- Trường hợp gặp sự cố như: tắc đường, hỏng xe, VCGT, công nhân lái xe và nhân viên bán vé báo cáo về Phòng kế hoạchđiều độ để phối hợp giải quyết.
2 Côn g nhân lá
3.1.1. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng của TP.Hà Nộ
Dự báo, với tốc độ phát triển dân số như hiện nay, Việt Nam có thể đạt 100 triệu dân vào năm 2020. Dân số tăng cùng sự phát triển chóng mặt của phương tiện cá nhân khiến tình trạng ùn tắc giao thông có chiều hướng ngày càng tồi tệ, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Ngày 20-11-2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2050. Theo đó, giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị, đường sắt nội - ngoại ô sẽ phát triển làm nòng cốt trong hệ thống VTHKCC. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được ưu tiên đầu tư trước. Các tuyến đường sắt quốc gia cũng sẽ được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, đầu tư xây dựng hệ thống mê trô, tàu điện… không đơn giản, bởi yêu cầu cao về công nghệ, khả năng quản lý điều hành, huy động vốn...
Ngay tại Hà Nội, đề pô tuyến xe điện thí điểm đầu tiên (Nhổn-Ga Hà Nội) được khởi công xây dựng từ tháng 12-2006, nhưng đến nay vẫn chưa xong phần giải phóng mặt bằng. Với mặt bằng đã vậy, việc thi công xây dựng hạ tầng cho loại phương tiện này lại phức tạp hơn nhiều so với đường bộ, trong khi, không ít dự án xây dựng đường bộ đã có tiếng là "tiến độ rùa". Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có 5 tuyến đường sắt nội đô, nhưng ngoài tuyến Nhổn-Ga Hà Nội, chưa tuyến nào được khởi công hoặc mới chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư. Dự án xe buýt nhanh BRT đang đứng lại ở các cuộc hội thảo. Với tình hình triển khai như vậy, chưa biết đến khi nào, người dân Hà Nội mới có thể được sử dụng loại phương tiện vận tải này.
Trước sức ép giao thông rất lớn, gần chục năm qua, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã tập trung phát triển VTHKCC bằng xe buýt.Trên cơ sở đánh giá những mặt được, chưa được của hệ thống xe buýt trên toàn quốc, điều kiện kinh tế - xã hội nước nhà cũng như kinh nghiệm của các quốc gia khác, Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, từ nay đến năm 2020, xe buýt vẫn là loại hình VTHKCC thông dụng nhất, Xe buýt sẽ tiệp tục là chủ lực.
Đối với các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) trên địa bàn Hà Nội, việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô vừa là cơ hội vừa là thách thức, khi nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông công cộng tăng nhanh nhưng hạ tầng giao thông đô thị còn nhiều bất cập. Một trong những nội dung quan trọng của quyết định 90 là “nâng tỷ phần vận
tải đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại thời điểm năm 2020 lên khoảng 35-45% tổng nhu cầu đi lại toàn thành phố, phấn đấu giảm tỷ phần đảm nhận vận tải tối đa của xe máy đến năm 2020 xuống còn 30%”.