Thị trường cổ phiếu a Thị trường cổ phiếu tập trung

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 38)

a. Thị trường cổ phiếu tập trung

Năm 2000, TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động với chỉ hai loại cổ phiếu được niêm yết (tổng giá trị là 270 tỷ đồng). Đến năm 2004, số loại cổ phiếu đã tăng lên 26 (tổng giá trị là 1.240 tỷ đồng); năm 2005: 32 loại cổ phiếu. Tính đến cuối tháng 4/2006, TTCK Việt Nam đã có 45 loại cổ phiếu được niêm yết và đăng ký giao dịch trên hai TTGDCK; tổng giá trị thị trường đạt khoảng 34.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 4,4% GDP.

Tháng 3/2005, TTGDCK Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động đã hoàn thiện thêm một bước TTCK ở nước ta. Tháng 8/2005, TTGDCK Hà nội chính thức khai trương sàn giao dịch thứ cấp và tính đến đầu tháng 3/2006 TTGDCK Hà nội đã tổ chức được tròn 100 phiên giao dịch với tổng khối lượng chuyển nhượng trên 30 triệu cổ phiếu; khối lượng giao dịch trung bình đạt trên 300.000 cổ phiếu với giá trị hơn 4 tỷ đồng/ phiên.

Theo dõi qua các năm cho thấy, giá cổ phiếu dần đi vào ổn định và hầu như do thị trường tự điều chỉnh, phản ánh được quy luật cung cầu. Những năm 2002, 2003, tình trạng giảm sút của nền kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động của TTCK Việt Nam. Chỉ số giá chứng khoán (VN-Index) giảm mạnh từ 240 điểm vào cuối năm 2001 còn 183,05 điểm trong phiên giao dịch cuối năm 2002; còn 138,19 điểm vào tháng 11/2003. Giá trị giao dịch chứng khoán có phiên chỉ đạt 80 triệu đồng (10/2002). Từ năm 2003, chỉ số chứng khoán dần dần phục hồi và ổn định và đạt mức cao. Chỉ số VN-Index ở mức 239,29 ngày 31/12/2004, tăng 72,35 điểm (trên 43%) so với chỉ số VN Index ngày 31/12/2003 là 166,94. Nửa cuối năm 2005, chỉ số VN-Index đã tăng mạnh. So với mức đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/12/2004, chỉ số VN- Index đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/12/2005 đã tăng 28,51% lên 307,50

điểm (22 cổ phiếu tăng giá). Chỉ số VN-Index tiếp tục tăng cao đến mức kỷ lục vào đầu năm 2006 và sau đó giảm, ổn định hơn. Kết quả hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững của các công ty là yếu tố quyết định xu hướng tăng giá của hầu hết các cổ phiếu.

Hình 1: Biểu đồ biến động giá cổ phiếu và chỉ số VN INDEX 2004-7/2006

Nguồn: Ủy Ban chứng khoán Nhà nước

Hoạt đấu giá cổ phiếu cũng tương đối sôi động. Đặc biệt trong năm

2005, hai TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tổ chức đấu giá cho 64 doanh nghiệp, trong đó có 56/64 cổ phiếu đạt mức giá đấu bình quân cao hơn giá khởi điểm; tổng số cổ phiếu đã bán là 310.499.094/352.554.154 cổ phiếu chào bán; đạt 88,07% so với số lượng cổ phiếu chào bán; tổng số tiền thu về cho Nhà Nước và doanh nghiệp là hơn 4.573,6 tỷ đồng, thu lợi hơn 1.468,6 tỷ đồng so với mệnh giá và hơn 527,2 tỷ đồng so với giá khởi điểm.

Về công bố thông tin, các công ty niêm yết thực hiện công bố định kỳ

đúng thời hạn; cố gắng và chủ động hơn trong việc công bố thông tin bất thường như : thông tin về đại hội cổ đông, thay đổi nhân sự, phát hành thêm cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức...

Về nguồn cung cổ phiếu, các DNNN được cổ phần hóa là nguồn cung

hàng hóa chủ yếu trên thị trường. Tính từ năm 1992 đến hết năm 2005, cả nước ta đã tiến hành cổ phần hóa được 2.996 DNNN. Tuy nhiên, các công ty

niêm yết chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số đó (năm 2003, tỷ lệ này là 3%). Năm 2005, chỉ có 35 công ty cổ phần niêm yết trên thị trường, nhưng hầu hết đều có quy mô nhỏ, lớn nhất là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam với tổng số vốn điều lệ là 1.590.000.000.000 đồng. Tính tới ngày 21/7/2006 chỉ mới có 39 công ty cổ phần trong số hơn 5000 công ty cổ phần của cả nước tham gia vào TTCK. Đây là một con số rất nhỏ so với khả năng của nền kinh tế và của các nhà đầu tư. Dự kiến trong năm 2006, 2007, có 16 doanh nghiệp (trong danh sách thuộc QĐ 528/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các công ty cổ phần hóa thực hiện đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch) sẽ niêm yết trên TTCK.

