Tính bền vững của sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Tính bền vững của sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề

Ở nước ta, một phần lớn đào tạo nghề là do các cơ sở Dạy nghề công lập và ngoài công lập, những cơ sở không thuộc doanh nghiệp tiến hành (chiếm khoảng 60% tổng số các cơ sở đăng ký dạy nghề chính thức ở các trình độ khác nhau). Chất lượng đào tạo, đặc biệt việc đào tạo của các cơ sở Dạy nghề này, thường được đánh giá là không đáp ứng nhu cầu thị trường lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mối quan hệ trường và doanh nghiệp còn lỏng lẻo (cả về trách nhiệm và quyền lợi), nên trên thực tế các trường vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp. Dư âm của cơ chế bao cấp trên thực tế vẫn còn tồn tại ở các trường công lập cũng như doanh nghiệp nhà nước. Các trường công lập thì thường được nhà nước bao cấp để tồn tại, trong khi các doanh nghiệp quốc doanh lại chưa chủ động và sáng tạo nhằm tự giải quyết những khó khăn của mình trong cơ chế thị trường cạnh tranh.

Nguyên nhân đầu tiên là do các giáo viên dạy nghề không có được những kỹ năng thực hành và kỹ năng sư phạm. Thứ hai, do các xưởng thực hành nghề trong các cơ sở đào tạo được trang bị nghèo nàn và thiết bị lạc hậu. Cả hai nguyên nhân trên được xác định là do những thiếu hụt trong hệ thống Dạy nghề hiện nay cũng như hạn chế về ngân sách. Việc cơ sở đào tạo nghề không định hướng tốt nhu cầu và hạn chế trong đào tạo kỹ năng thực hành phù hợp với yêu cầu thực tế sẽ được cải thiện nếu có sự tham gia mạnh mẽ hơn của khối doanh nghiệp vào hệ thống Dạy nghề. Chính phủ cho rằng các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp hiện nay chưa liên kết với nhau một cách có hiệu quả và chủ sử dụng lao động không nhận thức được trách nhiệm và lợi ích của họ trong việc tham gia vào công tác Dạy nghề. Do đó, các hình

thức hợp tác hiện tại và có thể có trong tương lai giữa các cơ sở Dạy nghề và doanh nghiệp cần được tiếp tục xây dựng và phát huy hơn nữa.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ít sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề một phần do thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp đang áp dụng là dây chuyền tự động hóa nên cần lao động phổ thông nhiều hơn lao động có tay nghề; trong khi ý thức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người lao động đã qua đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề thấp, tâm lý không ổn định, hay nhảy việc. Những nghề mới, công nghệ cao (như chế tạo linh kiện điện tử trong phòng sạch, sản xuất màn hình cảm ứng, màn hình có độ bền cao, điều khiển thiết bị tự động chân không...) lại không phổ biến trong chương trình đào tạo của các trường dạy nghề. Vì lý do này, nhiều chủ sử dụng lao động phải đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng cho học viên mới tốt nghiệp trước khi họ có thể làm được việc. Việc đào tạo các kỹ năng này được tiến hành tại chỗ và có xu hướng bù đắp thiếu hụt trong đào tạo thực hành tại cơ sở Dạy nghề. Nhiều doanh nghiệp cũng rất bức xúc khi nhiều người lao động đã bỏ việc sau khi được công ty đào tạo tại chỗ, vì vậy các công ty không hưởng lợi gì từ sự đầu tư cho đào tạo. Do đó, các doanh nghiệp rất thận trọng trong việc đầu tư lớn về tài chính và phi tài chính vào hợp tác với các cơ sở Dạy nghề. Họ thường không mong chờ lợi ích trực tiếp gì từ những mối quan hệ hợp tác như vậy trong bối cảnh các điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, hiện cũng không ít doanh nghiệp rất mong muốn có lao động có kỹ năng, có chất lượng nhưng lại không chịu đầu tư thời gian, kinh phí cùng với cơ sở. Viện lý do “không đủ kinh phí”, nhiều doanh nghiệp chỉ muốn tận dụng nguồn nhân lực chất lượng từ cơ sở đào tạo, trong khi đó quá trình liên kết đào tạo nghề hiệu quả thực sự đòi hỏi cả trường nghề và doanh nghiệp cùng phải có trách nhiệm và đầu tiên là doanh nghiệp cần phải cung cấp thông tin.

Có thể nói, trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề hiện nay chưa nhận thức được sự cần thiết và những lợi ích lớn của việc hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề đối với cả đôi bên. Chính vì vậy, hiện nay tình trạng doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề không hào hứng và tích cực hợp tác với nhau đang xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp rõ ràng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nghề thực hành và thậm chí sẽ tổ chức, tiến hành và đầu tư một phần đáng kể vào đào tạo thực hành bằng những điều kiện riêng của họ. Nhưng để làm được điều này, các công ty đòi hỏi phải có được những điều kiện tiên quyết sau:

 Được điều hành (không chỉ tham gia) việc xây dựng các tiêu chuẩn và chương trình đào tạo cho cả hai hợp phần thực hành và lý thuyết của đào tạo nghề.

 Thời gian thực tập và đào tạo thực hành được kéo dài đáng kể.

 Thiết lập một cơ chế pháp lý nhằm ngăn chặn sự chuyển dịch của người lao động đã được đào tạo bởi chủ sử dụng lao động.

Đây chính là tiềm năng đáng kể để cải thiện và tăng cường các hình thức hợp tác hiện có giữa hai bên - cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp.

Kết luận Chƣơng 2

1. Nhu cầu đối với lao động được đào tạo nghề ở Việt Nam là rất cao nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp chưa chủ động tham gia vào quá trình đào tạo và tự đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Số lượng cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Công tác tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề vẫn chưa thực sự định hướng theo nhu cầu thị trường lao động, đồng thời với những ảnh hưởng của chất lượng đào tạo đã làm hạn chế khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp.

2. Hoạt động hợp tác giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp đã hình thành và phát triển nhưng chưa thực sự mạnh mẽ và hiệu quả. Thực tế cho thấy các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề vẫn còn thiếu và yếu, dẫn tới hạn chế tính bền vững trong hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề. Một số chương trình dự án thí điểm nhằm khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề đã được triển khai và bước đầu cho thấy những hiệu quả rõ rệt là cơ sở để mở rộng và phổ biến hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VÀO ĐÀO TẠO NGHỀ

3.1. Bối cảnh mới tác động tới sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 44)