CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG VẬT CHẤT & CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG
5.1. Silo chứa liệu
Tính toán silo chứa liệu:
Hình 5.1 Cấu tạo của silo chứa
Chọn silo chứa có dạng hình trụ đứng, đường kính silo D, đường kính cửa thoát d, đáy nón, góc nón α
Thể tích silo được tính theo công thức sau:
Trong đó:
QTK: năng suất cần thiết kế của silo chứa, tấn/ giờ γ: trọng lượng riêng (kg/m3):
Hạt bắp: 721 kg/m Bắp mảnh: 673 kg/m3
Bột gạo: 689 kg/m3
Khối bột (bột gạo + bột bắp – tỉ lệ: 1 - 9): 674,6 kg/m3
K: hệ số chứa đầy, chọn K = 0,85
Chiều cao của phần đáy nón là hC, (m) : hC = 1/2 (D – d).tgα
+ Thể tích phần chóp nón của xilo, (m3) : VC = 1/3.π.(R2 + r2 + R.r).hC
+ Chiều cao của phần lăng trụ là h, (m) : h = (VT – VC)/π.R2
+ Thể tích của phần trụ đứng (m3) : V = π.R2.h = VT – VC
+ Chiều cao toàn xilo chứa (m) : H = h + hC
Ở đây, ta thiết kế silo có sức chứa trong nửa ngày sản xuất (4h)
Bảng 5.1 Các thông số ban đầu của silo chứa:
Loại silo QTK mỗi silo(tấn/4h) D (m) d (m)
Silo chứa nguyên liệu trước làm sạch 4,022 2 0,5
Silo chứa bắp mảnh trước trộn sơ bộ 3,707 2 0,5
Silo chứa bột gạo trước trộn sơ bộ 0,412 1 0,3
Silo chứa khối bột trước khi hấp 4,057 2 0,5
Bảng 5.2 Bảng kết quả tính toán thể tích và chiều cao của các silo chứa
Loại silo VT, m3 α, 0 hC, m VC, m3 h, m H, m Chọn Silo chứa nguyên liệu
trước làm sạch 6,562 45 0,75 1,031 1,761 2,511 2,75
Silo chứa bắp mảnh trước trộn sơ bộ
6,481 45 0,75 1,031 1,735 2,485 2,75
Silo chứa bột gạo trước
trộn sơ bộ 0,704 45 0,35 0,191 0,653 1,003 2,75
Silo chứa khối bột trước
ép đùn 7,075 45 0,75 1,031 1,924 2,674 2,75
Chọn silo chứa liệu:
Dựa vào kết quả ở bảng trên, ta chọn 3 silo có H = 2,75m, D = 2m, hC = 0,75m, d = 0,5m và 1 silo có H = 2,75m, D = 1m, hC = 0,35m, d = 0,3m