Tăng cường quá trình xã hội hoá công tác dạy nghề nhằm huy động

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Tăng cường quá trình xã hội hoá công tác dạy nghề nhằm huy động

mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp tham vào công tác dạy nghề.

3.3.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa đào tạo nghề

Việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về dạy nghề là rất quan trọng, làm sao để các bên phải nhận thức đúng vị trí,

vai trò của dạy nghề trong giải quyết việc làm, trong đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực, về yếu tố có tính quyết định để phát triển kinh tế xã hội bền vững, nhận thức đúng thang giá trị về dạy nghề để thay đổi hành vi, thu hút phần lớn thanh niên vào học nghề. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao nhận thức của các doanh nhân về lợi ích của dạy nghề đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia, đóng góp chính và tích cực vào dạy nghề. Chúng ta cần phải quán triệt vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực và trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2011 - 2020 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành, địa phương và tổ chức thực hiện. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện, đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề sẽ giúp huy động các nguồn lực trong xã hội và cộng đồng quốc tế cho phát triển dạy nghề. Tạo sự bình đẳng giữa CSDN công lập và CSDN ngoài công lập trong dạy nghề (đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cán bộ quản lý; đặt hàng đào tạo…).

Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề cũng hết sức cần thiết.

3.3.3.2. Vai trò quản lý của nhà nước và giám sát của xã hội đối với đào tạo nghề

Kể từ khi triển khai Luật Dạy nghề 2006 đến nay, công tác đào tạo nghề đã góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc quản lý phát triển dạy nghề hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, nhất là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, vẫn còn tình

trạng “thừa thầy, thiếu thợ” mà nguyên nhân cơ bản là công tác phân luồng và hướng nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao.

Trong Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020 đặt mục tiêu "Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhâ ̣p, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội" [2]. Như vậy, đến năm 2020, nước ta cần có một lực lượng lao động lớn có tay nghề để đáp ứng cho mục tiêu này. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang cần một lượng lao động có tay nghề thì lại thiếu. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách. Ví dụ như chính sách tiền lương cho người lao động chưa được đãi ngộ. Trong khi các trường cao đẳng, đại học được Nhà nước trợ cấp kinh phí bảo đảm chỗ ăn, ở cho sinh viên, thì các trường dạy nghề chỉ được hỗ trợ một phần rất nhỏ. Do vậy, sửa đổi Luật Dạy nghề theo hướng bổ sung các quy định về hỗ trợ cho người lao động là rất cần thiết, tạo điều kiện cho công tác dạy nghề phát triển, không chỉ bằng chính sách mà bằng cả đầu tư thích hợp, tương thích với sự ưu tiên của Nhà nước trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Để tăng cường công tác quản lý của nhà nước thì cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về dạy nghề theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở dạy nghề. Đồng thời chuyển đổi cơ chế hoạt động cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các cơ sở công lập theo mô hình cơ quan hành chính sự nghiệp thành cơ sở dịch vụ đào tạo nghề, nghiên cứu thực hiện đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học giáo dục trong công tác

dạy nghề nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề, tiếp cận được trình độ khu vực và thế giới; xây dựng các tiêu chuẩn trong hoạt động dạy nghề: tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề (áp dụng tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề của các nước phát triển trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt trình độ khu vực và quốc tế); tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị, trường học, xưởng thực hành.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho phát triển dạy nghề. Tỷ trọng đầu tư cho dạy nghề trong tổng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo cần được quan tâm và nâng cao hơn nữa. Ngoài ra, nhà nước cần đầu tư và kêu gọi đầu tư vào cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đồng bộ theo chuẩn, hiện đại và tương ứng với kỹ thuật, công nghệ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nguồn ngân sách nhà nước nên tập trung đầu tư cho những CSDN trọng điểm, nghề trọng điểm (đầu tư đồng bộ), các vùng khó khăn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, phổ cập nghề cho người lao động; từng bước giảm sự chênh lệch về mức độ thụ hưởng dịch vụ đào tạo nghề giữa các vùng, miền. Đồng thời, nhà nước huy động các nguồn lực khác trong xã hội đầu tư cho phát triển dạy nghề, thu hút các nguồn lực quốc tế trong đào tạo nghề, thông qua các chương trình, dự án phát triển dạy nghề; đồng thời huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người học để phát triển dạy nghề.

Việc hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề phải theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Đồng thời, phải nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp. Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương có trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách phát triển dạy nghề; xây dựng các chuẩn và hướng dẫn các cơ sở

dạy nghề thực hiện đào tạo theo chuẩn. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy và học nghề.

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 60)