Một số chương trình thí điểm về hợp tác đào tạo nghề với doanh

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Một số chương trình thí điểm về hợp tác đào tạo nghề với doanh

nghiệp ở Việt Nam

2.2.2.1. Chương trình Thúc đẩy Dạy nghề thông qua hợp tác công - tư

Chương trình Thúc đẩy Dạy nghề thông qua hợp tác công tư được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bắt đầu triền khai thực hiện từ cuối năm 2010. Mục tiêu của chương trình là nhằm thúc đẩy hoạt động đào tạo nghề thông qua tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và trường nghề. Đối tác chính của chương trình bao gồm các trường đào tạo nghề, các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và Sở Lao động Thương binh Xã hội. Đây là một chương trình được hỗ trợ bởi Liên đoàn Giới chủ Na Uy và triển khai thí điểm tại địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Để triển khai chương trình, VCCI đã tiến hành đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp đối với lao động có kỹ năng và qua đào tạo nghề, từ đó phân tích và nắm bắt được những quan điểm và đánh giá của doanh nghiệp đối với nguồn lao động là học sinh tốt nghiệp các trường nghề. Về cơ bản, các ý kiến đều xoay quanh việc học sinh tốt nghiệp từ các cơ sở dạy nghề vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc kết nối giữa doanh nghiệp - trường nghề là vô cùng cần thiết.

VCCI đã tiến hành rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi và các hội thảo nâng cao nhận thức cho cả phía trường đào tạo nghề và các doanh nghiệp để các bên tăng cường hiểu biết về sự cần thiết phải hợp tác giữa doanh nghiệp và trường nghề nhằm giảm thiểu khoảng cách giữa cung - cầu lao động qua đào tạo nghề. Chương trình đã tiến hành lựa chọn thí điểm tại Trường đào tạo nghề Long Thành, tỉnh Đồng Nai và lựa chọn ngành thí điểm là ngành sản xuất ô tô. VCCI đã kết nối Trường với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất ô tô, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Toyota, Kia, v.v... và tổ

chức ký kết các Biên bản hợp tác giữa doanh nghiệp và trường. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tham gia đóng góp ý kiến cho giáo trình đào tạo của Trường, đồng thời cũng sẽ nhận sinh viên vào thực tập trong doanh nghiệp và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trong khuôn khổ thực hiện chương trình thí điểm, Ban Tư vấn Chất lượng đã được thành lập bao gồm các thành viên là đại diện của Sở LĐTBXH Đồng Nai, VCCI chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Trường Đào tạo nghề Long Thành và đại diện doanh nghiệp. Ban Tư vấn có nhiệm vụ tư vấn nhằm tăng cường chât lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề, đồng thời đề xuất những điều chỉnh cần thiết trong chương trình giảng dạy theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn và công việc trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Ban cũng có trách nhiệm cân nhắc và đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo và cấp chứng chỉ cho sinh viên; đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

Sau một thời gian hoạt động, chương trình thí điểm đã cho thấy những kết quả khả quan. Chương trình đã thiết lập và mở rộng được mạng lưới các trường nghề và thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào chương trình và thu hút được một số nguồn lực nhất định để cải thiện chất lượng đào tạo nghề. Bên cạnh đó, việc tạo dựng quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp - trường nghề và cơ quan có chức năng liên quan đã tạo thuận lợi cho quá trình điều chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo, cung cấp các chương trình thực tập cho sinh viên đa dạng hơn và giám sát chất lượng các kỳ thi đầu ra cũng tốt hơn rất nhiều.

2.2.2.2. Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam

Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam được thực hiện dưới sự hợp tác giữa Bộ LĐTBXH và Tổ chức Hợp tác Đức từ năm 2008 với mục tiêu

cải thiện nguồn cung lực lượng lao động được đào tạo định hướng theo nhu cầu. Giai đoạn 1 của chương trình bắt đầu từ năm 2008 - 2010 và giai đoạn 2 từ 2010 - 2014. Chương trình thực hiện hỗ trợ cho một số nơi như Trung tâm Dạy nghề chất lượng cao LILAMA 2, Cao đẳng Nghề Bách nghệ Hải Phòng, và đào tạo nghề cho lĩnh vực nước thải...

Chương trình tập trung vào một số các nhóm hoạt động chính bao gồm: (i) phát triển đội ngũ giáo viên; (ii) cải thiện năng lực quản lý; (iii) tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp; (iv) xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng nhu cầu cho những ngành nghề chọn lọc; (v) cung cấp dụng cụ và máy móc. Theo đó, chương trình sẽ giúp đổi mới những điểm then chốt trong hệ thống đào tạo nghề và cải thiện các chương trình đào tạo nghề, góp phần triển khai Chiến lược đào tạo nghề 2011 - 2020.

Với các hoạt động hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính của chương trình, chất lượng đội ngũ giáo viên và quản lý của các trường nghề đã được cải thiện năng lực đào tạo và quản lý định hướng theo nhu cầu. Đặc biệt, chương trình đã giúp tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề. Đồng thời, áp dụng các công cụ quản lý chất lượng vào các cơ sở dạy nghề, và xây dựng, điều chỉnh các chương trình đào tạo cho những nhóm nghề được lựa chọn.

Với những kết quả tích cực đã đạt được, chương trình đã được Tổ chức Hợp tác Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam để triển khai giai đoạn 2 từ năm 2010 - 2014. Theo đó, chương trình sẽ tiếp tục củng cố và phát triển năng lực đào tạo nghề của đội ngũ giảng viên, điều chỉnh các mô đun đào tạo, bồi dưỡng và giáo trình cho phù hợp. Ngoài ra chương trình sẽ phát triển các công cụ quản lý như quản lý nhà xưởng, hợp tác với doanh nghiệp, v.v... nhằm thực hiện đào tạo định hướng theo nhu cầu.

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 41)