lượng cao của Mỹ
chất xám từ các quốc gia khác. Những nhân tài kiệt xuất của nước Đức, những nhà khoa học lỗi lạc của Nga và châu Âu, những chuyên gia tầm cỡ quốc tế của Ấn Độ, Trung Quốc và của nhiều quốc gia đang phát triển khác đã “hội tụ” ở Mỹ. Hiện nay, toàn cầu có 1,5 triệu lưu học sinh và học giả đang học tập hoặc là công tác nghiên cứu ở nước ngoài, trong đó có 500.000 người tập trung ở Mỹ. Con số này làm cho Mỹ trở thành quốc gia của người nhập cư. Để có được những thắng lợi to lớn và áp đảo trong “cuộc chiến giành nhân tài của thế kỷ XXI”, nước Mỹ đã quan tâm triệt để tới việc tạo môi trường để bất kỳ người tài nào cũng có thể phát huy khả năng của mình ở
mức tối đa. Bên cạnh đó, nước Mỹ cũng có một hệ thống chính sách đồng bộ về vấn đề người nhập cư, tạo điều kiện đặc biệt cho những người tài năng có thể dễ dàng định cư lâu dài và ổn định ở Mỹ. Trong quá trình thu hút nguồn nhân lực CLC, nước Mỹ đặc biệt chú trọng thu hút đội ngũ các nhà khoa học sáng chế và đội ngũ chuyên gia trong các ngành công nghệ cao và đã để lại những kinh nghiệm quý báu cần tham khảo trên những phương diện sau:
2.1.1.1. Tạo môi trường làm việc và học tập thuận lợi nhất
Để các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ cao cũng như các lưu học sinh phát huy tối đa khả năng sáng tạo và sự thích nghi, Mỹ đã tạo một môi trường làm việc và học tập vô cùng thuận lợi. Quá trình tạo môi trường làm việc và học tập này được thực hiện một cách đồng bộ và hết sức đa dạng:
Tăng cường đầu tư xây dựng các trường đại học nổi tiếng và xây dựng các trung tâm nghiên cứu tại chính các trường đại học. Từ đầu thập kỷ 80 đến nay, các Tổng thống Mỹ đều muốn trở thành “vị Tổng thống giáo dục”. Mỹ đã dùng học bổng, tiền thưởng và cho vay ưu đãi để thu hút lưu học sinh nước ngoài vào các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học nổi tiếng. Lưu học sinh sau khi học xong đa số ở lại Mỹ.
Nhà nước và tư nhân đều có thể xây dựng các cơ quan R&D. Hiện nay ở Mỹ có hơn 720 cơ sở thực nghiệm phát triển thuộc các viện nghiên cứu liên
bang. Đây là lực lượng nghiên cứu phát triển lớn thứ hai của Mỹ và là kênh chủ yếu thu hút nhân tài định cư.
Thông qua các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, những cơ quan R&D cũng có thể được thành lập với quy mô lớn. Đây chính là một kênh thu hút nhiều nhân tài nước ngoài. Năm 1998, Mỹ đầu tư 215 tỷ USD cho R&D, trong đó đầu tư của doanh nghiệp chiếm ¾. Từ năm 1990 đến năm 1998, các nhà khoa học tại Mỹ đã đạt 54 trên tổng số 72 giải thưởng Nobel, trong đó có nhiều giải thưởng là của các nhà khoa học nhập cư.
1.2.1.2. Xây dựng hệ thống chính sách thu hút nhân tài hướng tới những đối tượng rất rõ ràng
Đối với những người nhập cư là “người tài toàn cầu”, đó là những người có năng lực đặc biệt như đoạt giải Nobel hoặc có danh tiếng toàn cầu thì có thể nhập cư mà không cần có sự kiểm tra của thị trường lao động và không cần tới người bảo lãnh. Đối tượng này hàng năm được khống chế nhập cư với số lượng khoảng 2.200 người. Đối với các giáo sư nổi tiếng và các nhà điều hành các tập đoàn xuyên quốc gia, họ phải có lời mời làm việc tại Mỹ nhưng người chủ bảo lãnh Mỹ không phải chứng minh rằng không có người Mỹ làm được công việc của họ, tức là không cần sự kiểm tra của thị trường lao động Mỹ. Đối tượng này được khống chế với số lượng từ 2.400 đến 6.700 người mỗi năm. Theo quy định của Mỹ, tất cả những đối tượng kể trên thuộc diện được cấp visa nhập cư H-B1.
