Xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ cấu nghề, trình độ đào tạo,

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 53)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ cấu nghề, trình độ đào tạo,

tạo, quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề, đa dạng hoá các loại hình dạy nghề để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin dự báo thị trường lao động quốc gia

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động. Xây dựng hệ thống thông tin chính xác và tin cậy về nhu cầu việc làm của thị trường lao động sẽ bao gồm: thông tin về doanh nghiệp, về cơ sở dạy nghề (cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ, chất lượng đào tạo…), về thị trường việc làm và các dịch vụ đào tạo nghề. Hệ thống thông tin này cung cấp thông tin cho người lao động trong việc lựa chọn các dịch vụ học nghề, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Hệ thống thông tin là cầu nối giữa Cung và Cầu trong thị trường lao động và thị trường đào tạo.

Hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm (như các công ty nghiên cứu tâm lý, tư vấn, giới thiệu, thông tin…) chỉ mới được hình thành và phân bổ chưa rộng khắp cả nước. Hệ thống này cần có một cấu trúc tổ chức thành lập rõ ràng, và được đảm bảo trang bị vật chất cần thiết và đội ngũ cán bộ đồng bộ. Đặc biệt, Việt Nam phải hình thành một hệ thống thông tin về thị trường lao động một cách đầy đủ và đồng bộ, được cập nhật theo thời gian và có các dự báo làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng và biến động của quan hệ cung - cầu sức lao động để phục vụ cho công tác kế hoạch hóa đào tạo chung

cho toàn bộ hệ thống cũng như từng cơ sở đào tạo) nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Việc xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động ở các cấp (cả nước, vùng, tỉnh, huyện, xã) sẽ đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống dạy nghề hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm.

Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề cho doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghề để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề...). Đồng thời doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực, năng lực khác...) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi...) cho các cơ sở dạy nghề, thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài lòng đối với "sản phẩm" đào tạo của cơ sở dạy nghề.

Về phía cơ sở dạy nghề, cơ sở dạy nghề cần tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp để từ đó nắm bắt được kết quả đầu ra và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Cơ sở dạy nghề cũng phải có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin từ phía doanh nghiệp và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.

Việc xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động ở các cấp (cả nước, vùng, tỉnh, huyện, xã) sẽ đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống dạy nghề hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động gắn kết đào tạo và sử dụng lao động.

3.3.1.2. Phân bổ mạng lưới cơ sở dạy nghề và đa dạng hóa các loại hình dạy nghề

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH, đến cuối năm 2012, trong hệ thống dạy nghề, loại hình cơ sở dạy nghề ngoài công lập đã có 38/151 trường cao đẳng nghề, 101/307 trường Trung cấp nghề, 291/869 trung tâm dạy nghề và hàng ngàn lớp dạy nghề tại các phường, xã, thôn, bản, làng nghề truyền thống... Hàng năm, mạng lưới cơ sở dạy nghề ngoài công lập đảm trách trên 30% quy mô đào tạo nghề [16]. Điều này chứng tỏ các cơ sở dạy nghề ngoài công lập sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong hệ thống dạy nghề. Chính vì vậy, cần có chính sách, quy định khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để loại hình cơ sở dạy nghề ngoài công lập phát triển, cùng chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực với hệ thống cơ sở dạy nghề công lập.

Bên cạnh đó, trong đào tạo nghề của nước ta hiện nay có một nghịch lý là đối với các nghề xã hội cần phải đầu tư kinh phí cho trang thiết bị thực hành như nhóm nghề điện, xây dựng, cơ khí, công nghệ thông tin... học sinh lại ít vào học hơn so với các nghề kinh tế như quản trị, kế toán, tài chính... Điều này dẫn đến nguy cơ các trường nghề ngoài công lập khi mở rộng chương trình đào tạo với khối ngành kỹ thuật là đầu tư chi phí lớn nhưng không tuyển được sinh viên...

Xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực trước mắt và trong tương lai về cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ… cho các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, vùng nông thôn, vùng khó khăn; đáp ứng nhu cầu học nghề, phổ cập nghề cho

người lao động, nhất là thanh niên và góp phần phân luồng sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Phát triển các cơ sở dạy nghề trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp sẽ vừa đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp vừa tham gia đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch giành nguồn lực, quỹ đất… để phát triển hoặc xây dựng mới cơ sở dạy nghề.

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 53)