Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dạy nghề, đặc biệt là với các

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 64)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.4.Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dạy nghề, đặc biệt là với các

nước trong khu vực để từng bước tiếp cận kinh nghiệm hợp tác giữa doanh nghiệp và công tác dạy nghề.

3.3.4.1. Xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ với các nước có đào tạo nghề phát triển

Công tác nghiên cứu khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển dạy nghề. Để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chúng ta cần khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học giáo dục trong công tác dạy nghề nhằm không ngừng phát triển triết lý giáo dục để nâng cao chất lượng dạy nghề, tiếp cận được trình độ khu vực và thế giới. Muốn vậy, chúng ta cần phải tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, mở rộng trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển về các hoạt động dạy nghề, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực dạy nghề là những nước thành công trong phát triển dạy nghề trong khu vực ASEAN và châu Á (như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản...), EU (như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh,...) và Bắc Mỹ. Khuyến khích các trường trong nước hợp tác với các trường đào tạo nghề của các nước phát triển về trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi giáo viên, chuyên gia đào tạo; chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, cũng cần tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về dạy nghề, tổ chức, trao đổi các đoàn tham quan khảo sát; tham gia các hội thảo, hội nghị, diễn đàn quốc tế về dạy nghề. Đặc biệt, cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm về dạy nghề giữa các cơ sở dạy nghề của Việt Nam với cơ sở dạy nghề nước ngoài.

3.3.4.2. Trao đổi đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và tạo cơ sở vật chất cho đào tạo

Hiện nay chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy đóng vai trò then chốt trong chất lượng đào tạo nghề ở nước ta. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề cần phải được đầu tư nâng cao năng lực chuyên môn. Công tác đào tạo ngoại ngữ và tin học cũng cần phải phổ cập cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trong đó có ưu tiên các trường đạt đẳng cấp khu vực ASEAN và quốc tế. Các chương trình, tài liệu nhằm bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên học nghề phải được xây dựng và cập nhật thường xuyên. Các trường cũng cần ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy nghề, đào tạo nghề qua mạng. Bên cạnh đó, các trường cũng phải đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh chuyên ngành trong các trường nghề và đào tạo một số nghề trình độ cao, nghề trọng điểm bằng tiếng Anh.

Đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia cần chú trọng nâng cao về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. Chúng ta cũng cần chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới. Để đạt được điều này, Nhà nước bảo đảm việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề (trong và ngoài nước) theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng; có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo. Đồng thời phải huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Trong quá trình hội nhập hiện nay, Việt Nam cần nhanh chóng có kế hoạch để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề, năng lực sư phạm theo chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới. Đồng thời, tiến hành tiếp nhận và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế đối với các nghề cấp độ khu vực và quốc tế. Việc tiếp nhận, chuyển giao và sử dụng các bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chương trình và giáo trình dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với thị trường lao động Việt Nam và nước ngoài đối với các nghề cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế.

Kết luận chƣơng 3

1. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi công tác dạy nghề phải có những bước chuyển biến rõ rệt nhằm đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế hóa của đội ngũ lao động qua đào tạo nghề, tăng khả năng chuyển dịch lao động trên phạm vi quốc tế.

2. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là phải tăng cường vai trò và sự tham gia của doanh nghiệp trong dạy nghề.

3. Các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề phải được thực hiện một cách đồng bộ từ việc hoàn thiện chủ trương, chính sách khuyến khích hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề, thúc đẩy xã hội hóa công tác dạy nghề; phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động để các bên dễ dàng tiếp cận số liệu và cập nhật thông tin liên quan tới cung – cầu lao động qua đào tạo nghề, …; cho tới các hoạt động hợp tác quốc tế về dạy nghề để từng bước đưa dạy nghề của Việt Nam bắt kịp với xu hướng quốc tế.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu, Luận văn đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận chính như sau:

1. Luận văn đã hệ thống được những vấn đề lý luận về đào tạo nghề, vai trò của đào tạo nghề trong nền kinh tế nói chung và sự tác động đối với doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người học nghề nói riêng. Luận văn cũng đã khẳng định khái niệm về Đào tạo nghề được đưa ra trong Luật Dạy nghề Việt Nam 2006 và đã phân loại hình thức dạy nghề ở Việt Nam. Đồng thời, trong Chương I, tác giả đã đưa ra được những thực trạng của đào tạo nghề tại Việt Nam hiện nay, từ vấn đề cơ chế chính sách, quy mô, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo, cho tới hệ thống đánh giá kiểm định và hợp tác trong dạy nghề.

2. Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, từ đó thúc đẩy năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Để thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam, ta cần nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong và ngoài khu vực. Việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế cần phải đảm bảo chọn lọc cho phù hợp và hiệu quả nhất trong điều kiện, hoàn cảnh riêng của Việt Nam.

3. Để đánh giá thực trạng sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở

nước ta hiện nay, Luận văn đã chú trọng phân tích những đặc trưng chính của mối quan hệ, hợp tác giữa doanh nghiệp và đào tạo nghề ở Việt Nam từ năm

2005 đến nay. Thứ nhất, nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề ở nước ta là rất

lớn để phục vụ tốc độ phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại chưa thực sự chú trọng tới việc tự phát triển nguồn nhân lực của chính mình. Nhiều doanh nghiệp đã có cơ sở đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và một phần cung cấp cho xã hội nhưng nhìn chung, phần lớn doanh nghiệp vẫn thụ động trong công tác đào tạo nghề, chưa tham gia tích cực vào quá trình đào tạo, tập huấn. Thứ hai, giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề đã có nhiều hình thức hợp tác nhưng sự hợp tác này chưa thực sự bền vững. Hệ thống cơ chế chính sách thúc đẩy mối liên hệ giữa doanh nghiệp và đào tạo nghề đã được thiết lập nhằm kết nối cung – cầu trong thị trường lao động. Các hình thức hợp tác cũng tương đối đa dạng nhưng trên thực tiễn, mối quan hệ này còn chưa có cơ chế ràng buộc chặt chẽ để khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo, đánh giá và tiếp nhận người học nghề sau khi tốt nghiệp. Đây là cơ sở để Luận văn đưa ra những đề xuất giải pháp thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở nước ta trong thời gian tới 4. Dưới tác động của xu thế hội nhập quốc tế, tình hình kinh tế và thị trường lao động, việc làm trong nước, và phương hướng phát triển đào tạo nghề trong thời gian tới ở Việt Nam, để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp phải đầu tư hơn nữa vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để đạt được điều này, trước hết cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề. Bên cạnh đó, việc xác định nhu cầu nhân lực chính xác cùng với công tác quy hoạch mạng lưới dạy nghề tốt sẽ đảm bảo đáp ứng phù hợp yêu cầu của thị trường lao động. Công tác xã hội hóa đào tạo nghề ở nước ta cũng cần được nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ mới có thể huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp dành cho dạy nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. BCH TW Đảng (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Chiến lược Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo

Lao động Việc làm 2011

4. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2008), Quyết định số

09/2008/QĐ-BLĐTBXH

5. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2012), Báo cáo Tổng kết Hội

nghị Khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam năm 2012, Hà Nội.

6. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2012), Chiến lược Phát triển

Dạy nghề Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020

7. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2010), Luận văn Thạc sỹ "Quản lý Nhà

nước về đào tạo nghề tại Hà Nội", Trường ĐH Kinh tế, ĐH

Quốc gia Hà nội

8. Gabriele Rzepka (2012), Cùng với nền kinh tế - Cho nền kinh tế -

Đào tạo nghề tại Việt Nam, Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề

Việt Nam, Hà Nội.

9. Hoàng Ngọc Trí (2005), Luận án Tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng ở thủ đô Hà Nội", ĐH Sư phạm Hà Nội

10. Lã Duy Tuấn (2009), Luận văn Thạc sỹ "Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của trường nghềở tỉnh Nam Định", Trường ĐH Thái Nguyên.

11. Bùi Đức Tùng (2007), Luận văn Thạc sỹ "Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam", Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà nội

12. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2005) 13. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề Việt Nam (2006) 14. Quốc hội (2012), Luật Lao động Việt Nam (2012)

15. Tổng cục Dạy nghề (2012), Chương trình Hành động thực hiện

Chiến lược Phát triển Dạy nghề Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020

16. Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (2012), Báo cáo Dạy nghề

Việt Nam 2011, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

Tiếng Anh

17. International Labour Office (1939), Vocational Training Recommendation No 059, Geneva, Switzeland

18. International Labour Office (2011), A Skilled Workforce for Strong, Sustainable and Balanced Growth, Geneva, Switzeland

19. The World Bank (2012), Vietnam Workforce Development - SABER country report 2012, Vietnam

Website:

20. http://dantri.com.vn

22. http://pcivietnam.org 23. http://vnexpress.net 24. http://www.ilo.org 25. http://www.unesco.org/

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 64)