Hạn chế và cách khắc phục.

Một phần của tài liệu SKKN Một số thiết kế hoạt động dạy học nhằm nâng cao khả năng nói môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 11 trường THPT (Trang 30)

VI/ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG CẶP, NHÓM 1 Ưu điểm:

2. Hạn chế và cách khắc phục.

• Tiếng ồn, thời gian: Thông thường làm việc theo cặp, nhóm gây ra tiếng ồn nhưng chính học sinh lại không quan tâm đến vấn đề này. Tiếng ồn này là tiếng ồn có ích nó khuyến khích học sinh thực hành nói Tiếng Anh, thực hiện nhiệm vụ. Thực hành nhóm, cặp có thể mất thời gian hơn. Do vậy giáo viên cần nhanh nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy. Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong hoạt động học cho nên cần tránh hình thức chiếu lệ.

• Học sinh mắc lỗi trong quá trình thực hiện nhóm, cặp bởi vì giáo viên không thể kiểm soát tất cả lời nói được sử dụng. Để hạn chế những lỗi này giáo viên cần:

+ Có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng đồ dùng thiết bị ( picture cues, word cues, posters…) Nên tận dụng tối đa đồ dùng ở từng cặp, nhóm. Để thêm sinh động, dễ nhập vai có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng đơn giản, gần gũi cho từng tiết thực hành

+ Kiểm tra một vài cặp/ nhóm và chữa lỗi nếu cần thiết. Giáo viên hiểu rằng các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực hành theo cặp, nhóm để các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp thời.

• Giáo viên quản lớp khó hơn thông thường. Giáo viên cần:

+ Đưa lời chỉ dẫn rõ ràng: when to start, what to do, and when to stop. + Nêu nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng.

+ Lên một lộ trình làm việc để học sinh biết cách làm việc theo nhóm/ cặp và họ biết chính xác họ phải làm gì.

• Một số nhóm/ cặp có học sinh yếu, không tự giác có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ hoặc làm việc riêng. Giáo viên cần kiểm soát, giúp đỡ, khích lệ họ làm nhiệm vụ. Năng động sáng tạo trong việc phân nhóm học sinh thành nhóm cặp dảm bảo trong một nhóm học sinh có cả học sinh yếu, có học sinh trung bình, có học sinh khá và giỏi.

CHƯƠNG 4 . BÀI HỌC SƯ PHẠM.

Việc tổ chức luyện tập ngoại ngữ theo cặp, nhóm còn giúp cho HS mạnh dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. HS yếu kém thường lo sợ sẽ mắc lỗi trước mặt thầy cô nhưng nếu chỉ có các bạn cùng lớp thì sự e dè đó sẽ ít hơn nhiều, HS sẽ vượt qua được những nhược điểm về tính cách của bản thân để học tốt hơn. Ngoài ra HS cũng có cơ hội để giúp đỡ học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Các kết quả thu được từ việc quan sát, lắng nghe và chấm các bài viết sẽ hết sức quý giá vì giúp HS hiểu sâu hơn về quá trình học tập của mình, GV sẽ nắm được các điểm yếu, điểm mạnh của HS, những vấn đề cần bổ sung cho các bài sau, những chỗ cần điều chỉnh trong giáo trình, giáo án của mình. GV cũng khoan dung với những lỗi không quan trọng, không nên sửa lỗi cho học sinh khi học sinh đang nói, khuyến khớch HS mạnh dạn hơn khi sử dụng ngoại ngữ.

Quan trọng hơn cả là HS sẽ nhìn nhận GV như những người hết sức nhạy cảm với quá trình học tập của mình, những người mà HS có thể xin lời khuyên. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa GV và HS sẽ tốt đẹp hơn.

CHƯƠNG 5 - NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành áp dụng ở các lớp 10A1, 10A4, 12A4, 12A5 Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành áp dụng ở các lớp 10A1, 10A4, 12A4, 12A5 và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Số học sinh giao tiếp đối thoại được tăng lên, đặc biệt số học sinh yếu kém cũng có phần nào hiểu và sử dụng được một số câu lệnh của giáo viên, bập bẹ trao đổi với bạn một số câu thông dụng hàng ngày nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng

mừng đối với các em. Dưới đây là sự so sánh kết quả qua đợt phỏng vấn đầu tháng 9 hỏi đáp tìm hiểu thông tin của bản thân học sinh được đánh giá bằng điểm số

Đầu tháng 9 Lớp TSHS Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 12A 4 41 5 12, 1 12 29,2 18 43,9 6 14,6 12A 5 38 1 0,2 6 7 18,4 16 42,1 14 36,8 10A 1 38 7 18, 4 15 39,4 15 39,4 1 0,26 Cuối học kỳ I Lớp TSHS Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL %

12A 4 41 15 36, 5 21 51,2 5 12,1 12A 5 38 2 5,2 17 44,7 13 34,2 6 15,7 10A 1 38 12 31, 5 18 47,3 8 21,0

Thông qua việc thực hành theo cặp, nhóm học sinh ở các lớp, HS đã mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn trong các tiết học ở trên lớp. Mỗi lần đưa một lượng thông tin và yêu cầu hoạt động theo cặp, nhóm, các em nắm bắt và thực hiện khá thành công. Trong khi thực hành, các em tự uốn nắn cho nhau cách phát âm, cách dùng cấu trúc câu, ngữ điệu ...Khi tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, nhóm, giáo viên có điều kiện để nắm bắt lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ đó có biện pháp để phát huy mặt mạnh cũng như để khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình luyện tập.

PHẦN THỨ BA- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1 - Kết luận 1 - Kết luận

Trong suốt quá trình giảng dạy, thông qua quá trình học hỏi, áp dụng một số kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp, kết hợp với phương pháp sư phạm của bản thân . Tôi đã đạt được một số kết quả nhất định. HS cảm thấy hứng thú, phấn khởi, thoải mái khi học ngoại ngữ, nhất là HS lớp 10 các em tiếp thu và nắm vững kiến thức cơ bản, ứng dụng tốt vào các tình huống thực tế, có khả năng giao tiếp. Đặc biệt việc áp dụng phương pháp giảng dạy chia cặp hay nhóm đã giúp HS được thực hành nhiều trên lớp, tăng tính tự quản, tự giác, óc sáng tạo của HS. Các em dễ nhớ và khắc sâu hơn nội dung bài học.

Với kinh nghiệm giảng dạy còn ít, thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phần lớn tập trung vào chương trình mới và phương pháp mới, hơn nữa tôi gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn nên vấn đề được đề cập chưa sâu và đa dạng về ví dụ. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân. Tôi mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao tay nghề hơn nữa trong quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu SKKN Một số thiết kế hoạt động dạy học nhằm nâng cao khả năng nói môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 11 trường THPT (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w