Thách thức phải đối mặt với các rủi ro của dòng luân chuyển vốn gián tiếp.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 75)

gián tiếp.

Có thể nói, tài chính là huyết mạch của nền kinh tế một quốc gia, trong đó TTV đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, sự luân chuyển dòng vốn trong nội bộ cũng như giữa các quốc gia khi thiếu vắng một chính sách phân bổ hợp lý các nguồn lực tài chính này lại tiềm ẩn những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Ở nước ta, hội nhập TTV, trước hết là hội nhập trong khu vực đang đặt ra những yêu cầu bức thiết. Trong hội nhập thị trường tài chính ASEAN, mục tiêu đối với việc tự do hoá tài khoản vốn trong ASEAN đến năm 2020 là sự dịch chuyển vốn tự do hơn. Theo dự kiến, các nội dung tự do hoá tài khoản vốn sẽ được xem xét trên 6 lĩnh vực, trong đó có hai nội dung liên quan đến luồng vốn gián tiếp:

- Các luồng vốn vào được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolio investment inflows), bao gồm vấn đề chuyển tiền vào và rút vốn ra, về vay nợ, cổ phần, cho vay ngoại tệ đối với công dân nước sở tại;

- Luồng vốn ra được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolio investment outflows), bao gồm vấn đề sở hữu trái phiếu bằng đồng nội tệ của người nước ngoài và luồng vốn ra của các khoản vay bằng ngoại tệ.

Các cơ chế quản lý tài khoản vốn và kiểm soát các luồng vốn vào và ra của nền kinh tế phản ánh trực tiếp mức độ tự do hoá TTV của quốc gia đó. Việc áp dụng tạm thời và có hiệu quả chính sách thắt chặt kiểm soát các luồng vốn vào và ra ở Malaysia trong thời kì xảy ra khủng hoảng tài chính (1997 – 1998) đã chỉ ra tính nhạy cảm của chính sách tự do hoá tài khoản vốn. Nếu không có cơ chế, chính sách quản lý thích hợp, rủi ro tiềm ẩn nhất là loại rủi ro liên quan đến tình huống các nhà ĐTNN đột ngột rút vốn với quy mô lớn do trạng thái tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư. Trong trường hợp đó, thì nền kinh tế và khu vực tài chính phải đủ mạnh để đương đầu với tình trạng rút vốn

Có thể thấy rằng, dòng vốn có nguy cơ rủi ro lớn nhất là nguồn vốn ngắn hạn. Khi các doanh nghiệp và ngân hàng làm phát sinh nợ ngắn hạn, khả năng xảy ra các biến động và những thay đổi tiêu cực về tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ rất cao. Thực tế đã chứng minh rằng, rủi ro thất thoát là không cao nếu vốn ở dạng dài hạn; bởi vì sự thay đổi về tâm lý của nhà đầu tư ít dẫn tới khả năng rút vốn đột xuất do phải đợi đến hạn trả hoặc có thể bán lại trên thị trường thứ cấp. Trong trường hợp bán lại, việc bán nợ không hề ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản hay trả nợ của người vay dù họ có thể gặp khó khăn khi tham gia vào TTV. Tuy nhiên, việc phân định nợ dài hạn và ngắn hạn đôi khi chỉ tồn tại trên lý thuyết, đặc biệt là khi các sản phẩm tài chính tinh vi có thể làm cho các khoản nợ dài hạn có đặc điểm như ngắn hạn (ngoại trừ điều khoản thanh toán vẫn mang tính chất của nợ dài hạn).

Trong trường hợp đầu tư dưới hình thức cổ phiếu, sự thay đổi trong tâm lý của nhà đầu tư không nhất thiết tác động ngay tới bản cân đối tài sản vì họ phải tìm một người mua để bán lại số cổ phiếu đó mới rút vốn được. Hơn nữa, khác với nợ ngắn hạn hoặc vay nóng, một người đầu tư vào nợ dài hạn hoặc cổ phiếu sẽ không muốn bán cổ phiếu họ đang giữ, đặc biệt trong tình hình diễn biến giá có ảnh hưởng tiêu cực làm họ có thể bị lỗ nếu bán lỗ số cổ phiếu đó. Tuy vậy, khi có nhiều người muốn bán, sự giảm giá trị đảm bảo của ngân hàng và tài sản xó thể gây nên hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống tài chính và khu vực sản xuất của nền kinh tế.

Rủi ro không chỉ xuất phát từ bên nhận vốn, đặc biệt là nguồn vốn gián tiếp mà còn có thể xảy ra từ phía có vốn. Trong trường hợp thiếu hụt thông tin gây ra bởi sự thiếu minh bạch tài chính thì nguy cơ về quyết định đầu tư hay cho vay sai lầm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư hoặc hệ thống ngân hàng. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc thực hiện các quy định về công khai tài chính kém, góp phần tạo nên sự phân bổ vốn không hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự thiếu cạnh

tranh của các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng quốc tế lớn. Bởi vì, khi các ngân hàng này áp dụng chiến lược cạnh tranh mới sẽ giúp cho các thành viên tham gia thị trường hiện tại có điều kiện tiếp cận các kỹ năng quản lý rủi ro trong các ngân hàng mới.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 75)