Thị trƣờng dịch vụ điện thoại di động thế giới

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO (Trang 44)

2.2.1.1 Xu hướng phát triển thị trường

Viễn thông thế giới đang phát triển theo xu hƣớng tiến tới toàn cầu hóa, trong quá trình xây dựng không gian thông tin thống nhất và hệ thống viễn thông tiêu

chuẩn hóa để trao đổi thông tin nhằm phát triển ngành kinh tế thông tin và ứng dụng các công nghệ mới vào tất cả các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống xã hội. Hiện tƣợng toàn cầu hóa ngành viễn thông đã đƣợc bắt đầu từ thập niên cối của thế kỷ XX nhờ có các thành tựu của công nghệ tin học. Việc kích thích cạnh tranh thông qua tự do hóa thị trƣờng cũng thúc đẩy các nhà khai thác tích cực thay đổi các cơ chế hoạt động trên cơ sở tính hợp lý và hiệu quả kinh tế: thu hút đầu tƣ, mở rộng và hoàn thiện mạng viễn thông, đƣa vào khai thác các loại hình dịch vụ mới; nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

Tốc độ phát triển nhanh và sự hội tụ của Công nghệ thông tin và Viễn thông là những nhân tố cực kì quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói riêng và cũng nhƣ trên toàn bộ thế giới nói chung. Các hệ thống TTDĐ phát triển một cách hết sức năng động tại tất cả các quốc gia trên thế giới và là phân đoạn thị trƣờng có triển vọng nhất trong thị trƣờng viễn thông thế giới.

Nhìn chung thị trƣờng viễn thông thế giới đang ngày càng trở nên cạnh tranh bao gồm cả dịch vụ gọi quốc tế, dịch vụ không dây và dịch vụ 3G. Dịch vụ đƣờng dây cố định đang tụt hậu nhiều so với các dịch vụ khác. Đã có sự qua tăng tỷ lệ % của các nƣớc trong việc mở cửa thị trƣờng của họ để cạnh tranh.

Trong năm 2005, thế giới có khoảng gần 1 tỷ thuê bao thì đến năm 2010 có 5 tỷ thuê bao. Tỷ lệ ngƣời dùng các dịch vụ di động tại các nƣớc đang phát triển là 5.4/100 dân, trong khi đó tại các nƣớc phát triển cao hơn gấp 10 lần, là 51.1/100 dân.

Với tổng doanh thu đạt trên 785 tỷ USD năm 2009, dịch vụ điện thoại di động vẫn là động lực chính đằng sau sự tăng trƣởng chung.

2.2.1.2 Xu hướng phát triển công nghệ

Trong kỷ nguyên thông tin, sự bùng nổ của công nghệ và dịch vụ TTDĐ đã tạo nên nhiều giao thức và chuẩn kỹ thuật mới, một trong những chuẩn mới xuất hiện trong ngành viễn thông là bộ chuẩn về hệ thống TTDĐ thế hệ 4. Hệ thống TTDĐ thế hệ 4 là một cuộc cải cách của các hệ thống TTDĐ trƣớc đây, từ hệ thống TTDĐ thế hệ 1 đến thế hệ 2 và phát triển lên hệ thống thế hệ 3G.

- Hệ thống thông tin di động thế hệ 1: ban đầu sử dụng tín hiệu vô tuyến di động và truyền thông căn bản dựa trên hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống, do đó tính tiện lợi còn nhiều hạn chế và chất lƣợng cuộc thoại thƣờng thấp.

- Hệ thống thông tin di động thế hệ 2: là một bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc trong tiến trình phát triển công nghệ TTDĐ tế bào, một cải tiến từ hệ thống thông tin tƣơng tự chuyển sang hệ thống thông tin số hoá. Chính nhờ truyền dẫn và xử lý tín hiệu số đã góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc thoại và nâng cao độ tin cậy của hệ thống, cải thiện dung lƣợng hệ thống. Hơn nữa việc sử dụng tín hiệu số rất phù hợp với truyền dẫn số liệu và truyền dẫn tín hiệu thoại.

- Thông tin di động thế hệ 2,5G: là một bƣớc cải tiến trong hệ thống TTDĐ thế hệ 2. Hệ thống 2,5G kết hợp chuyển mạch kênh kĩ thuật số với dữ liệu chuyển mạch gói số, kết hợp các giao thức truyền tải mà phần lớn các thiết bị di động dùng để duyệt Web và chuyển đổi dữ liệu.

Sau gần 20 năm tồn tại và phát triển, hệ thống TTDĐ thế hệ 2 bắt đầu bộc lộ một số nhƣợc điểm về việc truyền dữ liệu, các dịch vụ băng rộng và dịch vụ Internet. Trong bối cảnh đó ITU đã đƣa ra một tiêu chuẩn chung cho TTDĐ thế hệ 3 với tên gọi ITM - 2000 để khắc phục các nhƣợc điểm của công nghệ TTDĐ thế hệ 2.

- Thông tin di động thế hệ 3G: Đây là thế hệ thứ 3 của chuẩn công nghệ điện thoại di động cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại. Với công nghệ 3G các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phƣơng tiện (âm nhạc chất lƣợng cao, hình ảnh video chất lƣợng), dịch vụ định vị toàn cầu.... Di động 3G sẽ trở thành một hợp chuẩn đa năng cho phép phối hợp hoạt động giữa nhiều loại thiết bị di động bất kể vị trí. Công nghệ mạng TTDĐ thế hệ 3 đƣợc thiết kế trên nền mạng đƣờng trục IP, cho phép tích hợp dịch vụ thoại và số liệu, tạo nên một mạng IP toàn cầu dựa trên tiêu chuẩn chung của thế giới.

- Tiếp theo thế hệ 3 sẽ là thế hệ di động thứ 4 (4G). Thông tin di động thế hệ 4G cần đáp ứng đƣợc yêu cầu: cung cấp đƣợc 80% mật độ, đảm bảo thống nhất số nhận dạng thuê bao quốc tế và quốc gia, thiết bị thuê bao cần có giá thấp và đơn giản hơn, đáp ứng nhiều hơn các yêu cầu khác của khách hàng. Mạng 4G sẽ là một sự hội

tụ của nhiều công nghệ mạng hiện có để cung cấp một kết nối vô tuyến rộng khắp mọi lúc, mọi nơi, không kể mạng của nhà cung cấp nào, không kể ngƣời dùng đang dùng thiết bị di động gì.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO (Trang 44)