Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 29)

Về tổ chức quản lý nợ:

Để thực hiện tổ công tác thu nợ thuế, phải tổ chức bộ máy thu nợ quốc gia. Hiện nay, ở Nhật bản, Phòng thu nợ trực thuộc Ban quản lý và Thu ngân sách đã được thành lập tại Tổng cục thuế với tư cách là một tiểu phòng trong nội bộ. Các cục Thuế vùng cũng có các phòng thu nợ với tư cách là các tiểu phòng trong nội bộ trong khi các Chi cục thuế có các Nhóm thu nợ. Hệ thống duy trì và giám sát nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa

Phòng thu nợ, Ban quản lý và Thu ngân sách, Tổng cục thuế thực hiện các công việc liên quan đến việc xử lý các khoản thuế nội địa chây ỳ, lập kế hoạch và xây dựng các tài liệu như thông báo liên quan đến việc thu nợ thuế chây ỳ, hướng dẫn, giám sát hoạt động của công tác thu nợ thuế và thực hiện các công việc liên quan đến xử lý khiếu nại về hành chính, kiện cáo.

Cục thuế vùng gồm: Phòng thu thuế và Phòng điều phối thu nợ đặc biệt. Phòng thu thuế hưỡng dẫn và giám sát các nhóm thu nợ thuộc chi cục thuế. Phòng điều phối thu nợ đặc biệt thực hiện nhiệm vụ xử lý những khoản nợ thuế chây ỳ có quy mô lớn và khó xử lý được chuyển từ các chi cục thuế.

Chi cục thuế: thực hiện những công tác liên quan đến việc thu thuế nội địa Về biện pháp thu nợ:

Thực hiện chương trình 3 năm nhằm giảm nợ thuế chây ỳ, gồm một số biện pháp như:

+ Thông báo cho ĐTNT ngay trước khi đến hạn kê khai thuế hoặc nộp thuế tiêu dùng. + Các cơ quan thuế hướng dẫn để ĐTNT nộp thuế đúng hạn.

+ Yêu cầu sự phối hợp của các tổ chức tư nhân có liên quan để dự phòng các quỹ phục vụ cho việc nộp thuế.

+ Đề nghị các cơ quan chính phủ và các tổ chức tự trị tại địa phương yêu cầu chứng nhận về việc nộp thuế tiêu dùng khi xét tiêu chuẩn để dự thầu.

Thiết lập Trung tâm điện thoại về tình hình nộp thuế (Tax payment Call center). Với nhiệm vụ là yêu cầu ĐTNT nộp khoản nợ thuế mà trước đây các chi cục thuế thực hiện thông qua thư tín hoặc gọi điện thoại nay đã được thực hiện bằng Hệ thống tập trung với công nghệ máy tính tiên tiến nhất.

Tại trung tâm, các thông báo sẽ được thực hiện bằng cách gọi điện thoại đến các ĐTNT có số nợ thuế mới và nhỏ dưới một triệu yên. Máy tính sẽ tự động đặt cuộc gọi

dựa trên cơ sở dữ liệu về ĐTNT nợ thuế thu được thông qua hệ thống KSK. Khi ĐTNT nhấc điện thoại lên, thông tin của anh ta như số thuế quá hạn sẽ tự động hiển thị trên màn hình máy tính trước mặt tổng đài. Tổng đài sẽ yêu cầu ĐTNT nộp thuế quá hạn. Khi ĐTNT không thể nhấc điện thoại hoặc có ít khả năng là ĐTNT sẽ nộp thuế thậm chí sau khi đã được thông báo, trường hợp này sẽ được chuyển trở về Chi cục thuế là nơi sẽ thực hiện việc xóa nợ bằng cách đến tận nơi. Với những ĐTNT đã được thông báo bằng điện thoại và khẳng định rằng họ sẽ nộp đầy đủ số thuế nợ trong thời gian ngắn (thường là 3 tháng), Trung tâm sẽ kiểm tra xem ĐTNT đã nộp thuế chưa và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết như gửi phiếu nộp thuế và nhắc nhở trong ngfh ợp vẫn chưa nộp thuế.

Về phương tiện được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu nợ:

- Phát triển hơn nữa Trung tâm điện thoại về tình hình nộp thuế.

- Sử dụng Công nghệ thông tin.

- Phát triển hệ thống quản lý tiên tiến.

