Kinh nghiệm cạnh tranh của một số công ty trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO (Trang 30)

Đặc điểm nổi bật nhất của viễn thông thế giới hiện nay là tự do hóa và cạnh tranh thị trƣờng viễn thông. Một số nƣớc thực hiện tƣ nhân hóa một phần hoặc toàn phần ngành viễn thông.

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Năm 2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO. Con đƣờng cạnh tranh và phát triển viễn thông ở Trung Quốc đứng trƣớc thời cơ và thách thức mới.

Trƣớc đây, ngành Viễn thông ở Trung Quốc chịu sự độc quyền của China Telecom. Bộ Công nghiệp và Thông tin, cơ quan quản lý viễn thông của Trung Quốc, đã chia China Telecom thành 6 mạng viễn thông độc lập là China Telecom, China Netcom, China Mobile, China Unicom, China Railcom và China Satcom. China Unicom là hãng tiên phong trong việc hợp tác cùng đối tác nƣớc ngoài, xây dựng các hệ thống mạng di động và cố định ngay từ năm 1994. Và đến năm 1998, hãng này đã tham gia tới hơn 20 dự án liên doanh khác nhau trong lĩnh vực viễn thông

Hiện nay China Unicom trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ hai tại nƣớc này. Việc thành lập China Unicom đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong quá trình đổi mới dịch vụ viễn thông ở Trung Quốc.

China Unicom là nhà cung cấp dịch vụ duy nhất có khả năng đáp ứng đầy đủ các loại hình dịch vụ đàm thoại, tin nhắn, VOIP, truyền dữ liệu, dịch vụ Internet. Lƣợng khách hàng của China Unicom tăng vọt từ 1.4 triệu năm 1999, lên 125 triệu thuê bao GSM + 43 triệu thuê bao CDMA vào năm 2008. Đến tháng 11 năm 2008, China Telecom đƣợc tách riêng ra từ China Unicom để đảm trách các dịch vụ CDMA. Trong danh sách các nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất thế giới, China Unicom sếp hạng ba. China Unicom cũng dành đƣợc giấy phép cung cấp mạng 3G vào tháng 1 năm 2009.

Vào tháng 6 năm 2008, China Unicom bán bộ phận kinh doanh CDMA của mình cho China Telecom với giá hơn 16.5 tỉ USD, và hơp nhất phần còn lại trị giá 56,3 tỷ USD với China Netcom.

Vào tháng 2 năm 2000, China Unicom thành lập tập đoàn tại Hongkong và đƣa cổ phiếu lên sàn chức khoán. Tháng 1 năm 2011, China Unicom liên kết với Telefonica, công ty viễn thông của Tây Ban Nha, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ 5 trên thế giới đạt đƣợc thỏa thuận đầu tƣ chung trong nhiều lĩnh vực với số vốn cam kết 500 triệu USD. Đến nay, với những chính sách linh hoạt, nhƣ liên doanh với nƣớc ngoài, phát triển chất lƣợng sản phẩm, nắm bắt công nghệ hiện đại China Unicom đã đạt đƣợc bƣớc phát triển vƣợt bậc, có 321.772 nhân viên với doanh thu 25,900 triệu USD một năm.

Thị trƣờng viễn thông Trung Quốc đã chứng kiến một tốc độ tặng trƣởng ấn tƣợng trong những năm qua, nhất là sau khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO. Trong năm 2002, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ, lần đầu tiên, trở thành thị trƣờng di động số 1 thế giới. Theo nghiên cứu của công ty Pyramid Research, thị trƣờng viễn thông của Trung Quốc sẽ đạt con số 187 tỷ USD vào năm 2014.

Theo một thỏa thuận ký kết giữa Trung Quốc và Mỹ, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các công ty nƣớc ngoài có thể sở hữu 50% các dịch vụ giá trị gia tăng trong vòng 2 năm, và 49% đối với các dịch vụ điện thoại trong vòng 5-6 năm. Ngoài ra Trung Quốc cũng đã cam kết với WTO sẽ triển khai một chính sách luật định khuyến khích cạnh tranh trong khu vực viễn thông.

Những điều khoản trong luật viễn thông của Trung Quốc chƣa phù hợp với các quy định của WTO. Thống kê những năm vừa qua cho thấy, sau khi gia nhập WTO Trung Quốc đã phải thanh lý 2300 văn bản pháp quy, ngoài ra còn loại bỏ, đình chỉ thực hiện hoặc tu sửa trên 190000 văn bản pháp quy hoặc quy định của chính quyền địa phƣơng.

Viễn thông Trung Quốc đang phát triển theo một lộ trình rõ ràng: đi từ môi trƣờng hạn chế cạnh tranh sang cạnh tranh hiệu quả, với việc nhà nƣớc nới lỏng ảnh hƣởng trực tiếp, chiến lƣợc kinh doanh hƣớng tới thị trƣờng hơn và cả sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới. Lúc này, các mạng viễn thông lớn tại Trung Quốc cũng đang dần chuyển hƣớng, từ toàn lực xây dựng cơ sở hạ tầng mạng sang cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng mới. Sự chuyển hƣớng này cùng với việc hạ

thấp giá thành thiết bị viễn thông đã mang lại sự cải thiện đáng kể cho môi trƣờng cạnh tranh của viễn thông Trung Quốc.

1.3.2 Tại Việt Nam

Để chuẩn bị hội nhập WTO, ngày 09/01/2006 Thủ tƣớng Chính phủ đã thành lập Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam. Theo đó, VNPT đƣợc xây dựng thành tập đoàn kinh tế nhà nƣớc kinh doanh chuyên ngành bƣu chính, viễn thông và công nghệ thông tin cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, đƣờng truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phƣơng thức truyền dẫn khác khó vƣơn tới đƣợc.

Năm 2003, VNPT đã đón đầu sự thay đổi của công nghệ và thị trƣờng, đã sớm đƣa dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng ADSL vào sự dung. Hiện nay, dịch vụ Internet của VNPT và các loại hình dịch vụ gia tăng giá trị trên nền Internet đang phục vụ cho trên 15 triệu(76% trên tổng số 20,3 triệu) khách hàng trên cả nƣớc..

Về Bƣu chính, mạng lƣới bƣu cục có trên 19000 điểm phục vụ, 8000 điểm Bƣu điện- Văn hóa xã(trong đó có trên 2000 xã đặc biệt khó khăn) trải rộng khắp cả nƣớc.

Sau khi gia nhập WTO, doanh thu hàng năm của Tập đoàn VNPT vẫn tiếp tục tăng trƣởng khá và vẫn chiếm vị trí hàng đầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)