Những giải pháp thu hút và trọng dụng nhân tài

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay (Trang 95)

Trong nền kinh tế tri thức,lực lượng lao động có ảnh hưởng nhất về kinh tế xã hội, quyết định sự phát triển của các quốc gia và nắm giữ tương lai của thế giới là những người cho ra đời các ý tưởng sáng tạo mới trong mọi lĩnh vực, lực lượng lao động tinh túy đó được gọi chung là nhân tài. Nhân tài là bộ phận ưu tú, là cốt lõi của nhân lực CLC, có tác dụng quyết định đến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực CLC. Bên cạnh những nét tương đồng, quá trình phát triển nhân tài cũng theo những đặc thù riêng.

Cho đến nay, Việt Nam mới chủ yếu có những giải pháp thực hiện khâu phát hiện và đào tạo nhân tài, còn quá trình theo dõi, bồi dưỡng trong quá trình làm việc để nhân tài thực sự thành tài và có những cống hiến xuất sắc cho đất nước thường tiến hành rời rạc, không nhất quán. Vì vậy, để xây dựng và phát triển được một đội ngũ nhân tài, cần có chính sách đột phá trong thu hút và trọng dụng nhân tài. Trước hết phải đổi mới tư duy để có quan niệm đúng về vai trò (tầm quan trọng) của nhân tài trong phát triển đất nước, có thể nhìn nhận, tiếp thu những bài học kinh nghiệm của cha ông xưa và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore trong phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài. Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách có tính đột phá để giải phóng tiềm năng sáng tạo cống hiến của đội ngũ nhân tài hiện có, có chiến lược để cải tạo nòi giống, có chính sách phát hiện, nuôi dưỡng tạo nguồn, thu hút tài năng…

3.3.2.1. Tối ưu hoá việc thu hút và trọng dụng nhân tài có sẵn của quốc gia

Trong tất cả các nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế theo kịp trình độ của thời đại ngày nay, các quốc gia đều nhận thức được thu hút và trọng dụng

tài năng là vấn đề cốt tử và cấp bách nhất. Một quốc gia sẽ không thể thực sự thu hút được nhân tài chân chính nếu quốc gia đã không thu hút và trọng dụng được những nhân tài có sẵn trong tay. Vì vậy, để tối ưu hoá việc thu hút và trọng dụng nhân tài có sẵn, cần phải đạt được những yêu cầu sau:

Một là, thành tâm trong việc thu hút nhân tài

Để có thể tối ưu hoá việc thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực tài năng sẵn có của quốc gia thì trước hết cần có thái độ thành tâm trong việc thu hút nhân tài. Yêu cầu này xuất phát từ một đặc điểm tâm lý đặc trưng của những nhân tài, đó là tâm lý đề cao lòng tự trọng. Họ sẽ sẵn sàng cống hiến hết mọi khả năng và tâm huyết của mình nếu họ thấy rằng mình đang được tôn trọng và thừa nhận. Họ thường hướng tới những nhu cầu tinh thần cao cấp và lý tưởng hơn là những nhu cầu vật chất tầm thường. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách về thu hút nhân tài. Các địa phương cũng “trải thảm đỏ” để mời các nhân tài chung sức phát triển quê hương. Hưởng ứng những chính sách đó, rất nhiều trí thức, đặc biệt là những trí thức Việt Kiều đã sẵn sàng trở về Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chỉ rất ít trong số đó phát huy được khả năng của mình. Họ đến rồi lại ra đi với một tâm trạng thất vọng. Nguyên nhân chính là họ không được giao những nhiệm vụ cụ thể hoặc những nhiệm vụ được giao không phát huy được ưu thế của họ. Các bộ, ngành, địa phương chỉ mới thu hút người tài theo phong trào, chưa triển khai việc đó một cách thành tâm và dài hạn.