Hệ thống này được sử dụng để nhập các thông tin như kế hoạch hoạt động của công tác thu các khoản nợ thuế, nội dung của công tác xử lý nợ thuế, và biên bản về những biện pháp đã được thực hiện. Ngoài ra, hệ thống này sẽ hòa nhập những thông tin nêu trên với cơ sở dữ liệu lưu giữ tại Hệ thống KSK kể cả địa chỉ gửi thư, hồ sơ thuế và số thuế nợ.

1.3.2. Biện pháp thu nợ tại Hàn Quốc:

Về quy trình thu nợ:

Về quy trình thu nợ áp dụng tại Hàn Quốc bao gồm 4 bước:

- Bước 1: Ra thông báo và yêu cầu nộp thuế

- Bước 2: Lệnh thu thuế

- Bước 3: Bán tài sản bị tịch biên

Thông thường với vai trò là quy trình quản lý nội bộ trước khi ban hành lệnh thu thuế, địa vị tài chính của ĐTNT nợ thuế sẽ bị xem xét để xác định có tồn tại thu nhập hoặc tài sản có thể tịch biên không.

Có thể tóm tắt quy trình trên như sau:

Sau 15 ngày kể từ ngày đến hạn của số thuế phải nộp, thông báo và yêu cầu nộp thuế sẽ được chuyển tới ĐTNT để thông báo cho ĐTNT biết ý định của cơ quan thuế đối với việc ban hành Lệnh thu thuế không được nộp đầy đủ cho tới ngày được ghi trong thông báo.

Sau khi thông báo được ban hành, Tổng cục thuế sẽ kiểm tra thu thập và tài sản của ĐTNT nợ thuế và thực hiện thông qua Hệ thống Hòa nhập thuế (TIS) lè hệ thống thông tin chủ đạo của Tổng cục thuế. Cấu phần chính của Hệ thống này là cơ sở dữ liệu, cho phép các cán bộ thuộc Tổng cục thuế truy cập các thông tin về bất động sản, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, các tài khoản phải thu của bên thứ ba nếu có …

Lệnh thu thuế là việc tịch biên hợp pháp tài sản của ĐTNT để nộp cho khoản nợ thuế. Bước này cho phép Tổng cục thuế được bán hợp pháp các tài sản tịch biên để trả nợ thuế. Đồng thời tạo áp lực cho ĐTNT nộp khoản nợ thuế sớm hơn để tránh việc tài sản tịch biên bán với giá tương đối thấp.

Nếu thuế quá hạn không được nộp đầy đủ thậm chí sau khi có Thông báo, Tổng cục thuế chuyển sang bước bán tài sản tịch thu thông qua việc đăng thông báo về tài sản chờ bán trên báo địa phương hoặc tờ rơi và đợi một thời gian nhất định trước khi bán.

Sau khi bán tài sản, Tổng cục thuế trước hết sẽ sử dụng số tiền thu được trả cho các chi phí liên quan đến việc tịch biên và bán tài sản. Số còn lại sẽ được sử dụng để nộp thuế.

- Biện pháp trực tiếp: đây là biện pháp thu nợ thuế quá hạn bằng cách áp dụng trực tiếp các biện pháp quản lý đối với bản thân ĐTNT hoặc tài sản và thu nhập của anh ta như tịch biên và bán tài sản.

- Biện pháp gián tiếp: đây là biện pháp bắt buộc ĐTNT chây ỳ nộp thuế bằng cách điều chỉnh các hoạt động kinh tế và xã hội của ĐTNT và gây sức ép để họ trả khoản nợ thuế như: hạn chế ĐTNT nợ thuế tiến hành hoạt động kinh doanh với cơ quan chính phủ (không cấp giấy phép kinh doanh hoặc thu hồi các giấy phép đã cấp); Nghiêm cấm xuất cảnh ĐTNTN nợ thuế trên 50.000 Won; Từ chối cấp “Giấy chứng nhận nộp thuế” là Giấy bắt buộc phải xuất trình để nhận được tiền thanh toán hợp đồng từ các cơ quan chính phủ.

Một số biện pháp mới được áp dụng:

- Cung cấp thông tin nợ thuế cho các tổ chức tài chính về tên của ĐTNT nợ thuế và số thuế nợ. Từ đó họ có thể giới hạn khoản vay mà ĐTNT được hưởng hoặc hạn chế về các giao dịch ngân hàng hay giao dịch về thẻ tín dụng.

