Dự báo về nhu cầu nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội (Trang 68)

- Trường hợp gặp sự cố như: tắc đường, hỏng xe, VCGT, công nhân lái xe và nhân viên bán vé báo cáo về Phòng kế hoạchđiều độ để phối hợp giải quyết.

3.2.2Dự báo về nhu cầu nội dung đào tạo

Ncnlx&nvbv = Nxkh *Kpt trong đó:

3.2.2Dự báo về nhu cầu nội dung đào tạo

a. Hiện trạng đạo đức nghề nghiệp, ý thức giữ gìn thương hiệu và trình độ chuyên môn của lao động lái phụ xe tại Xí nghiệp xe buýt Thăng Long

 Dưới góc nhìn từ phía hành khách đi xe buýt

Theo khảo sát cho thấy đối tượng sử dụng xe buýt hiện nay chủ yếu là học sinh-sinh viên (HSSV) với 63,2%, kế đến là công nhân với 6,3%. Những đối tượng khác như cán bộ công chức, người buôn bán kinh doanh... có tỉ lệ sử dụng xe buýt rất thấp.

Theo nhận xét của hành khách đi xe buýt thì đội ngũ lái phụ xe buýt Thăng Long còn yếu về mặt ý thức, đạo đức nghề nghiệp nhất là các lái xe trên tuyến 26, tuyến 20, tuyến 16. Qua phỏng vấn hành khách đi xe buýt thì chỉ có 35% hành khách không phàn nàn về ý thức phục vụ của đội ngũ lái phụ xe còn lại là không hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên bán vé cũng như đạo đức nghề nghiệp của công nhân lái xe.

Theo tạp chí “Tấm gương” của Đức mới đây đăng bài của phóng viên D. F. dePonlevoy viết từ Hà Nội thì du khách nước ngoài không có lý do gì để phải đi xe buýt ở Hà Nội. Một chuyến taxi giá cao nhất chỉ hết 3 euro (khoảng 60.000 đồng), thêm vào đó là hàng ngàn xe ôm. Nhưng ai muốn có một chuyến mạo hiểm thực sự, thì hãy lên xe buýt và sẽ không bao giờ quên được những ấn tượng về chuyến đi này.

Những ai muốn đi xe buýt ở Hà Nội cần phải nhanh nhẹn vì những người lái xe buýt luôn vội vã. Họ không thích dừng xe. Họ chỉ dừng 2 hoặc 3 giây. Hầu hết là xe chưa kịp dừng hẳn họ đã đi tiếp. Hành khách phải tập quen với cảm giác là khi lên hoặc xuống xe, dưới đất chân bị giằng đi.

Đi xe buýt ở Việt Nam không phải là thứ dành cho người già. Có một nguyên tắc rất đẹp là hành khách trẻ thường đứng lên nhường chỗ cho người già. Việc này có thể do tuổi tác được coi trọng trong văn hóa Châu Á, nhưng cũng có thể là do mọi hành khách đều có ấn tượng mạnh và kính phục nếu một người già lên được xe buýt.

Một lý do để người lái xe buýt có thể phóng nhanh là anh ta có phụ xe bán vé giúp. Giá toàn tuyến chỉ hết 3.000 đồng. Nếu như có trường hợp trốn vé xảy ra thì người trốn vé không có lỗi, mà người bán vé sẽ bị phạt. Điều đó giải thích tại sao có những chuyến đầy người thì xe không đỗ ở bến: Nếu người bán vé nhận thấy không thể chen tới chỗ hành khách mới lên để thu tiền, thì họ thấy chẳng cần phải mở cửa xe nữa.

Biểu đồ 3.3 Đánh giá của HK về ý thức, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn của lái phụ xe

 Dưới góc nhìn nhà quản lý của xí nghiệp buýt Thăng Long.

Theo các nhà quản lý của xí nghiệp thì đa số đội ngũ lái phụ xe có trình độ chuyên môn tốt, chấp hành nghiêm quy chế của Tổng Công Ty cũng như quy định của xí nghiệp đề ra. Bên

cạnh đó có một số ít đối tượng vi phạm quy chế đề ra.

