quốc tế, cách thức quản lý phải phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước; giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài và đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Ba là: Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý nợ thuế và cưỡng chễ thuế nhằm phát huy đầy đủ vai trò quản lý Nhà nước về thuế của cơ quan thuế cũng như của các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đồng thời tăng tính chặt chẽ, nghiêm minh của pháp luật.

Để thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, chỉ có cơ quan thuế thì chưa đủ mà cần phải có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, ban ngành có liên quan như: Kho bạc, Ngân hàng, Công an, Viện kiểm sát... Điều đó vừa có tác dụng phối hợp, vừa có tác dụng giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ đồng thời làm tăng tính chặt chẽ của thông tin. Vì khi có thông tin đầy đủ và chính xác từ phía các cơ quan hữu quan sẽ tạo những cơ sở dữ liệu cực kỳ quan trọng để cơ quan thuế áp dụng những biện pháp thu nợ và cưỡng chế thuế phù hợp và kịp thời. Đồng thời khi các cơ quan hữu quan cùng vào cuộc thì mức độ nghiêm trọng của vấn đề sẽ tăng lên, khi đó sẽ góp phần làm tăng tính nghiêm minh của luật pháp. Hơn nữa cơ quan thuế cũng không thể có đủ quyền hạn nhất định để xử lý một số trường hợp ngoài khả năng của mình mà cần phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Do vậy, công tác thuế là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành chứ không phải chỉ của riêng ngành thuế.

Bốn là: Sử dụng tổng hợp các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý thu nợ, cưỡng chễ thuế với các quy trình, phương pháp nghiệp vụ khoa học, kỹ thuật hiện đại để theo dõi, đôn đốc thu nợ, cưỡng chễ thuế hiệu quả.

Phương pháp sử dụng trong quản lý thu nợ là phương pháp phân tích thông tin, phân loại nợ thuế cũng như theo dõi nợ thuế một cách chính xác, đầy đủ để đề ra các biện pháp xử lý thu nợ kịp thời, hiệu quả.

áp dụng kỹ thuật “quản lý rủi ro” trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Tức là bất cứ khoản nợ nào có rủi ro sắp xảy ra thì đều cần phải được xử lý ngay. Phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu (bao gồm các thông tin trong và ngoài ngành thuế) cho việc phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế thuế (xây dựng các chỉ tiêu thông tin, cơ chế thu thập thông tin, tổ chức việc thu thập và cập nhập thông tin); Xây dựng hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế thuế theo từng mức độ áp dụng cho từng năm tuỳ thuộc các điều kiện áp dụng và lộ trình mở rộng cơ chế tự khai, tự nộp; áp dụng việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của đối tượng nộp thuế trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế; Xây dựng kế hoạch thu

nợ trên cơ sở phân tích rủi ro và thực hiện thu nợ theo kế hoạch đề ra và công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin. Cơ quan thuế có thể thu nhập được các thông tin về đối tượng nợ thuế bằng việc kết nối thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan như: Ngân hàng, Kho bạc và các tổ chức tài chính tín dụng khác. Do vậy, có thể thu được nợ thuế càng nhiều càng tốt với chi phí quản lý càng ít càng tốt.

Năm là: Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế chính quy, chuyên nghiệp; đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác này để đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực quản lý. Để công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế đạt hiệu quả cao nhất thiết phải có một đội ngũ cán bộ chính quy, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo yêu cầu quản lý thuế hiện đại, thành thạo ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm pháp luật cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách ứng xử văn minh thích hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có vậy, con người mới có thể làm chủ công nghệ, mới đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hiện đại hoá ngành thuế cũng như những đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.2. Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý thuế. Một trong những tiêu thức để đánh giá hiệu quả bộ máy quản lý là thông qua số thuế nợ thu được. Cơ quan thuế phải được đảm bảo về cơ sở pháp lý (có đủ thẩm quyền và sự phối hợp của các cơ quan có liên quan) để thực hiện chức năng cưỡng chế thuế và phải có bộ máy chuyên trách thực hiện chức năng cưỡng chế thu nợ thuế.

Cơ quan thuế phải theo dõi được số nộp cho số thuế phát sinh và số nộp cho nợ tồn đọng của đối tượng nộp thuế theo từng loại thuế. Qua đó xác định được tính chất mức

Tại cấp Trung ương, bộ phận thu nợ thuế bao gồm các nhóm chính với nhiệm vụ như: Nghiên cứu tình trạng nợ đọng thuế, xây dựng kế hoạch thu nợ, xây dựng chiến lược và quy trình cưỡng chế thu, xây dựng sổ tay nghiệp vụ, chương trình đào tạo, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và đánh giá kết quả thực hiên của các Cục thuế và Chi cục thuế.