Về cầu cổ phiếu, tham gia giao dịch cổ phiếu trên TTCP tập trung hầu

hết là các nhà đầu tư cá nhân; các nhà đầu tư có tổ chức. Đặc biệt, cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế và thực hiện các cam kết hội nhập, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tham giao giao dịch tăng qua các năm. Nếu như năm 2003 mới có khoảng 14.500 tài khoản thì tính đến hết năm 2005, số tài khoản giao dịch chứng khoán đã lên đến 31.000 tài khoản (tăng 45% so với năm 2004), trong đó tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên gấp đôi. Tính đến đầu năm 2006, có trên 52.000 tài khoản đầu tư, trong đó có 246 nhà đầu tư là tổ chức, trên 362 tài khoản đầu tư là của người nước ngoài. Đây là những nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy tăng cầu chứng khoán thông qua các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng thu hút, tập trung các nguồn vốn đầu tư nhỏ lẻ trong nền kinh tế. Mặt khác, điều này cũng cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà ĐTNN đối với TTCK Việt Nam.

Về môi trường chính sách pháp lý, khung pháp luật điều chỉnh TTCP chính thức cũng dần dần được hoàn thiện.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành hệ thống các quy định pháp lý, trong đó đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của TTCP như phát hành cổ phiếu ra công chúng, niêm yết cổ phiếu, công bố thông tin (Nghị định số

17/2000/NĐ-TTCP, Nghị định số 22/2000/NĐ-CP, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 48/1998/NĐ-CP...).

Để phát triển TTCK trong xu hướng hội nhập, việc xây dựng một hệ thống chính sách minh bạch, đồng bộ và theo hướng mở cửa rõ ràng là một trong những yếu tố quan trọng thu hút các nhà ĐTNN tham gia trên thị trường. Ở nước ta, ngoài những quy định hành lang pháp lý chung cho hoạt động của TTCP, các quy định đối với các nhà ĐTNN cũng đã bước đầu được hoàn thiện và nhận được sự đánh giá cao. Chẳng hạn, về chính sách Thuế, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 100/2004/TT-BTC (năm 2004) về các loại thuế trên TTCK. Thông tư này đã có những quy định tương đối rõ ràng về các loại thuế, đặc biệt là thuế thu nhập trong hoạt động giao dịch chứng khoán. Về quản lý ngoại hối, ngày 06/12/2004, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định

số 1550/QĐ-NHNN (thay thế cho Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN) về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà ĐTNN tại TTGDCK. Theo quy định tại Quyết định này, nhà ĐTNN không phải nắm giữ khoản tiền vốn đầu tư trong một năm trước khi chuyển vốn về nước. Đồng thời, quyết định này cũng có những quy định giúp các cơ quan quản lý trực tiếp có thể kiểm tra, kiểm soát và không buông lỏng quản lý (kiểm tra chứng từ giao dịch, chế độ báo cáo, quy định về xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Việt Nam...)

Một vấn đề quan trọng khác là tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà ĐTNN cũng đã được điều chỉnh theo hướng mở rộng dần trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 17/10/2005, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 90/2005/TT-BTC hướng dẫn tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam, trong đó quy định “Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trên TTGDCK được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc một quỹ đầu tư chứng khoán”. Như vậy, tỷ lệ này đã được nâng lên 49%

thay vì 30% theo quy định tại Thông tư số 121/2003/TT-BTC (ngày 12/12/2003) trước đây. Ngoài ra, Thông tư số 90/2005/TT-BTC cũng đã mở rộng phạm vi khái niệm “Tổ chức, cá nhân nước ngoài”, trong đó thêm hai hình thức là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong lộ trình hội nhập quốc tế, theo cam kết hội nhập WTO, TTCK cũng sẽ phải mở cửa; một trong những nội dung của cam kết là sẽ không hạn chế nhà ĐTNN mua cổ phiếu trên TTCK và đây thực sự là một bước điều chỉnh tích cực để thực hiện các cam kết đó.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 38)