- Đảm bảo các khoản nợ thuế bằng các tài sản tài chính thông qua ở tài khoản của ĐTNT.

Ngoài ra, Chi cục thuế được thu thập các thông tin tài chính cần thiết từ trung tâm máy tính các trụ sở chính của các tổ chức tài chính với từ tham chiếu en bloc mà không yêu cầu các chi nhánh của các tổ chức tài chính. Do vậy, có thể thu được nợ thuế càng nhiều càng tốt với chi phí quản lý càng ít càng tốt.

- Thông báo tên của các ĐTNT chây ỳ lớn.

1.3.3. Biện pháp thu nợ tại Australia:

Bảng 1.1: Phân loại nợ theo số thuế nợ tại Australia Mức Số tiền nợ (AU$) 1 0 – 2.499 2 2.500 – 7.499 3 7.500 – 24.999 4 25.000 – 49.999 5 50.000 – 99.999 6 Trên 100.000 Nguồn: Internet Tổ chức quản lý thu nợ:

Được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm đảm nhận những nhiệm vụ, vai trò khác nhau. Trong đó có nhóm:

- Nhóm theo dõi nộp tờ khai đúng hạn: ban hành thông báo nhắc nhở, thông báo các khoản phạt nếu không nộp đúng hạn, gọi điện cho ĐTNT và chuyển các trường hợp sang khởi tố nếu cần.

- Nhóm quản lý nộp thuế: tìm ra các ĐTNT không nộp thuế đúng hạn, liên hệ với ĐTNT để tìm hiểu nguyên nhân qua đó để xác định cách thức quản lý nợ theo các cách thức: Điều chỉnh thời hạn nộp thuế; Thỏa thuận lại số thuế phải nộp hoặc yêu cầu nộp toàn bộ số thuế vì rủi ro cho số thuế. Hoặc áp dụng các biện pháp truy thu: thông báo đưa ra tòa án, yêu cầu nộp thuế.

- Nhóm hỗ trợ ĐTNT: trả lời các vướng mắc, hỗ trợ các ĐTNT liên quan đến nợ thuế và nộp tờ khai.

- Nhóm thu nợ: chịu trách nhiệm thu các khoản nợ mới hoặc nợ qua các năm. Công việc cụ thể: gọi điện trực tiếp cho ĐTNT không thực hiện theo yêu cầu tại thông báo nhắc nhở hoặc theo yêu cầu về thời hạn nộp thuế đã được cơ quan thuế điều chỉnh hoặc không liên hệ với cơ quan thuế để thỏa thuận các

giải pháp. Ngoài ra, nhóm này sẽ thực hiện các biện pháp tương tự nhóm quản lý nộp thuế đã nêu trên.

- Nhóm giải quyết các khoản nợ tranh chấp: quản lý và thu các khoản nợ đang tranh chấp trừ các khoản nợ của các ĐTNT lớn.

- Nhóm thực hiện các thủ tục khởi tố.

- Nhóm xử lý các khoản nợ khó đòi

- Bộ phận ĐTNT lớn: thực hiện thu nợ của các ĐTNT lớn

- Nhóm quản lý các trường hợp phức tạp.

- Nhóm quản lý các đối tượng thường xuyên nợ thuế

- Nhóm thực hiện xóa nợ thuế: xét các đơn xin xóa nợ thuế.

- Nhóm quản lý các ĐTNT bị điều chỉnh thuế.

- Nhóm xử lý các vụ việc nghiêm trọng. Các giải pháp:

- Theo mức nợ:

+ Nếu số nợ dưới 1.000$, cơ quan thuế thông báo nhắc nhở ĐTNT bằng văn bản 28 ngày sau thời hạn nộp thuế.

+ Nếu số nợ trên 1.000$ và dưới 25.000$: thì cơ quan thuế sẽ gửi thông báo nhắc nhở ĐTNT trong vòng 21 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Nếu ĐTNT không trả lời trong vòng 21 ngày thì cơ quan thuế gửi thông báo lần 2. Nếu sau 21 ngày, ĐTNT không trả lời, cơ quan thuế gửi thông báo lần 3 ghi rõ cơ quan thuế sẽ tiến hành các biện pháp pháp lý nếu không nộp số thuế nợ đọng.

