Giải pháp về hoàn thiện đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội (Trang 75)

- Trường hợp gặp sự cố như: tắc đường, hỏng xe, VCGT, công nhân lái xe và nhân viên bán vé báo cáo về Phòng kế hoạchđiều độ để phối hợp giải quyết.

3.4.2Giải pháp về hoàn thiện đào tạo

Ncnlx&nvbv = Nxkh *Kpt trong đó:

3.4.2Giải pháp về hoàn thiện đào tạo

 Nhóm giải pháp về hoàn thiện về nội dung đào tạo

Như chúng ta biết nghề lái xe buýt là nghề đặc biệt, lái xe trong môi trường giao thông có mật độ giao thông cao vì vậy có bằng E là chưa đủ, phải đào tạo theo tiêu chuẩn cao hơn.

Có thể áp dụng mô hình của Công ty buýt Pari Pháp đã áp dụng 15 năm nay.

• 2 đến 5 ngày tại trung tâm đào tạo, rèn luyện tay lái thuần thục trong các hình khó nhất.

• 5 đến 10 ngày đi trên tập lái xe buýt, có giáo viên ngồi ghế bên cạnh hỗ trợ (có phanh phụ để xử lý).

• 1 tháng phân về các tuyến lái phụ (có lái xe giỏi đi kèm)

sau 3 giai đoạn trên nếu được tất cả những người hướng dẫn đánh giá đạt yêu cầu (theo bảng đánh giá) mới được cấp chứng chỉ lái xe buýt.

thường xuyên 3 tháng 1 lần các giáo viên lại lên xe đánh giá lại các quy chuẩn của người lái xe.

Trong các khóa học cần đưa ra các tình huống để học viên xử lý, đặc biệt cần chú trọng nội dung khóa học liên quan đến ý thức và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ lái phụ xe . Cần xem đây là nội dung trọng tâm của khóa học.

Phải có chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề để họ cung cấp nguồn nhân lực cho xí nghiệp có chất lượng cao.

Xí nghiệp coi đầu tư cho đào tạo là một khoản đầu tư dài hạn. Tính toán hoạt động đào tạo của xí nghiệp như một dự án đầu tư và đánh giá lựa chọn cẩn thận các cơ sở cung ứng nguồn nhân lực cho mình. Thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ và chi trả để các cơ sở đào tạo và đầu tư và phát triển hoạt động của mình. Doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin về nhu cầu của mình cho các cơ sở đào tạo.

 Nguyên tắc liên kết:

 Đảm bảo mối quan hệ mang tính tất yếu, qui luật giữa cung – cầu , mối quan hệ biện chứng giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

 Các bên tham gia liên kết đều tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và chia sẻ trách nhiệm.

 Liên kết đảm bảo được mục tiêu của cả cơ sở đào tạo, doanh nghiệpvà người lao động.

 Sự liên kết phải đảm bảo mục tiêu đào tạo đề ra, không làm ảnh hưởng tới qui trình đào tạo, tính chất giáo dục của cơ sở đào tạo; đảm bảo tiến độ sản xuất, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp thông qua việc đáp ứng kịp thời và đảm bảo nguồn nhân lực.Đông thời phải đảm bảo nâng cao đời sống người lao động – người học cả về vật chất lẫn tinh thần.

 liên kết phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể của xí nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động – người học.

 Nhóm giải pháp về hoàn thiện đánh giá kết quả đào tạo.

Cần đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe của Xí Nghiệp như đánh giá hiệu quả của dự án đầu tự.

Hiện nay công tác đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Xí Nghiệp Buýt Thăng Long chưa thực hiện tốt. Vì vậy chúng ta phải thường xuyên đánh giá, so sánh những công nhân lái xe và nhân viên bán vé đã qua đào tạo với những người chưa qua đào tạo, hoặc giữa những người đào tạo khác cấp bậc ( như người đào tạo cấp 1 và người đào tạo cấp 2 .v.v.v). Lập hệ thống bảng câu hỏi dành cho các đối tượng sử dụng lao động qua đào

tạo và bản thân người được đào tạo và cả những người quan tâm đến chương trình đào tạo của Xí Nghiệp để đánh giá chất lượng đào tạo. Mỗi năm nên tổ chức khảo sát, đánh giá một lần. Xí Nghiệp thường xuyên thống kê trình độ tay nghề bình quân, các kết quả đào tạo và thông báo cho công nhân lái xe và nhân viên bán vé biết, thông báo kết quả của những người vừa qua đào tạo, đồng thời nêu lên các chỉ tiêu về trình độ trong những năm tới. Đánh giá nên tuân thủ qui trình đánh giá một dự án đầu tư.

- Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho đánh giá

Đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển chỉ có thể tiến hành được khi có hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động đánh giá.

Thông tin đánh giá trong Xí Nghiệp Buýt Thăng Long có thể chia thành hai nguồn: thông tin khảo sát trong quá trình đánh giá và thông tin được cung cấp từ các hoạt động khác.

