Thực trạng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay (Trang 46)

2.2.1.1. Thu hút nhân lực chất lượng cao nước ngoài

Việc thu hút lực lượng tạo nguồn để phát triển đội ngũ nhân lực CLC

chưa được quan tâm. Vì vậy, hầu hết lượng sinh viên quốc tế ít ỏi sang học tập tại các trường đại học ở Việt Nam đều về nước sau khi tốt nghiệp. Việt Nam chưa quan tâm tới việc xây dựng kế hoạch thu hút sinh viên quốc tế sang học tập và làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với việc các quốc gia khác thu hút những sinh viên ưu tú của Việt Nam theo hình thức du học và ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Hằng năm, số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở nước ngoài tăng lên nhanh chóng và tăng tỷ lệ thuận với số sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài không về nước làm việc. Sự hạn chế trong thu hút nhân lực nước ngoài của Việt Nam khiến cho tình trạng “chảy máu chất xám” càng trở nên báo động.

Vấn đề thu hút trực tiếp nguồn nhân lực CLC nước ngoài đã được Việt

Nam quan tâm trong nhiều năm qua. Đối tượng mà Việt Nam hướng tới để thu hút đó là đội ngũ trí thức Việt kiều đang làm việc tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển.

Để thu hút người Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc, Đảng, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành một số chủ trương, kế hoạch nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của dân tộc, luôn đánh giá cao tiềm năng của đội ngũ trí thức kiều bào và có những chính sách đúng đắn khuyến khích bà con tham gia xây dựng quê hương đất nước.

Hiện nay có khoảng 400.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ từ đại học trở lên và các chuyên gia có kỹ thuật tay nghề cao, tập trung chủ yếu ở các nước phương Tây. Riêng ở Mỹ, trong số 2 triệu người Việt sinh sống có đến 1,029 triệu trên 25 tuổi, trong đó có gần 190 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên. Trí thức Việt ở Pháp cũng khoảng 40.000, Canada là 30.000. Trong hầu hết các ngành và lĩnh vực mũi nhọn, dự án công nghệ cao, từ điện tử, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, tin học đến hàng không, vũ trụ hải dương đều có chuyên gia người Việt. Có 40.000 người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông. Tại Canada, có khoảng 2.000 tri thức, trong đó có khoảng 20 người có học hàm cao đang nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học nổi tiếng của Canada. Trí thức kiều bào tại nước này được đào tạo có hệ thống, làm việc trong môi trường tiên tiến, hiện đại, có chuyên môn trong các ngành kinh tế mũi nhọn như viễn thông, tin học, điện tử, môi trường, sinh học... [54, tr. 30-31].

Tại Australia, có khoảng 7.000 trí thức, trong đó tỷ lệ giáo sư, tiến sỹ, phó tiến sỹ chiếm 0,5%. Tại Nhật, có khoảng 80 trí thức trong các ngành kinh tế, hóa sinh dược, nông lâm thủy sản, điện tử, tin học, cơ khí, xã hội học...

Tại Đông Âu và Liên Bang Nga, khoảng 4000 người có trình độ đại học trở lên (riêng Nga có khoảng 2.500), trong đó có 500 giáo sư, tiến sỹ, phó tiến sỹ. Tiềm lực khoa học và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng phát triển, trong đó một thế hệ tri thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và phát triển, nhất là ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Đại dương. Đội ngũ này tập trung ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, ngân hàng, chứng khoán...

Theo đánh giá, chỉ số học vấn đại học và trên đại học của người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước công nghiệp phát triển gần ở mức trung bình

của người dân sở tại. Thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài là được đào luyện, tiếp cận môi trường khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại, tiếp cận và nắm bắt được phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô và chuyên ngành. Họ có khả năng phát kiến sáng tạo, có năng lực tổng hợp thông tin, tư vấn đề xuất và tạo dựng mối quan hệ với các cơ sở khoa học, cơ sở kinh tế ở nước sở tại.

Từ năm 1986, khi Nhà nước ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, tri thức kiều bào đã tăng cường các mối quan hệ làm ăn với trong nước. Công cuộc đổi mới của Việt Nam thu được nhiều thành tựu quan trọng đã làm tăng thêm lòng tin của tri thức kiều bào đối với công cuộc phát triển đất nước và tương lai của dân tộc, vì thế đã thu hút được ngày càng nhiều người trong tầng lớp trí thức gắn bó với đất nước. Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn lượt kiều bào về thăm quê hương, hàng nghìn lượt doanh nhân Việt kiều tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức về tham gia nghiên cứu, giảng dạy, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,… Đến nay, Việt kiều tham gia góp vốn vào 3.500 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký khoảng 8,4 tỷ USD. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10% - 15%/năm, từ mức 3 tỷ USD năm 2004 tăng lên 7,4 tỷ USD năm 2008, 8,4 tỷ USD năm 2010; riêng 6 tháng đầu năm 2012 đạt khoảng 6,4 tỷ USD(3) [61].