Đội ngũ lãnh đạo cần phải thành tâm hơn nữa, thì mới thành công trong việc thu phục trái tim và khối óc của những người hiền tài. Cách biểu hiện sự thành tâm mà nhà vua Lê Thái Tổ gửi gắm qua “Chiếu cầu hiền” (1429) hay Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm trong “Nhân tài và kiến quốc” (1945), “Tìm người tài đức” (1946) đáng được học tập và vận dụng.

Trong suốt chiều dài phát triển của dân tộc Việt Nam, tập quán “trọng sỉ”, tức là “đề cao tuổi tác, kinh nghiệm hơn trọng tài năng, e ngại dùng người có tài năng nhưng trẻ tuổi” đã trở thành một rào cản rất lớn làm cho nhiều người trẻ thực sự có tài năng bị kỳ thị và không có cơ hội cống hiến. Tập quán này đã từng bị Chủ tịch Hồ Chí Minh xoá bỏ khi rất nhiều thành viên trong Chính phủ do Người lập lên chỉ ở độ tuổi 30. Hiện nay, đội ngũ tài năng trẻ ở Việt Nam đang tỏ ra là những người thích ứng nhanh trong hành động, sáng tạo, táo bạo trong những bước đi và đầy nhiệt huyết trong khát vọng đổi thay vị thế của dân tộc. Điều quan trọng nhất là xoá bỏ những định kiến và tập quán lạc hậu để thu hút họ phục vụ cho nhu cầu phát triển đột phá của đất nước.

Để đội ngũ nhân lực trẻ tuổi phát huy được khả năng, cần:

- Có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học trẻ vào những công việc và những nơi khó khăn để thử thách rèn luyện. Mạnh dạn giao cho các nhà khoa học trẻ tài năng làm chủ nhiệm một số để tài; chương trình cấp nhà nước và khuyến khích các nhà khoa học có kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp trong quá trình làm việc.

- Lựa chọn cán bộ khoa học trẻ tài năng để cử đi học những lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, quản lý hành chính và bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị để bổ nhiệm vượt cấp vào những vị trí lãnh đạo cấp phó. Với vị trí này, họ sẽ được cọ xát, thử thách và chứng minh tài năng của mình trong thực tế. Đồng thời, ở vị trí này, họ sẽ được rèn luyện để trở thành đội ngũ kế cận tài năng trong tương lai.

- Xây dựng một số cơ sở nghiên cứu sau tiến sĩ, các vường ươm khoa học – công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp và có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các tiến sĩ trẻ đáp ứng tiêu chuẩn, có đủ diều kiện và yên tâm nghiên

cứu, triển khai những kết quả khoa học.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng trẻ. Quỹ này cần huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; đóng góp kinh phí của các tổ chức, các doanh nghiệp và người dân trong nước; đóng góp kinh phí từ phía quốc tế...Quỹ này sẽ hỗ trợ tích cực cho những dự án, những ý tưởng, những thử nghiệm sáng tạo của đội ngũ nhân tài trẻ trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.

Nếu thực sự có những chính sách mạnh dạn trong việc thu hút và trọng dụng đội ngũ nhân tài trẻ tuổi thì lực lượng lãnh đạo quốc gia sẽ được trẻ hoá. Nhiều ý tưởng đột phá nhằm phát triển đất nước theo kịp xu hướng của thời đại sẽ ra đời từ chính đội ngũ những người trẻ tuổi tài năng này.

Ba là, linh hoạt trong thu hút và trọng dụng nhân tài ngoài Đảng.

Chủ trương sử dụng nhân tài ngoài Đảng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện một các linh hoạt từ ngay khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946. Những chức vụ rất cao như phó chủ tịch nước, bộ trưởng đã được tín nhiệm giao cho những nhân tài ngoài Đảng nắm giữ và họ đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển quốc gia trong những giai đoạn lịch sử khó khăn của dân tộc.

Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù không chủ trương nào quy định, nhưng có một tư duy gần như thường trực trong công tác cán bộ: Những ai tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước đều phải là Đảng viên. Tư duy đó như một quán tính, một sức ỳ từ thời bao cấp để lại, nó không phù hợp và đi ngược lại với xu hướng mở, linh hoạt và đầy tính sáng tạo trong bất cứ lĩnh vực nào của thời đại ngày nay.

Để thay đổi tư duy mang tính khép kín và đầy định kiến trên, nhà nước cần linh hoạt trong việc xác định cương vị quản lý nào cần bảo đảm chắc chắn quan điểm chính trị, chất lượng chính trị thì cần bố trí đảng viên nắm giữ. Còn

lại, những cương vị quản lý mang tính ngành nghề chuyên môn thì có thể giao cho nhân tài ngoài Đảng thực hiện. Chỉ có như thế chúng ta mới huy động được nhiều người hiền tài tham gia bộ máy quản lý và đóng góp cho quá trình tạo ra những đột phá trong phát triển ở Việt Nam.

Trung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tương đồng về chính trị như Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã đi trước Việt Nam rất nhiều trong việc thu hút người ngoài Đảng tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã bộ nhiệm người ngoài Đảng giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ (Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là người ngoài Đảng) và Toà án tối cao. Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc có tới hơn 32. 000 người không phải là đảng viên đảm nhiệm các vị trí cao tại cơ quan chính quyền và hành pháp cấp huyện trở lên. Những bước đi mới nêu trên, cùng với những cải cách quan trọng và triệt để khác đã giúp Trung Quốc từng bước phát triển đột phá thành công để vươn lên vị thế cao trong trường quốc tế.

Như vậy, muốn thu hút và trọng dụng nhân tài ngoài Đảng, chúng ta phải thay đổi tư duy khép kín và định kiến đối với người ngoài đảng. Trong thời đại đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt để thu hút nhân tài, phải thay đổi triệt để tư duy đó bằng nhận thức mới: “Không phải cứ đảng viên mới giữ được trọng trách. Nhân tài ngoài Đảng phải đốt đuốc mà tìm, trân trọng mà mời”.

3.3.2.2. Mở ra con đường mới thu hút và trọng dụng đội ngũ trí thức Việt kiều

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày một sâu sắc, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, quá trình chảy máu chất xám và thu hút nhân lực bên ngoài diễn ra song hành. Một mặt chúng ta phải cố gắng giữ chân nhân tài, nhất là trong những lĩnh vực Việt Nam còn thiếu và yếu, mặt khác cần xây dựng chính sách thu hút nhân tài nhằm tăng cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa, tiếp cận trình độ khoa học - công nghệ hiện đại của nhân loại.

Ưu điểm chung của hai nhóm nhân lực Việt kiều và người nước ngoài là phần lớn được giáo dục, đào tạo, tiếp cận với khoa học - công nghệ, tri thức hiện đại hơn so với tại Việt Nam. Điều đó càng đòi hỏi Việt Nam cần thu hút được hai nguồn nhân lực quan trọng này

Nhận thức được vai trò quan trọng đó của đội ngũ tri thức Việt kiều, Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã và đang có những chủ trương cũng như những hành động thiết thực để “trải thảm đỏ” cho sự trở về của trí thức Việt kiều. Xu hướng này thật sự diễn ra mạnh mẽ từ sau Nghị quyết 36 của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày 26/3/2004. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều tri thức Việt kiều, họ không cần trải thảm đỏ mà chỉ cần một môi trường làm việc đúng nghĩa với cơ chế thông thoáng, với những cầu nối giao lưu và những dự án cụ thể… Như vậy, để thực hiện dự án: 10 năm (2007-2017) thu hút 1.000 trí thức Việt kiều về hoạt động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cũng như tiếp tục thu hút được Việt kiều tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác, chúng ta cần phải đề ra những giải pháp đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa đối với lực lượng này.

