Gia nhập WTO và tính tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO (Trang 33)

TRANH CỦA CÔNG TY VINAPHONE

1.4.1 Xu thế cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin di động

Theo xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay thì toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một trào lƣu mang tính toàn cầu. Quá trình này là kết quả tất yếu của sự phát triển cả về tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất, quá trình phân công lao động quốc tế. Toàn cầu hoá dẫn đến tự do

hoá thƣơng mại, tự do hoá thƣơng mại lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá phát triển nhanh chóng. Đặc biệt sự ra đời của tổ chức WTO thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thƣơng mại trên thế giới. Bên cạnh đó, quá trình khu vực hoá cũng diễn ra rất sôi động mà biểu hiện rõ nhất là sự ra đời và phát triển của các tổ chức khu vực EU, ASEAN, APEC, NAFTA… Không thể có một nƣớc nào đứng ngoài quá trình hội nhập nếu không tự tách mình khỏi trào lƣu phát triển chung và bị lạc hậu.

Để thích nghi với xu hƣớng đó, hầu hết các nƣớc đều phải điều chỉnh chiến lƣợc phát triển của mình theo hƣớng mở cửa, giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các nƣớc đặc biệt là các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cƣờng sức cạnh tranh kinh tế của mình. Bởi vì hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế và ngay trên thị trƣờng nội địa. Hội nhập sẽ tạo ra những điều kiện và cơ hội phát triển cho đất nƣớc vì nó kết hợp đựơc nội lực của mỗi quốc gia với những nguồn lực to lớn của quốc tế để phát triển. Do vậy cải cách trong nƣớc và hội nhập có tác động qua lại với nhau: cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả hội nhập, và ngƣợc lại hội nhập sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nƣớc, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Vận hội và gánh nặng hội nhập kinh tế không chỉ đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo cao cấp nhất, mà đặt trong vai từng ngành, từng doanh nghiệp. Với vai trò đặc biệt của một ngành phục vụ thông tin liên lạc, với những điểm hết sức đặc thù trong cung cấp dịch vụ bƣu chính viễn thông, Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam cũng đang hoà vào dòng chảy của nền kinh tế đất nƣớc trong xu thế hội nhập trong nền kinh tế toàn cầu.

Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã nhận thức đƣợc quá trình mở cửa thị trƣờng và hội nhập quốc tế là tất yếu nên đã từng bƣớc có sự chuẩn bị nâng cao năng lực về mọi mặt của Tập đoàn đáp ứng cho yêu cầu cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Trong những năm qua đã có những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng hội nhập khu vực và toàn cầu. Cụ thể:

Đối với khu vực mậu dịch tự do ASEAN về hàng hoá và dịch (AFTA), ngành Bƣu chính viễn thông đã tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng không gian điện tử ASEAN. Đến cuối năm 1998 (kết thúc vòng đàm phán thứ nhất), Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trƣờng 5 dịch vụ là: thƣ điện tử, thƣ thoại, dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử, điện báo và telex, hiện nay đang xúc tiến cho vòng đám phán thứ hai.

Đối với diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dƣơng (AFEC), Bƣu chính viễn thông Việt Nam đã chính thức tham gia vào các hoạt động về viễn thông từ năm 1998. Hiện tại, Bƣu chính viễn thông Việt Nam đang tham gia tích cực vào các hoạt động nhƣ: hội nghị Bộ trƣởng viễn thông (TELMIN), nhóm cộng tác viên về viễn thông (APEC-Tel), xây dựng phần cam kết cho dịch vụ Viễn thông trong bản “Kế hoạch hành động quốc gia” của Việt Nam tại APEC.

Trong đàm phán thƣơng mại Việt Mỹ, Bộ BCVT bắt đầu tham gia từ vòng đàm phán thứ tƣ và đã đạt đƣợc những thoả thuận nhƣ trong hiệp định đã ký kết ngày 13/7/2000. Trong đó Việt Nam đã có những cam kết về mở cửa thị trƣờng viễn thông.

Ngoài ra, ngành Viễn thông cũng đã chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia, đa dạng hoá các dịch vụ, từng bƣớc đẩy mạnh cạnh tranh trong nƣớc trƣớc khi cho phép cạnh tranh quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông, xây dựng môi trƣờng pháp lý phù hợp để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc nhƣ hiện nay, đồng thời phù hợp với quá trình hội nhập.

1.4.2 Tính tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone khi

gia nhập WTO

Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan. Nó diễn ra hết sức gay gắt và khốc liệt nhƣng không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế. Thay thế những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội bằng những doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.

Trƣớc đây Vinaphone và Mobifone là hai thành viên của VNPT đƣợc độc quyền cung cấp dịch vụ ĐTDĐ do đó trên thị trƣờng chƣa xuất hiện cạnh tranh gay

gắt. Năm 2003 với sự ra đời của mạng S-Fone và năm 2004 với sự ra đời của mạng Viettel Mobile đã đánh dấu một bƣớc chuyển biến lớn, chấm dứt tình trạng độc quyền trên thị trƣờng cung cấp dịch vụ ĐTDĐ. Giờ đây mọi thành phần kinh tế đều đƣợc khuyến khích tham gia cung cấp các dịch vụ, ngƣời tiêu dùng cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trƣớc sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp cung cấp mới năng động và nhanh nhạy với môi trƣờng cạnh tranh. Vinaphone đứng trƣớc sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp mới và có khả năng giữ vững vị thế. Trong vòng 6 năm liên tiếp, Vinaphone đã mất danh hiệu mạng di động đƣợc ƣa chuộng nhất do ngƣời dùng bình chọn. Thị phần giảm mạnh. Vì vậy Vinaphone cần nhanh chóng có những định hƣớng phát triển mới cho doanh nghiệp và đƣa ra các giải pháp phù hợp với môi trƣờng cạnh tranh hiện nay.

Vì vậy nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nghiên cứu thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, biến nhu cầu thị trƣờng thành đặc tính sản phẩm, làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu về chất lƣợng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ bán hàng… Từ những cố gắng nỗ lực đó doanh nghiệp đã dần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ, nói cách khác là tạo ƣu thế cho sản phẩm về giá cả, uy tín, chất lƣợng. Tuy nhiên cũng phải lƣu ý rằng để đạt đƣợc điều này không phải là đơn giản bởi các đối thủ cạnh tranh cũng ý thức đƣợc điều kiện để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trƣờng. Đồng thời nó càng trở nên khó khăn hơn khi cạnh tranh không chỉ diễn ra trong một ngành, trong một quốc gia mà vƣợt ra cả bên ngoài, lan tỏa ra phạm vi khu vực và toàn cầu. Doanh nghiệp sẽ không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nƣớc mà cả với các đối thủ nƣớc ngoài. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh càng cần thiết hơn nữa nếu doanh nghiệp không muốn bị đào thải và thôn tính.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINAPHONE TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)