Hàng năm có khoảng trên 200 lượt tri thức kiều bào từ các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật, Australia... được mời về làm việc với các bộ ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học hoặc các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm, có một số người đã được mời làm tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ; trong đó có 55% về làm việc với cơ quan quản lý, và 45% về làm việc với tổ chức khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục – đào tạo. Đặc biệt, đã có hơn 200 trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về

nước làm việc cố định, thường xuyên trong các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo hoặc đóng góp tri thức cho sự phát triển đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau.

Đa số những người Việt Nam ở nước ngoài đều có mong muốn đóng góp cho quê hương. Một nghiên cứu “Huy động nguồn người Việt Nam ở nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp” do Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng chủ trì vào năm 2005 đã tiến hành lấy ý kiến của 100 người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương cho biết, có 58% có ý định hồi hương, 7% không và 35% chưa nghĩ đến. Trong số những người có ý định hồi hương thì có 66% là vì người thân ở Việt Nam, 67% mong muốn đóng góp cho quê hương và chỉ có 8,6% là do hoàn cảnh ở nước ngoài. [16]

Đề án “Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng tri thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước” do Sở Khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2008 đã phỏng vấn 264 trí thức kiều bào (tập trung ở độ tuổi từ 45 trở lên và 2/3 có trình độ trên đại học), trong đó có 73% người trả lời đã có hợp tác với trong nước. Các hình thức hợp tác phổ biến như: giới thiệu các mối quan hệ ở nước ngoài (chiếm 70%), tham gia vào các nhóm thảo luận chuyên ngành với trí thức ở trong nước thông qua email. Internet (chiếm 67%), tư vấn phản biện cho các nghiên cứu khoa học (chiếm 65%), giảng dạy toàn thời gian hoặc bán thời gian (chiếm 56%), hỗ trợ cho sinh viên Việt Nam đang học ở trong nước (chiếm 48%), các hoạt động trực tiếp đầu tư thành lập công ty hoặc trực tiếp về tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước (chiếm khoảng 43%), ngoài ra cón có một số hoạt động khác như tham gia Câu lạc bộ Khoa học và Kỹ thuật người Việt Nam ở nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, dịch thuật sách, tư vấn công tác xã hội… (chiếm 26%). Về thời điểm đóng góp cho Thành phố Hồ Chí Minh có 71% rất sẵn sàng đóng góp ngay khi có điều kiện, 39% là sau khi nghỉ hưu, về

30% trong các dịp hè, 57% theo từng giai đoạn cụ thể [39, tr. 36-37].

Như vậy, qua những khảo sát cho thấy đại đa số trí thức Việt kiều có tâm huyết với đất nước, sẵn sàng góp sức cho đất nước, song có một số trở ngại trong việc thu hút đóng góp của họ là chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, thiếu môi trường làm việc chuyên nghiệp… Chính vì vậy, vấn đề làm sao thu hút được nguồn lực của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp phát triển đất nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và cụ thể hóa trong nhiều chủ trương, chính sách.

2.1.1.2. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài có sẵn trong nước

Khi bước vào nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế, người ta thấy rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực CLC trong phát triển, vì thế khắp nơi đều tìm mọi cách để thu hút nhân tài.

Nhiều địa phương đã có những chính sách riêng khuyến học, khuyến tài, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, trọng dụng nhân tài. Do nhận thức

được tầm quan trọng của nhân lực trình độ cao đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng nên hầu hết các địa phương đều đưa ra nhiều chính sách để thu hút, đãi ngộ nhân lực trình độ cao về địa phương công tác. Đó là các quy định về chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài tại các địa phương và chế độ khuyến khích đối với cán bộ công chức, viên chức đang công tác được cử đi học trong nước và nước ngoài, quy định mức hỗ trợ bằng tiền thuê, mua nhà của nhà nước đối với một số đối tượng trình độ cao (GS,PGS,TS…) theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực; chính sách đào tạo và thu hút nhân tài; chính sách phát triển khoa học và công nghệ và thu hút nhân lực trình độ cao… Đối tượng thu hút là GS, PGS, người tốt nghiệp đại học, sau đại học (TS, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, dược sĩ, người có

trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, quản lý giỏi…). Lĩnh vực thu hút nhân lực chất lượng cao là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, xây dựng, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, chẩn đoán hình ảnh, cử nhân y tế công cộng, hành chính, luật, ngoại ngữ, nhóm ngành nông lâm, thủy sản, quản lý tài nguyên và môi trường khuyến nông và phát triển nông thôn, kinh tế biển, một số chức danh quản lý lao động, quản lý tại các cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp… Những địa phương này đã chủ động “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài về làm việc như: tôn vinh các thủ khoa, ưu tiên sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, ưu đãi người có trình độ cao thông qua việc được bố trí làm việc đúng chuyên ngành được đào tạo, được cấp nhà, cấp đất ở, chính sách tiền lương, trợ cấp ban đầu, tạo điều kiện cho đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước… Thời gian ràng buộc công tác tối thiểu 5-7 năm.