Trong bối cảnh đất nước còn ở trình độ nước đang phát triển, tuyển chọn nhân tài vẫn còn ở vào thế “liệu cơm gắp mắm”, để thu hút được nhân lực, nhân tài từ bên ngoài, xin đề xuất một số nhóm giải pháp sau:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học có thể đi lại, hoặc định cư ở Việt Nam, kể cả việc chấp nhận hai quốc tịch

Theo kinh nghiệm của Ấn Độ - một quốc gia đang phát triển như Việt Nam để giải quyết bài toán quốc tịch, thẻ cư trú vĩnh viễn và visa, Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng nhiều chính sách mở, bao gồm thừa nhận chế độ 2 quốc tịch, không yêu cầu những người tài đã di cư ra nước ngoài buộc phải “2 trong 1”, mà dựa trên nền tảng không ảnh hưởng đến lợi ích của người tài ở nước ngoài để thu hút họ về nước cống hiến. Trong bối cảnh đó,kể cả nước bị

“chảy máu chất xám” có trình độ phát triển kinh tế vừa phải, người tài vẫn sẽ về nước trên quy mô lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu cho thấy, khi thu nhập bình quân theo đầu người của một quốc gia đạt 4.000 USD trở lên, mật độ ngành công nghiệp thâm dụng kĩ thuật đạt trên 60%, mức cống hiến của ngành dịch vụ đạt trên 64% sẽ xuất hiện hiện tượng nguồn nhân lực nhân tài nước ngoài trở về nước. Một cuộc điều tra khác cho thấy, khi kinh phí đầu tư cho giáo dục chiếm trên 5%, nghiên cứu khoa học chiếm trên 1,9%, hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học, kỹ sư bình quân theo đầu người đạt trên 60.000USD/ năm và số nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu đạt trên 0,15%, số nhân tài ở nước ngoài sẽ trở về nước với biên độ lớn.

Có thể trả lương tương đương với mức lương họ đang hưởng ở nước ngoài nếu thấy lĩnh vực khoa học đó đặc biệt cần thiết đối với phát triển kinh

tế xã hội ở Việt Nam. Nếu không có khả năng thì ít nhất cũng phải trả lương tương ứng với mức lương mà các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaisya… trả cho đội ngũ làm việc trong các lĩnh vực tương ứng.

Bố trí nhà ở, sắp xếp công việc cho vợ (hoặc chồng), con; ưu tiên việc bố trí học tập ở những trường có uy tín đối với con các nhà khoa học có nguyện vọng về Việt Nam công tác lâu dài.

Sắp xếp công việc phù hợp với ngành nghề và có thể giao giữ một số chức vụ quản lý khoa học, kinh tế nếu thấy cần thiết. Giải pháp này đã được một số địa phương thực hiện, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 2008, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ký quyết định bổ nhiệm một giáo sư Việt kiều Mỹ làm đồng Viện trưởng và một giáo sư Việt kiều Úc làm phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán Tp. Hồ Chí Minh (thuộc Sở KH-CN TpHCM).

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học có thể khai thác thông tin khoa học, các điều kiện thí nghiệm, trao đổi học tập và khảo sát thực tế ở Việt Nam đồng thời giao những công việc cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

Cho vay vốn ưu đãi, miến thuế, cho mượn hoặc cho thuê đất với giá rẻ,

giúp cho các nhà khoa học triển khai các sản phẩm khoa học – công nghệ mới có hàm lượng trí tuệ cao.

Hiện nay, 11 bộ, ngành của Việt Nam đang hợp tác để xây dựng Đề án “Xây dựng chính sách, biện pháp vận động, khuyến khích chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào xây dựng đất nước”. Trong đó, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ KH-CN xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách, biện pháp khuyến khích chuyên gia ở nước ngoài đóng góp xây dựng đất nước. Bộ Công an chủ trì xây dựng chính sách tạo

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay (Trang 95)