TTTD dài hạn phi chính thức

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 59)

b. Môi trường pháp lý

2.1.2.3. TTTD dài hạn phi chính thức

Về mặt lý thuyết, TTTD phi chính thức là thị trường gần như cạnh tranh hoàn hảo, ở đó cung và cầu vốn vay được cân bằng tại mức lãi suất cao, phản ánh rủi ro vỡ nợ cao và chi phí thông tin cao. Đặc trưng khác của thị trường TTTD phi chính thức là tính bị chia cắt; và lãi suất biến đổi từ vùng này sang vùng khác cao hơn sự khác biệt về mức độ rủi ro giữa các vùng.

Nghiên cứu cho thấy ba đặc trưng của thị trường TTTD phi chính thức: Thứ nhất, Những người đi vay khác nhau về khả năng không thanh toán được nợ (default) – từ đó đưa đến yêu cầu cần phải sàng lọc (screening). Thứ hai, việc bảo đảm rằng người đi vay sẽ thực hiện những cố gắng cần thiết nhằm làm tăng khả năng thanh toán được vốn vay là rất tốn kém - từ đó đưa đến yêu cầu cần phải tạo ra động cơ khuyến khích (incentive). Thứ ba, buộc những người vay vốn trả nợ là rất khó khăn – tức là vấn đề cưỡng chế (enforcement).

Ở nước ta, TTTD phi chính thức có quy mô khá lớn ở cả khu vực đô thị và nông thôn, gây khó khăn trong quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Khả năng và tính linh hoạt của TTTD chính thức còn nhiều hạn chế, nhiều nhu cầu vay vốn chưa được đáp ứng, nhất là vốn trung, dài hạn và các nhu cầu vốn nhỏ, lẻ và thời vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Theo ước tính của nhiều chuyên gia kinh tế, các nguồn vốn tín dụng ngân hàng mới chỉ đáp ứng khoảng 30-35% nhu cầu vốn tín dụng trong những khu vực này. Vì vậy, TTTD phi chính thức vẫn tồn tại như một tất yếu với tình trạng cho vay nặng lãi dưới nhiều hình thức: hụi họ, cho vay nóng, cho vay cầm cố...

trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là kinh tế tư nhân. Các hình thức tín dụng ngoài khuôn khổ pháp luật này đã có tác động không tốt đến

lực lượng sản xuất xã hội, đặc biệt đối với các hộ dân cư nghèo đói ở cả thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)