0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phát triển TTTD dài hạn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.PDF (Trang 94 -94 )

e. Phát triển các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; phổ cập kiến thức TTCK, nâng cao hiểu biết của công chúng về kinh doanh trên

3.2.2.2.2. Phát triển TTTD dài hạn

a. Tiếp tục mở rộng và phát triển TTTD trên cơ sở khuyến khích các thành phần tham gia và đa dạng hóa các công cụ tín dụng, phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình luật hóa các quan hệ tín dụng.

Cần tạo điều kiện từng bước cho các TCTD, kể cả các TCTD trong và ngoài nước tham gia vào thị trường, trên cơ sở thuận lợi hoá các hoạt động tín dụng. Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng các hoạt động đầu tư, bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán, phát hành trái phiếu, môi giới tiền tệ, các hoạt động cho thuê tài chính và quản lý tài sản. Tiếp tục đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đa dạng hoá các phương thức tài trợ tín dụng kể cả lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, như cho thuê tài

chính, mua trả góp, góp vốn đầu tư, đồng tài trợ, các hình thức tín dụng thế chấp, tín chấp...

Cùng với việc mở rộng các thành phần và công cụ tín dụng tham gia thị trường, phải tiến hành đồng thời việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các nguyên tắc mang tính luật hoá các quan hệ tín dụng giữa các chủ thể tham gia, cũng như điều chỉnh các hoạt động tín dụng trong một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, môi trường thông tin công khai, minh bạch. Có như vậy việc phát triển TTTD mới đảm bảo sự ổn định và lành mạnh, ngăn chặn tính độc quyền, hạn chế tính hiệu ứng lan truyền đổ vỡ tín dụng trong nền kinh tế.

b. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các TCTD ngân hàng, phát triển TCTD phi ngân hàng; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý điều hành hoạt động của các TCTD, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Năng lực cạnh tranh yếu, chất lượng tín dụng còn nhiều bất cập đã đặt hệ thống TCTD nước ta trước những rủi ro lớn. Chừng nào TTCK chưa thực sự đảm trách được chức năng vốn có của mình, thì chừng đó, gánh nặng về huy động và cung ứng vốn vẫn tiếp tục dồn lên vai các TCTD, đặc biệt là các TCTD ngân hàng nhà nước. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các TCTD ngân hàng, phát triển các TCTD phi ngân hàng là điều cần thiết.

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rộng và bao gồm nhiều phương diện; Để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động của các TCTD cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ và toàn diện. Trong phạm vi luận văn xin được nhấn mạnh một số các giải pháp sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu NHTM thông qua thực hiện các giải pháp như cổ phần hóa, sáp nhập và mua lại. Quá trình này phải gắn liền với việc sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Đối với NHTM cổ phần, cần có chính sách thúc đẩy, kể cả bắt buộc phải sát nhập để tăng quy mô và chuyên môn hoá hoạt động, tăng tính chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh hội nhập. Mạnh dạn cho phép các ngân hàng nước ngoài, người nước ngoài mua lại ngân hàng tư nhân, cổ phần và tham gia vào quá trình cổ phần hoá một số NHTM quốc doanh.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng vốn điều lệ cho các NHTM, như cấp bổ sung hoặc phát hành trái phiếu cổ phiếu. Đây là nhân tố quyết định để có thể tăng cường huy động vốn mở rộng đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, vừa thực hiện tỷ lệ an toàn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Cần xem việc tăng vốn điều lệ cho các NHTM bao gồm cả NHTM nhà nước và cổ phần như là một mục tiêu trong phát triển thị trường tiền tệ và ổn định TTTD của nước ta. Đối với NHTM Nhà nước hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro) mới bằng một nửa tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế là 8%. Để tăng vốn tự có cần nhiều giải pháp, nhưng mạnh dạn phát hành cổ phiếu dưới dạng cổ phần không tham gia quản lý để tăng vốn điều lệ là giải pháp có tính khả thi.

- Nợ tồn đọng lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Mặt khác, nợ tồn đọng tạo ra gánh nặng chi phí cho TCTD, suy giảm khả năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế. Do vậy, cần nhanh chóng thúc đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ của các TCTD nhà nước, giải quyết những khoản nợ tồn đọng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh.

Cần thiết thành lập cơ quan lý nợ độc lập nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ và thúc đẩy việc xử lý các khoản nợ xấu, giải phóng vốn tồn đọng. Từng bước giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, bảo đảm khả năng thanh toán và an toàn của hệ thống ngân hàng. Đến 2010 đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế về tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ. Tăng cường quản lý các khoản trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD nhằm tạo điều kiện hình thành các quỹ dự phòng cho hoạt động tín dụng một cách tập trung và kịp thời.