Đối với những người nước ngoài có “năng lực đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh hay thể thao hay là những người có mức độ thành thạo chuyên môn cho thấy rằng người đó là một trong những tỷ lệ nhỏ đang tiến lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mà họ nỗ lực” [55; tr.131] , họ cần phải có những tài liệu chứng minh là đã sở hữu các giải thưởng quốc gia và quốc tế, có các thông báo cấp học bổng và/ hoặc có bằng chứng cho thấy đang hoặc sẽ nhận được một mức lương cao. Các tổ chức có thẩm quyền
của Mỹ sẽ xem xét và đánh giá xem người đó có thực sự là người giỏi hay không và sẽ quyết định cấp hay không cấp visa di trú diện O-1 cho họ. Visa 0-1 có hiệu lực trong vòng 1 năm và có thể cấp mới lại vô hạn định.
Đối với những chuyên gia nước ngoài – những người là quản lý hoặc có kiến thức chuyên môn về sản phẩm hoặc quy trình sản xuất của công ty, đã được các công ty đa quốc gia của Mỹ thuê ít nhất một năm ở nước ngoài và sau đó được chuyển giao chi nhánh ở Mỹ sẽ được cấp visa di trú diện L-1. Visa này có thời hạn di trú 7 năm và có thể chuyển sang vị trí người nhập cư. Việc cấp visa diện L-1 không có quy định về số lượng. Năm 2004, nước Mỹ đã cấp tới 57.000 visa diện này.
Ngoài ra nước Mỹ còn cấp visa sinh viên cho những sinh viên nước ngoài muốn học tập tại Mỹ; cấp visa E-1 đối với người nước ngoài tới Mỹ để bắt tay vào việc kinh doanh với đất nước của chính họ; cấp visa E-2 cho người nước ngoài đầu tư vào một công ty ở Mỹ và tới Mỹ để quản lý nó. Cả hai loại visa E-1, E-2 đều có thể được gia hạn vô thời hạn.
1.2.2. Kinh nghiệm thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Singapore lượng cao của Singapore
Singapore được nhìn nhận là một đất nước có sách lược thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất. Ở đất nước chỉ hơn 5 triệu dân vào năm 2011, mà có đến gần 2 triệu người lao động nước ngoài, tạo ra tới 41% GDP thì việc thu hút nhân tài nước ngoài là một vấn đề sống còn, quyết định khả năng cạnh tranh kinh tế của quốc đảo này. Đội ngũ lãnh đạo Singapore đã nhận thức rõ ràng rằng: nhân tài ngoại không chỉ là nguồn vốn đặc biệt về kinh tế mà họ còn là động lực mạnh mẽ cho đất nước phấn đấu liên tục vì những chuẩn mực cao hơn nữa. Hơn thế nữa, những người nhập cư cũng góp phần mang lại “sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị cho đời sống văn hóa của Singapore” [55 tr.376].
1.2.2.1. Chiến lược và chính sách
Là quốc gia được tạo dựng nên từ những người nhập cư, Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư hay còn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nước ngoài như đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa.
Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, Singapore thành lập Uỷ ban Tuyển dụng tài năng Singapore. Tháng 10/2001, tại một diễn đàn đại học, ông Lý Quang Diệu nói với sinh viên rằng: “Muốn thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, y học, giáo dục…, cách duy nhất Singapore phải thực hiện là thu hút nhân tài trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ thất bại nếu không phát triển được đội ngũ này”.
Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài nước ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D).
Có một điểm cần nói khi bàn về Singapore là có nhiều điểm tương đồng trong chính sách nhân tài với Mỹ. Cả hai nước đều đặt mục tiêu thu hút nhân tài trước, sau đó mới tiến hành phân công công việc cụ thể.
1.2.2.2. Mức lương tương xứng với giá trị của chất xám
Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này.
những bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. Vậy nhưng vào năm 2010, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn quyết định tăng lương cho các bộ trưởng, sao cho mức lương đó phải bằng thu nhập của 6 người đứng đầu các ngành nghề trong khối tư nhân. Tạo sự yên tâm cho lãnh đạo, một phần chính sách này còn muốn hạn chế nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo cơ hội cho các bộ trưởng dành hết tâm sức cho việc quản lý và hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, đối với đội ngũ công chức, Singapore đã có những chính sách vô cùng linh hoạt để trả công thỏa đáng cho công chức nhà nước, làm cho đội ngũ này thực hiện tốt “bốn không” một cách tự giác: “không được, không thể, không muốn, không dám tham nhũng”. Để cạnh tranh với khu vực tư nhân, tránh chảy máu chất xám, Chính phủ Singapore tiến hành tăng lương liên tục nhiều lần. Sự không chênh lệch quá lớn giữa lương khu vực tư nhân và khu vực nhà nước là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân người tài làm việc cho Nhà nước.