Chẳng hạn, thành phố Hà Nội đã thông qua “Quy định tạm thời về ưu

đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô” và “Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao”. Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương đã ban hành quy định

chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về công tác tại địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh có chương trình đầu tư lớn cho “Vườn ươm

tài năng”v.v…

Tại Đà Nẵng, sau 15 năm thực hiện chính sách thu hút nhân tài, tỉnh này đã thu hút được hơn 1.000 sinh viên khá giỏi, trong đó có 206 trường hợp được bổ nhiệm vào các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị của thành phố. Theo đó, 1.043 trường hợp có trình độ từ đại học trở lên về công tác tại các cơ quan, đơn vị của thành phố gồm 13 tiến sĩ, 224 thạc sĩ và 806 tốt nghiệp đại học. Trong đó có 45 trường hợp ở nước ngoài chiếm 4,3%. Đặc biệt, nữ chiếm tỷ lệ 55% và sự phấn đấu của nữ cũng được đánh giá cao hơn

nam với số người được đề bạt bổ nhiệm chiếm 65%. Các đối tượng trên được hưởng nhiều ưu đãi như: cho thuê nhà chung cư, trợ cấp một lần ban đầu, trợ cấp hàng tháng... Đây là một lực lượng đáng kể bổ sung vào nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng trong thời gian qua.

Tại Hà Nội, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi các ngành đào tạo thuộc các ngành lĩnh vực quan trọng mà Hà Nội đang cần sẽ được tuyển thẳng vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố không qua thi tuyển. Đó là một trong những nội dung quy định về thu hút, sử dụng và đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao được UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành. Thống kê của Sở Nội vụ cho thấy, giai đoạn 2003-2012, Hà Nội đã tuyển dụng, tiếp nhận được 213 tài năng trẻ vào làm việc. Trong đó có 92 thủ khoa xuất sắc, 27 người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, 25 văn nghệ sĩ và 69 vận động viên xuất sắc đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, chính sách thu hút tài năng trẻ về làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố những năm qua hiệu quả chưa cao. Tính bình quân, số người được tuyển mới đạt xấp xỉ 10% so với số lượng thủ khoa xuất sắc được thành phố tuyên dương. Với ưu thế đặc thù, sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao của thủ đô ít hơn so với các đia phương khác. Ngay trong năm 2012, Hà Nội vừa tổ chức tuyên dương 107 thủ khoa xuất sắc của các trường đại học trên địa bàn, nhưng để nguồn nhân lực này sẵn sàng nhận lời mời vào các cơ quan nhà nước trên đại bàn vẫn là một vấn đề không dễ dàng. Mặc dù hiện nay Hà Nội đã có chính sách, cơ chế đặc thù, sẵn sàng tuyển thẳng các thủ khoa có nguyện vọng theo Quy định của Luật cán bộ, Công chức, Viên chức, nhưng trong thực tế, nhiều thủ khoa vẫn không mặn mà với chủ trương này. Thực tế, 9 năm qua, Hà Nội đã tuyên dương 973 thủ khoa (chưa kể năm 2012) nhưng chỉ có hơn 100 thủ khoa về công tác tại các cơ quan của Hà Nội.

Những năm qua, trong khi việc thu hút những người giỏi tham gia vào đội ngũ công chức, viên chức còn gặp rất nhiều hạn chế thì lại có hiện tượng

đáng báo động là hàng vạn cán bộ công chức ở các bộ, ngành, địa phương rời khu vực nhà nước sang làm cho khu vực tư nhân.“Chỉ tính riêng thành

phố Hồ Chí Minh, từ năm 2003 đến năm 2007, trung bình mỗi năm có 1.500 cán bộ, công chức chủ động bỏ nhiệm sở chuyển sang khu vực ngoài nhà nước” [48]. Theo thống kê tổng hợp của các bộ, ngành, địa phương, chỉ trong ba năm (từ 2005 đến 2008), có khoảng 23.000 lao động nghỉ việc trong các cơ quan nhà nước. Đây là tình trạng đáng báo động về cách thức thu hút và sử dụng người lao động trong các cơ quan nhà nước. Sở Nội vụ Tỉnh Gia Lai cho

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)