Tại Cục thuế địa phương, có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch thu nợ do Trung ương đề ra. Công tác thu nợ được thực hiện theo các quy trình được chuẩn hoá như: Lập các hồ sơ thu nợ đối với từng trường hợp (hồ sơ thu nợ bao gồm các thông tin về tình trạng nợ thuế, tình hình tài chính, kinh doanh, các đối tác giao dịch chính của người nộp thuế...). Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại người nộp thuế theo mức độ rủi ro để lựa chọn trường hợp thu nợ theo thứ tự ưu tiên đảm bảo cân đối với nguồn lực của cơ quan thuế.

Để công tác thu nợ và cưỡng chế thuế có hiệu quả cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phải xây dựng được khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho cơ quan thuế đủ quyền hạn thực hiện nhiệm vụ; đồng thời những quy định xử lý những trường hợp chậm nộp thuế phải phù hợp với thực tế theo hướng khuyến khích đối tượng tự nguyện thực hiện và cơ quan thuế thu nợ một cách khả thi, giảm được nợ đọng và khiếu nại; quy định xử phạt những hành vi chậm nộp, không nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế với NSNN.

- Phải có kế hoạch thu nợ thuế hàng năm của quốc gia nhằm bảo đảm phù hợp với mục tiêu chiến lược của từng năm.

- Phải có cơ cấu tổ chức thu nợ và cưỡng chế thuế hợp lý ở cơ quan thuế các cấp.

- Phải có quy trình, sổ tay nghiệp vụ thu nợ, cưỡng chế thuế và có biện pháp giám sát cán bộ thực hiện công tác này.

- Phải có biện pháp thu nợ và cưỡng chế thuế một cách hợp lý, khả thi nhằm đảm bảo các khoản nợ sẽ được nộp vào NSNN.

- Phải có hệ thống thông tin hỗ trợ cho công tác thu nợ và cưỡng chế thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Các thƣớc đo kết quả quản lý, đôn đốc thu nợ

- Tổng số thuế nợ quá hạn không vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số thu ngân sách Nhà nước hàng năm.

- Tỷ lệ các trường hợp nợ thuế quá hạn được coi là “không thể thu được” không vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số nợ quá hạn.

- Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn cần được giảm theo một số lượng nhất định qua mỗi năm.

- Chi phí hành chính hàng năm cho chương trình thu nợ thuế quá hạn tính theo tỷ lệ phần trăm của số thuế quá hạn thu hồi mỗi năm.

- Thời gian bình quân cần thiết để áp dụng biện pháp thu đầu tiên đối với các trường hợp phát sinh nợ quá hạn mới.

- Thời hạn bình quân cần thiết để áp dụng từng biện pháp cưỡng chế thu. - Số trường hợp nợ thuế quá hạn thu được qua mỗi năm.

- Số trường hợp nợ mới và số tiền nợ phát sinh trong năm so với các năm trước liền kề.

3.3. Các giải pháp và kiến nghị tăng cƣơng công tác quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn huyện Đông Anh thời gian tới cần phải tăng cường chất lượng của tất cả các khâu trong quản lý thuế. Trong phạm vi đề tài này, xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, đối với những doanh nghiệp thật sự khó khăn về tài chính, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về thuế như: Giảm, giãn thuế hoặc bổ sung trường hợp được thanh toán nợ phân kỳ, vừa để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp tạo điều kiện doanh nghiệp ổn định kinh doanh vừa để nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho Ngân sách Nhà nước.

Như chúng ta biết, sản xuất kinh doanh có phát triển mới tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho NSNN. Chỉ khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được diễn ra trôi chảy, bình thường thì doanh nghiệp làm ăn mới có lãi, lợi nhuận nhiều từ đó sẽ có điều kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và không để nợ đọng thuế. Do đó, nếu doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn nhất là trong thời kỳ suy giảm kinh tế như hiện nay thì Nhà nước cần tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp như: Thực hiện miễn, giảm thuế, khoanh nợ thuế, giãn nợ thuế. Cụ thể có thể giảm mức thuế suất thuế GTGT và thuế suất thuế TNDN hay giãn thời gian nộp thuế trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp có thể dùng tiền thuế sử dụng cho mục đích kinh doanh trong một thời gian. Khi doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi sẽ có tiền nộp thuế cho Nhà nước. Đó có thể coi như một hình thức tín dụng thuế mã đã được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp sau thời kỳ đại suy thoái kinh tế.

Trong thực tế, những năm 2008 - 2009 vừa qua, Nhà nước đã ban hành 2 Luật thuế mới sửa đổi bổ sung là: Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN. Trong đó giảm mức thuế suất phổ thông của thuế TNDN từ 28% xuống còn 25%. Để đối phó với tình hình

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 71)