Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 53)

Trong thời gian qua, TTTD vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong đó hoạt động tín dụng của các TCTD Nhà nước vẫn là trụ cột chủ yếu; tín dụng ngân hàng vẫn là kênh huy động và cung ứng vốn chính và đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm liên tục. Tín dụng của các TCTD phi ngân hàng và các lọai hình TCTD khác, do còn hạn chế về tiềm lực vốn, kinh nghiệm nên hoạt động tín dụng còn có vai trò khiêm tốn trên TTTD dài hạn.

Nhìn chung, từ những năm 1990 đến nay, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng qua các năm tương đối cao; chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thời kỳ 1991-1995, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân đạt mức cao (huy động: tăng 40%; cho vay: tăng 60%). Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của các TCTD ngân hàng tăng khoảng 25% (2002 – 2005); riêng 2005, tỷ lệ này là 27,43%. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng cũng được cải thiện đáng kể. Nếu thời kỳ 1990-1993, vốn trung và dài hạn trong tổng số vốn huy động chỉ chiếm 5 – 23%, thì những năm gần đây tỷ lệ này là 30%/năm (thời kỳ 2002-2005).

Bảng 2: Tổng huy động và dư nợ cho vay toàn ngành ngân hàng 2002 – 2005 Đơn vị tính: Tỷ đồng Tiêu chí 2002 2003 2004 2005 Huy động 293.587 364.249 444.096 561.025 Cho vay 281.450 364.407 460.597 554.363

Nguồn: Báo cáo chất lượng tín dụng_ Ngân hàng Nhà nước

Ngoài ra, cơ cấu tín dụng theo các khu vực kinh tế cũng đã có chuyển biến căn bản. Theo báo cáo của 5 NHTM Nhà nước, tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần (bao gồm DNNN cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần khác) trong những năm gần đây ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2003 do quá trình cổ phần hoá các DNNN được đẩy mạnh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế (12/2004 dư nợ 25.212 tỷ đồng, chiếm 5,47% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế; Tháng 12/2005: 44.086 tỷ đồng, chiếm 7.93%; Tính đến 31/5/2006: 51.603 tỷ đồng, chiếm 8,8%). Đối với khu vực kinh tế tư nhân, nếu như năm 1995, khu vực này chỉ mới nhận được vốn từ hệ thống ngân hàng là 18.198 tỷ đồng; đến năm 1999 lưu lượng vốn đạt được 44.873 tỷ đồng, tăng 146% so với năm 1995 (tín dụng cho DNNN chỉ tăng 73%). Đến năm 1997, 1998, 1999, tỷ trọng vốn tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân trong tổng số vốn tín dụng cho các khu vực kinh tế khoảng 46% và từ năm 2000 - 2003 tỷ trọng này đã tăng lên đáng kể (năm 2000: 55,7%; năm 2001: 57,8%; năm 2002: 61,3%; năm 2003: 64,5%).

Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế cũng đã có chuyển biến tích cực. Nếu như năm 1995, tỷ trọng tín dụng dành cho khu vực công nghiệp, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp là 37,5% và 26,5% thì đến năm 2004, tỷ trọng này lần lượt chiếm gần 40% và 30% tổng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, hoạt động của các TCTD không ngừng được củng cố và hoàn thiện trong những năm qua, đặc biệt là các TCTD nhà nước. Ngoài việc xử lý các khoản nợ tồn đọng, các NHTM Nhà nước tiếp tục được cấp bổ sung vốn điều lệ, qua đó năng lực tài chính và tăng cường năng lực cạnh tranh. Bênh cạnh đó, các NHTM Nhà nước tiếp tục triển khai các nội dung của Đề án tái cơ cấu NHTM Nhà nước như quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có, kiểm toán nội bộ, quản lý vốn, xây dựng hệ thống thông tin quản lý, hiện đại hoá công nghệ.

Mức vốn điều lệ hiện nay của các TCTD Nhà nước đều đạt và vượt mức vốn pháp định quy định tại Nghị định số 82 của Chính phủ, làm cơ sở bảo đảm phát triển hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả, bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có mức vốn điều lệ vượt gần gấp 3 lần mức vốn pháp định; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vượt gấp gần 4 lần; Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vượt gấp gần 3 lần mức vốn pháp định. Khối NHTM cổ phần cũng có mức vốn điều lệ trung bình gấp 5 lần mức vốn pháp định.

Các NHTM cổ phần tiếp tục thực hiện đề án chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp lại hệ thống NHTM cổ phần theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Một số ngân hàng đã được đưa ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt, có chuyển biến tích cực trong hoạt động đã được NHNN cho phép thực hiện một số nghiệp vụ mới hoặc mở rộng mạng lưới hoạt động. Nhìn chung, sau giai đoạn tập trung, chấn chỉnh củng cố chất lượng hoạt động của các NHTM cổ phần đã dần được nâng cao, nợ quá hạn giảm. Đến nay các NHTM cổ phần đều đã đảm bảo đủ hoặc vượt mức vốn điều lệ theo quy định của pháp luật và kinh doanh có lãi.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 53)