Mô hình điểm đích ngẫu nhiên (Random waypoint model)

Một phần của tài liệu Điều khiển tối ưu cấu hình trong mạng vô tuyến AD HOC - SENSOR (Trang 31)

waypoint model)

Đây là mô hình di động thông dụng nhất cho các mạng ad hoc. Một trong các lý do cho sự phổ dụng của nó bởi vì nó được đưa vào các công cụ mô phỏng phổ biến như là Ns2 [28] và GloMoSim [42]. Mô hình điểm đích ngẫu nhiên (RWP) đã được giới thiệu ở [21] để nghiên cứu hoạt động của giao thức định tuyến DSR . Trong mô hình này, mỗi nút đồng loạt chọn ngẫu nhiên một điểm đích (waypoint) trong vùng hoạt động R và di chuyển hướng đến các điểm đích theo một đường thẳng. vân tốc của nút là ngẫu nhiên trong khoảng [vmin, vmax], vmin và vmax là vận tốc tối thiểu và vận tốc cực đại của nút. Khi nút đến được đích, nó đứng yên trong một khoảng thời gian được định trước rồi tiếp tục di chuyển theo cùng một đối tượng.

Mô hình RWP có tính miêu tả một chuyển động của một đối tượng, trong ngữ cảnh đơn giản: mỗi nút di chuyển độc lập với các nút khác và nó có khả năng di chuyển vào bất kỳ một vùng con R. Ví dụ: một loại di chuyển giống nhau có thể phát sinh khi người sử dụng đi và một phòng rộng, ngoài trời hoặc trong một môi trường phẳng.

Vì tính phổ dụng của nó, di chuyển RWP đã được nghiên cứu kỹ trong học thuật. Trong trường hợp riêng, sự phân bố không gian lâu dài của các mạng di động RWP là tập trung vào trung tâm của các vùng triển khai (hiệu ứng biên) [5] [6] [8], và tốc độ trung bình của nút được định nghĩa như là trung bình của vận tốc các nút tại một thời điểm, giảm dần theo thời gian [41]. Những quan sát này mang đến sự quan tâm của cộng đồng vào thực tế rằng các mạng di động RWP phải được mô phỏng cẩn thận. Trong trường hợp riêng hoạt động của mạng nên được đánh giá sau một khoảng khởi động, khoảng khởi động phải đủ dài để mang đạt đến không gian nút và trung bình vận tốc nút phân bố ổn định.

Mô hình RWP cũng đướng khái quát hóa theo hướng thực tế hơn cho dù nó vẫn là những mô hình đơn giản. Ví dụ, theo [6] mô hình RWP được mở rộng bằng cách cho phép các nút được chọn thời gian dừng theo phân phối xác xuất ngẫu nhiên. Ngoài ra, một phần ngẫu nhiên của các nút mạng đứng yên trong toàn bộ quá trình mô phỏng.

2.4.2. Mô hình hướng ngẫu nhiên (Random dierection model - RD)

Một phần của tài liệu Điều khiển tối ưu cấu hình trong mạng vô tuyến AD HOC - SENSOR (Trang 31)