Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam đang diễn ra ngày càng gay gắt và mạnh mẽ. Đến nay, nhà nƣớc đã cấp phép cho hàng chục doanh nghiệp tham gia kinh doanh viễn thông, Internet nhƣ: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty cổ phần dịch vụ Bƣu chính-viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel), Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), Tổng công ty viễn thông toàn cầu (Gtel – Bộ công an), Công ty thông tin điện tử (Vishipel)… Ngoài ra còn có hàng chục công ty cung cấp dịch vụ gia tăng về viễn thông.
Đặc điểm cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chủ yếu là cạnh tranh về những dịch vụ có lợi nhuận cao, nhƣ: di động (Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN Telecom, Gtel, HT mobile).
Dịch vụ nội dung chủ yếu hiện nay là dành cho các thuê bao di động và đã rất phong phú. Hiện có tới trên 22 doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ chính trong lĩnh vực phát triển, cung cấp các tiện ích cho điện thoại di động nhƣ nhạc chuông, logo, hình nền; trò chơi trên điện thoại di động cũng có trên 11 công ty tham gia.
Tháng 3/2008, Bộ Thông tin & Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ thử nghiệm công nghệ WIMAX di động là: VNPT, Viettel, EVN Telecom và FPT Telecom. Đây là cơ sở tốt để các doanh nghiệp nghiên cứu cung cấp các dịch vụ gia tăng trên mạng.
Hình thức cạnh tranh chủ yếu thông qua gói và giá cƣớc, khuyến mại nhằm mục tiêu chiếm thị phần và thị trƣờng. Chƣa quan tâm thích đáng tới công tác chăm sóc khách hàng. Song một điều dễ nhận thấy trong thị trƣờng di động Việt Nam năm 2010 là sự chững lại so với tốc độ phát triển “thần tốc” của một vài năm trƣớc.
Nguyên nhân đƣợc cho là sự mạnh tay vào cuộc của Bộ TT&TT trong việc quản lý khuyến mại đối với các thuê bao mới. Đây đƣợc cho là bƣớc quá độ cần thiết để cho thị trƣờng đi vào ổn định, đặc biệt là đối với thị trƣờng mà số lƣợng thuê bao trả trƣớc đang chiếm tới hơn 90% nhƣ ở Việt Nam. Vì vậy việc cạnh tranh giữa các nhà mạng trong năm tới không còn dựa vào thực chất hơn so với một số yếu tố chính nhƣ chất lƣợng dịch vụ, chất lƣợng chăm sóc khách hàng và sự phong phú của dịch vụ gia tăng nhằm thu hút khách hàng trung thành. Đây là một bƣớc quan trọng để tạo bản lề cho các năm tiếp theo trong việc hƣớng tới thị trƣờng viễn thông phát triển bền vững và thực chất.
Đến năm 10/2009, Vinaphone chính thức triển khai mạng 3G. Sau 5 tháng triển khai, khách hàng đã lên đến 14 triệu thuê bao. Theo các chuyên gia viễn thông, khách hàng tiềm năng sử dụng hiện chủ yếu vẫn là giới trẻ. Và vì thế, với một nƣớc có dân số trẻ nhƣ Việt Nam thì tiềm năng phát triển 3G là rất lớn. Có 4 giấy phép triển khai 3G chính thức sẽ đƣợc trao cho 4 nhà mạng lớn là Viettel, Vinaphone, MobiFone và liên danh Hanoi Telecom - EVN. Cùng với thông báo Gtel hợp tác với Vinaphone để triển khai 3G, tại Việt Nam trên thực tế đã có tới 6 nhà cung cấp dịch vụ đƣợc vào cuộc.
Thị trƣờng 3G thật sự có phải là miếng pho mát ngon hay không? Chƣa ai biết đƣợc nhƣng rõ ràng tiềm năng của thị trƣờng 3G tại VN là rất lớn. Ericsson dự báo thị trƣờng 3G có doanh thu 1,2 tỷ dollar trong 4 năm đầu tiên. Các nhà khai thác sẽ đƣa ra những lời chào mời thật hấp dẫn và cố gắng thuyết phục các thuê bao là 3G sẽ nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Với lộ trình mở cửa thị trƣờng lĩnh vực viễn thông trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tính tại thời điểm hiện nay chƣa thực sự phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp viễn thông nƣớc ngoài tại Việt Nam. Cạnh tranh trong nƣớc chính là bƣớc tập dƣợt cho cạnh tranh nƣớc ngoài và là giai đoạn quan trọng để các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam từng bƣớc tích tụ các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, vƣợt qua
các rào cản, thách thức và chủ động đón bắt các vận hội của hội nhập kinh tế quốc tế.
Dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam hiện nay dự báo tiếp tục có tốc độ phát triển nhanh, lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc đang có nhiều lợi thế để tăng nhanh thị phần trong dịch vụ thông tin di động nên cần tập trung phát triển dịch vụ này trƣớc khi các doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài có thể tham gia cạnh tranh. Xếp về mức độ tăng trƣởng cao trên thế giới về viễn thông di động Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Khi tốc độ tăng trƣởng thuê bao di động nhanh nên khả năng thu hồi vốn lớn, đó là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là khi ta