Các nước chuyển đổi ở Châu Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 26)

triển các TTV, cải thiện các công cụ và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

1.3.2. Tình hình phát triển TTV và kinh nghiệm của một số nước khác

1.3.2.1. Các nước chuyển đổi ở Châu Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập độc lập

Tại các nước Đông Âu, TTCK của nhiều nước chuyển đổi Châu Âu (được thành lập từ đầu thập niên 1990) nhưng cũng đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Cho đến cuối những năm 90, trong số 26 nước chuyển đổi ở Trung Âu và Đông Âu đã có 20 TTCK được thành lập. Tuy nhiên, ở một số quốc gia (Bungary, Macedonia, Rumani…) đã không đạt được thành công như mong đợi trong những năm đầu do thực hiện tư nhân hóa một cách ồ ạt và buộc các doanh nghiệp cổ phần phải niêm yết ngay sau khi đã cổ phần hóa. Một số nước khác (Croatia, Estonia, Latvia…) bắt đầu phát triển TTCK bằng cách chào bán một số ít cổ phiếu thông qua cách thức truyền thống IPO. Kết quả, nhiều cổ phiếu đã có tính thanh khoản tương đối cao; số lượng các công ty niêm yết tăng vững chắc.

Niêm yết trên TTCK quốc tế cũng là một lựa chọn quan trọng được nhiều nước chuyển đổi Châu Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập thực hiện.

Các công ty niêm yết ra nước ngoài của các nước này chiếm trung bình khoảng 18% tổng giá trị thị trường trong nước. Bên cạnh đó, hầu hết các nước chuyển đổi cũng đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý của TTCK tuy hiệu lực thực thi còn tương đối thấp; nguyên nhân chủ yếu do nạn tham nhũng nặng nề, hệ thống tư pháp yếu kém và công khai thông tin còn nhiều hạn chế.

Với những đặc trưng tài chính của mình, các nước quốc gia này cũng đã phải tiến hành cải tổ toàn bộ hệ thống ngân hàng của mình và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, đáng chú ý là các nước thuộc Đông Âu cũ nhìn chung đều nhanh chóng hội nhập quốc tế hệ thống tài chính của mình. Các bước hội nhập phổ biến nhất đối với các nước này là: Kiên quyết giảm sở hữu nhà nước trong các ngân hàng; Cho phép người nước ngoài mua cổ phần chi phối trong các ngân hàng đã từng là ngân hàng thương mại quốc doanh. Các nước với các ngân hàng thương mại quốc doanh được tư nhân hoá sớm đã thu được nhiều lợi ích như các luồng tiết kiệm trong nước tăng lên, lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và chính phủ tăng lên, các chương trình cải cách cơ cấu kinh tế hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 26)