Định hướng phát triển củaTổng côngty vận tải Hà Nội và Xí nghiệp xe buýt Thăng Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội (Trang 65)

- Trường hợp gặp sự cố như: tắc đường, hỏng xe, VCGT, công nhân lái xe và nhân viên bán vé báo cáo về Phòng kế hoạchđiều độ để phối hợp giải quyết.

3.1.2.Định hướng phát triển củaTổng côngty vận tải Hà Nội và Xí nghiệp xe buýt Thăng Long

2 Côn g nhân lá

3.1.2.Định hướng phát triển củaTổng côngty vận tải Hà Nội và Xí nghiệp xe buýt Thăng Long

Thăng Long

Định hướng phát triển mạng lưới xe buýt

Theo số liệu của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, mạng lưới xe buýt của thành phố hiện có 73 tuyến, trong đó có 60 tuyến được trợ giá, 13 tuyến kế cận hoạt động theo phương thức xã hội hóa, với tổng số 940 xe hoạt động. Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, lượng hành khách đi xe buýt, nhất là khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng có xu hướng tăng nhanh.

Các đơn vị vận tải xe buýt thuộc Tổng công ty VT Hà Nội đã rà soát, sắp xếp lại mạng lưới xe buýt trên địa bàn, trước mắt đã thực hiện điều chỉnh lộ trình 13 tuyến, phần lớn là kéo dài tuyến phục vụ để phù hợp với nhu cầu đi lại của nhân dân và điều kiện giao thông trên địa bàn. Từ tháng 8-2008, thành phố tổ chức 5 tuyến xe buýt chuyên trách phục vụ cán bộ công chức của thành phố, điều chỉnh cơ cấu xe buýt đi qua khu vực phố cổ Hoàn Kiếm, điều tiết giảm lưu lượng xe buýt qua các nút thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm...

Năm 2008, xe buýt đã vận chuyển hơn 404,5 triệu lượt hành khách, vượt 23% kế hoạch. Xe buýt ngày càng khẳng định vai trò to lớn, chủ lực trong hệ thống giao thông công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hằng ngày, đồng thời góp phần đắc lực trong giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt vẫn tiếp tục là mục tiêu phấn đấu năm 2009 của Tổng công ty vận tải Hà Nội và các công ty con trực thuộc.

Định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Song song với việc mở các tuyến xe buýt mới, việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên xe buýt được triển khai tại các doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Trọng Thông - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội thì: "Ðơn vị xác định công tác nầng cao chất lượng phục vụ hanh khách là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, với bốn mục tiêu là (1) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, (2) nâng cao chất lượng đoàn phương tiện, (3) nâng cao chất lượng mạng lưới xe buýt và (4) ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào điều hành, quản lý".

tưởng, đào tạo chuyên môn và chuyên nghiệp hóa đội ngũ công nhân viên chức. Mỗi xí nghiệp xe buýt sẽ có bộ phận chuyên trách về đào tạo để tự tổ chức các khóa học thường xuyên cho công nhân lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, trong đó đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, phổ biến hướng dẫn cho lái xe bán vé về nội quy, tiêu chí phục vụ, ý thức, thái độ phục vụ. Phối hợp cơ quan Công an, Thanh tra giao thông khảo sát hợp lý hóa luồng tuyến và biểu đồ chạy xe để giảm tải giờ cao điểm và chống ách tắc giao thông, đồng thời tạo điều kiện cho xe buýt hoạt động tốt, bảo đảm an ninh, an toàn cho hành khách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội (Trang 65)