+ Nếu số nợ trên 25.000$ và dưới 50.000$ cơ quan thuế sẽ gửi thông báo nhắc nhở ĐTNT trong vòng 21 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Nếu ĐTNT trả lời trong vòng 21 ngày thì Cơ quan thuế gửi thông báo lần 2. Nếu sau 21 ngày, ĐTNT không trả lời, Cơ quan thuế gửi thông báo lần 3 ghi rõ Cơ quan thuế sẽ tiến hành các biện pháp pháp lý nếu không nộp số thuế nợ đọng.

+ Nếu số thuế nợ trên 50.000$ và dưới 100.000$: Cơ quan thuế sẽ liên hệ bằng điện thoại trong vòng 7 ngày để nhắc nhở. Sau 14 ngày, cơ quan thuế gửi văn bản đôn đốc.

+ Nếu số nợ trên 100.000$: Cơ quan thuế sẽ liên hệ bằng điện thoại trong vòng 24 tiếng để nhắc nhở. Sau 7 ngày, cơ quan thuế gửi văn bản đôn đốc.

Theo mức độ chấp hành của ĐTNT

+ ĐTNT liên hệ với cơ quan thuế để thỏa thuận nộp số thuế nợ. + Cơ quan thuế liên hệ với ĐTNT: để tìm hiểu nguyên do.

+ Thực hiện các biện pháp cưỡng chế ban đầu: đánh giá lịch sử tuân thủ của ĐTNT và hoàn cảnh cụ thể trước khi thực hiện các biện pháp. Liên hệ với ĐTNT để giải thích quan điểm của cơ quan thuế và gian hạn thời hạn nộp thuế. Nếu cơ quan thuế quyết định phải tiến hành truy thu thì có thể lựa chọn một số cách thức sau: Thông báo nộp thuế, Thông báo xử phạt, Thông báo ra tòa.

+ Cơ quan thuế cho phép nộp dần có tính phạt chậm nộp và tính lãi.

+ Thực hiện các biện pháp cưỡng chế: Thông báo xử phạt; Thông báo ra tòa; Yêu cầu trả nợ với tư cách là chủ nợ (Theo luật công ty); Thông báo thanh toán nợ thuế và trên cơ sở quyết định của tòa án; Lệnh tịch biên tài sản; Đề nghị giải thể.

1.3.4. Một số kinh nghiệm vận dụng vào công tác quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế ở Việt Nam:

Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, do số lượng ĐTNT ngày càng tăng, số lượng cán bộ quản lý nợ có hạn nên việc quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cần được thực hiện dựa vào mức độ thuế và mức độ chấp hành pháp luật của ĐTNT.

Chức năng quản lý nợ và cưỡng chế thuế là một chức năng cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Kinh nghiệm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của

các nước nêu trên cho thấy dù mô hình tổ chức và cách thức hoạt động có khác nhau nhưng đều có những điểm chung:

- Các quốc gia đều hết sức chú trọng tới công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.

- Các tiêu chí quan trọng của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là gìn giữ luật pháp, hướng tới việc xác định đúng nguyên nhân gây nợ đọng thuế, từ đó có những biện pháp nhằm quản lý nợ tốt, chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

- Công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát huy nhân tố con người trong việc tham gia hoạt động quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.

Trên đây là những kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Đối chiếu, so sánh, liên hệ để vận dụng, bổ sung vào công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Việt Nam là vấn đề thời sự. Đó có thể là kinh nghiệm về các vấn đề:

1. Đổi mới quan niệm, nhận thức về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

2. Đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.

3. Kiện toàn bộ máy hoạt động quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, trên cơ sở hình thành và củng cố bộ phận quản lý nợ thuế và bộ phận cưỡng chế nợ thuế.

4. Đổi mới cách thức quản lý nợ thuế hiện đại, ứng dụng “quản lý rủi ro” trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế như: Phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu (bao gồm các thông tin trong và ngoài ngành thuế) cho việc phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế thuế (xây dựng các chỉ tiêu thông tin, cơ chế thu

độ áp dụng cho từng năm tùy thuộc các điều kiện áp dụng và lộ trình mở rộng cơ chế tự khai, tự nộp, áp dụng việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của đối tượng nộp thuế trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế; Xây dựng kế hoạch thu nợ trên cơ sở phân tích rủi ro và thực hiện thu nợ theo kế hoạch đề ra.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƢỠNG CHẾ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

2.1 Tình hình thực hiện công tác quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh - TP Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)