1.2.2.3. Quan tâm phát triển tài năng trẻ
Singapore đã thực hiên việc cấp học bổng Tổng thống cho những cá nhân xuất sắc với quy chế ràng buộc trở về làm việc cho khu vực nhà nước 4- 6 năm. Nhờ cách làm này, Chính phủ Singapore có thể thu hút được những người trẻ, tài năng nhất trên toàn quốc làm việc cho Chính phủ. Chính phủ cũng mạnh dạn giao trọng trách cho những người trẻ tuổi dựa trên năng lực của họ. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nổi tiếng với triết lý dùng người: “Tôi ưa chuộng hiệu quả. Với một công chức trẻ ở vị trí cao, tôi không quan tâm anh ta đã làm việc trong bao nhiêu năm. Nếu anh ta là người tốt nhất cho vị trí đó, hãy xếp anh ta ở vị trí đó”. Với cách quản lý linh hoạt, quốc đảo này đã luôn có một đội ngũ lãnh đạo trẻ và tài năng. Hiện nay, trong các cơ quan Chính phủ, vị trí số hai của mỗi cơ quan Bộ thường được giao cho những người ở độ tuổi 30, các Bộ trưởng thường trong độ tuổi 40 (ở Việt
Nam, độ tuổi bình quân của các Bộ trưởng thường là 50).
1.2.2.4. Đầu tư, trợ cấp giáo dục
Chính phủ Singapore xác định, giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài. Chính vì vậy, ngoài cải tiến hệ thống giáo dục, quốc đảo Sư tử cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư, tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến Singapore rất lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới. Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân “ngoại” này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ.
1.2.2.5. Tạo niềm tin người tài luôn đứng ở vi trí cao
Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn. Thực tế quản lý bộ máy đất nước Singapore cho thấy, những người đứng đầu đất nước Singapore đều rất giỏi. Bản thân ông Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của quốc đảo tốt nghiệp ngành Luật tại trường đại học danh tiếng Cambridge (nước Anh). Cựu Thủ tướng Goh ChokTong tốt nghiệp trường Wiliams College (Mỹ), về chuyên ngành Phát triển kinh tế. Đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long còn tham gia học về ngành Hành chính công tại Đại học Harvard (Mỹ). Các Bộ trưởng Singapore cũng đều tốt nghiệp tại các trường đại học nổi tiếng tầm cỡ thế giới.
Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tàu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ “cửa trước, cửa sau” hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ông nói: “Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng”. Ở Singapore, những người tài thực sự được coi
là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia. Yeo Cheow Tong- Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin của nước này từng nhận xét Singapore đang tham gia vào “Cuộc chiến toàn cầu để giành giật nhân tài”. Báo chí liên tục ca ngợi “nhân tài là người tham gia quan trọng đối với nền kinh tế, quyết định sự ổn định của nền kinh tế trong thời buổi canh tranh toàn cầu”.
1.2.2.6. Ưu đãi lao động giỏi
Đặc điểm chính của chính sách lao động Singapore là hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có kỹ năng thấp, trong khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi nhằm thu hút lao động có kỹ thuật cao.
Theo quy định, lao động có tay nghề thấp có mức lương dưới 2000USD. Việc tuyển dụng lao động loại này hướng vào một số nước, một số ngành cụ thể và chịu một số hạn chế. Trong khi đó, Chính phủ hết sức khuyến khích tuyển dụng những lao động có tay nghề cao với mức lương trên 2000 USD. Lao động diện này được cấp giấy phép lao động ngay chỉ trong vài ngày và được bảo lãnh người thân sang sống cùng tại Singapore.
Nước này cũng rất chú trọng tuyển dụng nhân tài nước ngoài thông qua kênh giáo dục. Hiện tại, Singapore có 35.000 sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học. Tại các trường như Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Kỹ thuật Nanyang, Đại học Quản lý Singapore, số sinh viên nước ngoài chiếm 20%.
1.2.2.7. Lưu thông chất xám
Người Singapore thích nói đến câu “tiền nào của nấy”. Họ tin rằng, chỉ có nhờ sử dụng lao động chất lượng cao, trong đó có lao động nước ngoài, nước này mới có thể làm ra hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao. Quan niệm “chảy máu chất xám” nay đã lỗi thời. Gần đây các nước đều nói nhiều hơn tới khái niệm “lưu thông chất xám” nhằm tạo mọi điều kiện cho chất xám được di chuyển đến những nơi nào mà nó có thể được phát triển tốt nhất. Người lao động có kỹ năng khi đi làm việc tại nước ngoài không hẳn đã cắt đứt quan hệ
với quê hương: đó là dịp để họ nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ, tạo ra những kết mối bên ngoài và chưa kể nguồn kiều hối họ chuyển về quê nhà.
“Nhân tài là men ủ cho sự trỗi dậy của đất nước” là khẩu hiệu của quốc đảo Singapore. Singapore coi việc tập trung phát triển, thu hút và sử dụng nhân tài là nhân tố sống còn đối với việc duy trì khả năng cạnh tranh trong giai đoạn phát triển mới. Chính điều này đã và sẽ tiếp tục giúp Singapore “đứng trên vai” những người khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Độ.
Do vậy, tạp chí Foreign Policy xếp Singapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Với một chính sách bài bản và đúng đắn như vậy,