Trước hết cần kể đến thông tin về đánh giá đội ngũ lao động lái phụ xe. Thông tin này cần bao gồm:

- Khả năng, trình độ, các khóa huấn luyện đã qua của đội ngũ lao động lái phụ xe,những năng lực đã bộc lộ và khả năng phát triển các năng lực. Đồng thời, cần có thông tin về mong ước phát triển (hay kế hoạch nghề nghiệp) của chính bản thân công nhân lái xe hay nhân viên bán vé xe buýt.

- Thành tích công tác của đội ngũ lao động lái phụ xe bao gồm năng suất, chất lượng công việc. Trong thông tin về thành tích công tác cần đánh giá kèm theo cả biểu hiện hành vi của đội ngũ lao động lái phụ xe trong công việc. Những thông tin đánh giá thành tích cần được tiến hành thu thập theo phương pháp đánh giá 3600 (đánh giá từ bản thân người lao động, từ người lãnh đạo trực tiếp, từ đồng nghiệp, từ cấp dưới (nếu có), từ khách hàng).

Tiếp đến, cần có thông tin về các hoạt động khác trong công ty bao gồm: - Kết quả và hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực khác.

- Kết quả và hiệu quả kinh doanh của toàn Xí Nghiệp và từng bộ phận.

Cuối cùng là thông tin về thị trường lao động bên ngoài, đặc biệt là mảng cung ứng dịch vụ đào tạo và phát triển. Ở khía cạnh này bộ phận đào tạo của Xí Nghiệp Buýt Thăng Long phải có các thông tin về định chuẩn đào tạo và phát triển trong ngành VTHKCC của Tổng Công Ty và của các công ty cùng qui mô hoạt động.

Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển sẽ cung cấp thông tin để Xí Nghiệp Buýt Thăng Long điều chỉnh và ra các quyết định đào tạo và phát triển nối tiếp, đồng thời là căn cứ để dự đoán và ra các quyết định đào tạo và phát triển sau này. Giai đoạn này sẽ đánh giá những nội dung sau:

 Phản ứng của người tham gia:

Trước hết cần xem xét sự thoả mãn của người tham gia ở hai khía cạnh giảng viên và nội dung chương trình đào tạo và phát triển. Ở hai khía cạnh này có thể sử dụng các gợi ý từ các phương pháp đánh giá để thiết lập các bản hỏi. Do xét đến sự thoả mãn của người học nên bản hỏi sẽ xét theo kỳ vọng của họ đối với chương trình. Căn cứ trên nội dung cơ bản được đề xuất, các chương trình đào tạo sẽ thêm, bớt hoặc thay đổi câu chữ cho phù hợp với từng chương trình.

 Thay đổi của người tham gia:

Những thay đổi bất kỳ của công nhân lái xe hay nhân viên bán vé xe buýt, có khả năng làm tăng hiệu quả công việc như là trạng thái tích cực, nâng cao động cơ làm việc, thay đổi tư duy, vượt qua được tư duy dập khuôn, nâng cao tính đoàn kết nhóm. ..

 Những thay đổi hành vì của đội ngũ lái phụ xe trong khi làm việc:

Thể hiện sự vận dụng có hệ thống những hiểu biết nhận được trong huấn luyện; Nếu hiểu biết không được vận dụng thì tại sao? Phương pháp có thể sử dụng là quan sát, phỏng vấn…

 Thay đổi của kết quả hoạt động trong Xí Nghiệp

Bước này đánh giá việc học viên vận dụng những gì học được có tác dụng Xí Nghiệp không; Nếu không thì tại sao. Thay đổi của Xí Nghiệp cần được đánh giá trên các yếu tố:

• Thay đổi các chỉ số định tính như: Tăng sự hài lòng của hành khách, danh tiếng của Xí Nghiệp, sự giảm bớt sự lưu chuyền nguồn nhân lực, v.vv

• Thay đổi các chỉ số định lượng như: Thị phần, doanh số bán hàng (doanh thu từ bán vé), Tổng lợi nhuận v.v.v

 Tính toán tỷ suất sinh lợi bình quân: Tức là phải tính toán chí phí cho đào tạo và lợi nhuận do đào tạo đem lại.

- Tính toán cho chi phí đào tạo bao gồm:

bị đào tạo, chi phí cho cơ sở vật chất, chi phí cho vật tư phục vụ học tập, và chi phí trực tiếp khác.

• Chi phí cơ hội.

- Tính toán thu nhập do đào tạo đem lại: có thể tính bằng hai cách sau: • Cách thứ nhất là tính toán sơ lược:

Thu nhập do đào tạo đem lại = Thu nhập sau đào tạo – Thu nhập không có đào tạo.

• Cách thứ hai là tiến hành phân tích từng mục như: thu nhập do đào tạo đem lại khi doanh số bán vé tăng, khi năng suất tăng, khi số lỗi vi phạm giảm, khi giứ lại được nhân viên, và các giảm bớt khác. Từ đó ta có thế tính toán được lợi nhuận do đào tạo đem lại:

Tổng lợi nhuận trên vốn đầu từ đào tạo = Thu nhập do đào tạo – Chí phí đào tạo.

 Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác đào tạo.

Phải thực hiện đúng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo kế hoạch đã đề ra.

Ngoài ra xí nghiệp cũng cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển dài hạn, có tầm nhìn vĩ mô để đáp ứng nhu cầu khi nguồn nhân sự thay đổi.

Bên cạnh các giải pháp trên để thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì xí nghiệp cần có chính sách khuyết khích, quy chế thưởng phạt công minh để đội ngũ lái phụ xe thực hiện tốt chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình.

kết luận và kiến nghị

Nguồn nhân lực là nguồn lực vô cùng quan trọng, góp phân tạo lợi thế cạnh tranh của Quốc Gia, cùa một ngành kinh tế, của một doanh nghiệp. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một cách thức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì phải đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Xí nghiệp buýt Thăng Long nói riêng và Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội nói chung muốn đạt được kế hoạch, khả năng cạnh tranh của mình và nâng cao hình ảnh VHKCC bằng xe buýt thì cần có đội ngũ lao động lành nghề, chất lượng tốt và có đạo đức nghề nghiệp.

Hiện nay hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe của xí nghiệp buýt Thăng Long đang yếu ở cả nguồn cung ứng lẫn trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Doanh Nghiệp. Đào tạo mang tính đối phó, thụ động, thiếu kế hoạch dài hạn. Không có sự liên kết đào tạo nào giữa xí nghiệp với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực.

Hệ quả của việc yếu kém trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe là làm cho hình ảnh VTHKCC bằng xe buýt giảm sút trong lòng người dân Thủ Đô. Từ đó ảnh hướng đến vai trò chủ lực của ngành.

Với đề tài “hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe buýt cho xí nghiệp buýt Thăng Long” đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VTHKCC (chủ yếu là đội ngũ lái phụ xe buýt), Để chỉ rõ:

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng là yếu tố cơ bản để xí nghiệp Thăng Long nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe là biện pháp để nâng cao hình ảnh của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nói chung và danh tiếng của xí nghiệp buýt Thăng Long nói riêng. Từ đó góp phần vào thực hiện kế hoạch của Thành phố giao.

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe còn là giải pháp đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống của đội ngũ lao động này.

 Liên kết đào tạo giữa xí nghiệp và cơ sở đào tạo nguồn nhân lực lái phụ xe là yếu tố để xí nghiệp buýt Thăng Long nâng cao chất lượng đội ngũ lao động lái phụ xe, giảm được chi phí đào tạo khâu ban đầu.

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe là nữ giới là bước thí điểm để từ đó phát triển mô hình này rộng khắp toàn bộ Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội.

2. Đánh giá, phân tích thực tràng nguồn nhân lực và thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe buýt của xí nghiệp buýt Thăng Long.

3. Xác lập những cơ sở định hướng cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe buýt của xí nghiệp Thăng Long và của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội.

4. Trên cơ sở đó, đồ án đưa ra những quan điểm và mục tiêu đào tạo và phát triền nguồn nhân lực lái phụ xe cho xí nghiệp nói riêng và ngành vận tải công cộng nói chung.

5. Từ thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực lái phụ xe buýt của xí nghiệp để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tuy nhiên với thời gian, năng lực của em, và cũng là đề tài mới nên đồ án không thể tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế. Em kinh mong được sự quan tâm, đánh giá, góp ý từ phía các thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này để làm cho nội dung của đồ án

được hoàn thiện hơn để phần nào giúp ích cho xí nghiệp buýt Thăng Long trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chất lượng ngành VTHKCC, đồng thời giúp em nâng cao được nhân thức của mình.

Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến sự hướng dẫn tình, quý báu của cô giáo T.S Đinh Thị Thanh Bình cùng các thầy cô giáo trong viện Quy Hoạch & Quản Lý GTĐT, Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp và tập thể công nhân viên xí nghiệp buýt Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đồ án này.

Kiến nghị

Để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe của xí nghiệp buýt Thăng Long thì bộ phận đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải thực hiện đúng quy trình và nội dung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Để công tác tuyển dụng đầu vào có chất lượng thì Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội cần có một cơ sở để kiểm tra chất lượng đầu vào.

Các công nhân lái xe, nhân viên bán vé muốn được tuyển dụng vào làm việc thì cần phải có chứng chỉ của cơ sở kiểm tra này thì mới được tuyển dụng. Đề từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cho Tổng Công Ty, nâng cao chất lượng của nghành vận tải hành khách công cộng.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ lái phụ xe thì xí nghiệp buýt Thăng Long cần quan tâm đến chế độ làm việc thưởng , phạt, ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ lái phụ xe.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, đồng tác giả NXB thống kê 2006.

2. Luận án tiến sỹ kinh tế “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” tác giả NguyênThị Bích Thu.

3. Từ website của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội: www.hanoibus.com.vn 4. Từ nguồn thông tin trên internet.http:

5. Từ tài liệu của xí nghiệp buýt Thăng Long ( chủ yếu từ bộ phận đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội (Trang 75)