- Mở rộng sự tham gia của cơ quan kiểm toán độc lập, giám sát của khách hàng đối với hoạt động của các TCTD. Thiết lập và hoàn thiện các quy chuẩn theo thông lệ quốc tế về chỉ số an toàn vốn, thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế ở tất cả các ngân hàng và các định chế tài chính. Giảm thiểu các quy định có tính can thiệp vào quy trình nghiệp vụ, vào thẩm quyền và trách nhiệm đối với các quyết định kinh doanh, quyền tự chủ về nhân sự, tài chính, tiền lương của các TCTD. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ an toàn tín dụng, như tăng cường chất lượng dịch vụ của Trung tâm thông tin tín dụng, thực hiện đánh giá tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.

- Tăng cường công tác quản trị trong các TCTD, trong đó chú trọng đổi mới cơ chế quản lý và điều hành, kiểm tra và thẩm quyền ban hành các quyết định cho vay. Quá trình vận động của một món vay là khoảng thời gian được bắt đầu từ khi người vay có nguyện vọng xin vay cho đến khi hoàn tất trả nợ cả gốc và lãi. Quá trình đó đòi hỏi một cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ vốn vay, kịp thời thu hồi vốn khi phát hiện những biểu hiện không lành mạnh trong quá trình sử dụng vốn vay. Quản lý chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực của cán bộ tín dụng từ phía các TCTD. Chủ động tăng cường nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của kiểm soát nội bộ của các TCTD, phải xem đây là điểm xuất phát để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hoạt động. Do đó cần thành lập bộ phận kiểm soát và và thẩm định lại trước khi quyết định cho vay, nhất là các dự án vay vốn lớn.

- Về huy động vốn tín dụng ngân hàng, tích cực thu hút đầu tư trên TTTD nội địa. Nâng tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn lên 45-50% tổng dư nợ. Tăng tỷ trọng tín dụng cho nông thôn và các chương trình kinh tế trọng điểm.

- Tích cực đổi mới công nghệ và hiện đại hóa hoạt động các TCTD; chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Bên cạnh việc cải thiện khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các TCTD, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát của NHNN đối với hoạt động của TTTD.

Cho đến nay, đặc trưng cơ bản của hệ thống giám sát hoạt động tín dụng của NHNN vẫn chủ yếu là dựa trên sự tuân thủ các luật lệ đã được đặt ra, tức là việc xem xét các TCTD chấp hành đúng pháp luật, các quy định về chế độ báo báo có đúng hay không. Trong thực tiễn, giải pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát sự gia tăng tín dụng một cách thiếu an toàn của nhiều TCTD, kể cả các khoản cấp tín dụng trong nước cũng như các luồng tín dụng từ nước ngoài đổ vào (mở L/C, vay trả chậm...). Tình trạng thiếu an toàn và chất lượng tín dụng thấp của nhiều TCTD trên TTTD vẫn là điều đáng quan tâm hiện nay. Ngoài những nguyên nhân do bản thân sự yếu kém về khả năng kinh doanh tín dụng của một số TCTD, thì một nguyên nhân hết sức quan trọng là hệ thống giám sát và các quy định về an toàn (bao gồm công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát và các chuẩn mực an toàn) của Ngân hàng Nhà nước cũng còn hạn chế, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, để tăng cường chất lượng giám sát hoạt động và đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng tín dụng, cần thiết phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

+ Hệ thống NHNN và các TCTD phải phối hợp thực hiện một cách chặt chẽ giữa quản lý và kinh doanh. Đồng thời với việc quan tâm xây dựng bộ máy thanh tra của NHNN, việc kiểm soát nội bộ của các TCTD phải có chất lượng, nhằm tăng cường quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động tiền tệ, tín dụng của các TCTD để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của đúng hướng, an toàn và hiệu quả.

+ Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm thấp và hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, củng cố chất lượng tín dụng, NHNN cần gắn chặt việc cho vay tái cấp vốn dưới hình thức tái chiết khấu với kết quả giảm nợ quá hạn hiện nay của các TCTD xuống mức cho phép (dưới 5% tổng dư nợ). Kiên quyết không

cho phép mở rộng bộ máy tổ chức và quy mô hoạt động khi các điều kiện về năng lực không đủ; xử phạt bằng hình thức hạn chế, đình chỉ tạm thời một số nghiệp vụ đối với các TCTD có những vi phạm nghiêm trọng, tái vi phạm cũ nhiều lần hoặc chậm khắc phục các sai phạm đã được phát hiện bởi thanh tra NHNN hoặc của kiểm soát nội bộ các TCTD.

+ Phải kết hợp chặt chẽ phương pháp giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các TCTD. Nâng cao trình độ và khả năng thanh tra của đội ngũ cán bộ thanh tra cùng với việc thiết lập hệ thống thông tin tín dụng bằng việc áp dụng công nghệ tin học có hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.PDF (Trang 94 -94 )

×