Hiện nay do mạng lưới VTHKCC ngày càng được mở rộng, hơn nữa đội ngũ kiểm tra giám sát còn mỏng nên không thể phát hiện hết các vi phạm của đội ngũ lái phụ xe nên vẫn còn xảy ra các vụ vị phạm của đội ngũ lái phụ xe buýt làm ảnh hưởng đến doanh thu cũng như hình ảnh của xí nghiệp nói riêng và cho ngành vận tải hành khách công cộng nói chung. Làm mất lòng tin của người dân Thủ Đô về VTHKCC bằng xe buýt.

Về phía xí nghiệp thì xử lý vi phạm theo đúng quy chế của TCT và của xí nghiệp. Xí nghiệp có đường dây nóng để tiếp thu ý kiến của hành khách.

Hiện tại thì Xí Nghiệp Bus Thăng Long đã lắp hệ thống hộp đen trên các phương tiện nên việc quản lý lộ trình của các tuyến đễ dàng, giảm được vi phạm như bỏ bến, chạy tốc độ cao. Tuy nhiên chưa có thể kiểm tra được thái độ, ý thức, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái phụ xe vì vậy hành khách là một yếu tố để giúp Xí Nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như đánh giá đội ngũ lao động của mình.

 Dưới góc nhìn : Chính bản thân đội ngũ lái phụ xe

Theo các lái phụ xe cho biết thì “ chung tôi bị giới hạn về thời gian” nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền. Mặt khác còn do cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội còn yếu nên bắt buộc họ phải vi phạm quyền lợi của khách hàng để thực hiện đúng quy chế của Xí Nghiệp đề ra.

Trên thực tế một người lái xe Việt Nam có quyền lực vô biên trên xe buýt của mình (Ví dụ anh ta quyết định chương trình ca nhạc mà hành khách phải nghe). Việc vi phạm sẽ không được xí nghiệp phạt tiền mà phải làm thêm giờ.chúng tôi chỉ đựợc phép làm 24 ngày trong tháng nhưng hầu hết chúng tôi phải làm tới 29, 30 ngày. Vì vậy, nhiều người trong chúng tôi thường rất mệt. Đôi lúc tôi bị ngủ gật sau tay lái”.

Ngoài chuyện giờ giấc ngặt nghèo, áp lực về hoàn cảnh gia đình buộc đội ngũ lao động phải găng sức ra làm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chuyên môn.

Hàng ngày phục vụ trên xe, tiếp xúc với đủ loại hành khách và phải bảo đảm thực hiện đúng mọi chế độ quy định (có khoảng 100 lỗi vi phạm theo quy chế) là sức ép rất lớn đối với lái xe, nhân viên bán vé mà không phải ai cũng hiểu, cảm thông.

Măt khác tài xế xe buýt phải chịu đựng căng thẳng quá mức trong quá trình tham gia giao thông và việc trả lương cho các tài xế xe buýt hiện tại cũng chưa thực tương xứng với áp lực công việc của họ.

b. Nội dung đào tạo đối với lao động mới tuyển dụng:  Đối với công nhân lái xe buýt

Cần đào tạo cho đội ngũ lao động này kỹ năng lái xe buýt ở đô thị, ý thức phục vụ hành khách cộng cộng để từ đó nâng uy tín, chất lượng của ngành VTHKCC.

 Đối với nhân viên bán vé

Khác hơn với công nhân lái xe buýt thì nhân viên bán vé cần đào tạo về đạo đức, ý thức phục vụ, chăm sóc khách hành khách đặt ở vị trí trọng tâm vì nghiệp vụ bán vé tương đối đơn giản.

Ngoài ra thì tất cả đội ngũ lái phụ xe đều phải học quy chế của TCT cũng như quy đinh của xí nghiệp, phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt công việc của minh.

c. Nội dung đào tạo đối với lao động đang làm việc đã qua đào tạo cơ bản về nghiệp vụ. Đối với đội ngũ lao động này cần nâng cao chương trình đào tạo, nhất là đạo đức về nghề nghiệp và ý thức phục vu, chăm sóc khách hàng.

Có thế xem đây là tiêu chí để đánh giá đội ngũ lao động lái phụ xe của xí nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội (Trang 68)