Mô hình cân bằng tiền mặt

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô phỏng tin học trong doanh nghiệp (Trang 59)

Tất cả các công ty theo dõi số dư tiền mặt qua thời gian, khi đến hạn thanh toán, các công ty có thể cần phải đưa ra các khoản vay ngắn hạn để giữ một sự cân bằng tiền mặt tối thiểu. Giải quyết bài toán của công ty Thương mại Hà Tĩnh sau đây là một ứng dụng cho vấn đề này.

Bài toán 3.2(Đơn vị tiền tệ là VNĐ)

Công ty Thương mại Hà Tĩnh (TMHT) ước tính doanh số hàng tháng trong thời gian từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011 được phân bổ chuẩn với

Hình 3.6. Biểu đồ NPV của model 2 Hình 3.5. Biểu đồ NPV của model 1

trung bình và độ lệch chuẩn được đưa ra trong bảng 3.1. Mỗi tháng công ty TMHT gánh chịu chi phí cố định 250 triệu. Trong tháng 3 thuế là 150 triệu và thuế tháng tư là 50 triệu phải được thanh toán. Tiền lãi của 50 triệu cũng phải thanh toán vào tháng sáu. Công ty TMHT ước tính doanh thu trong một tháng là tổng trọng số của doanh thu bán hàng từ tháng hiện tại và hai tháng trước đó, với trọng số là 0,2; 0,6 và 0,2. Như vậy, nếu Rt và St đại diện cho doanh thu thực tế và doanh thu bán hàng trong tháng t, thì Rt=0,2St-2+0,6St-1+0,2St

Các chi phí vật liệu và và chi phí lao động cần thiết để tạo ra doanh số bán hàng của một tháng bất kỳ phải được tính toán từ tháng trước, chi phí trung bình của hai khoản này là 80% doanh số bán hàng. Ví dụ, nếu doanh thu trong tháng hai là 1.500 triệu, thì chi phí vật liệu và lao động là 1.200 triệu và những chi phí này phải được thanh toán từ tháng một.

Giả sử, vào đầu giêng năm 2011, công ty TMHT có 2.500 triệu tiền mặt. Công ty muốn đảm bảo rằng số dư tiền mặt cuối mỗi tháng không ít hơn 2.500 triệu. Điều này có nghĩa là công ty có thể phải đưa ra các khoản vay ngắn hạn nếu số dư tiền mặt ít hơn 2.500 triệu. Ví dụ, nếu số dư tiền mặt vào cuối tháng 3 là 2.000 triệu, công ty sẽ phải vay một số lượng tiền là 500 triệu, tiền vay này sẽ trả (bao gồm lãi suất) một tháng sau đó. Tỷ lệ lãi suất trên khoản vay ngán hạn là 1% mỗi tháng. Vào đầu mỗi tháng, công ty thu về lãi suất 0,5% trên số dư tiền mặt hiện có.

Bài toán đặt ra: Sử dụng mô phỏng để ước tính khoản vay tối đa phải đưa ra để đáp ứng mong muốn số dư tiền mặt tối thiểu cho công ty. Điều này phải căn cứ vào kết quả các dữ liệu kinh doanh (bảng 3.1). Nếu xem dữ liệu trong bảng này như là trường hợp cơ sở, công ty muốn thực hiện một mô phỏng tin học với trung bình là dưới 20% và trên 20% giá trị tiền mặt trong bảng.

Giải pháp

* Bắt đầu số dư tiền mặt hiện có

* Tiền lãi trên số dư tiền mặt nhận được (bao gồm cả hoàn vốn cho vay của tháng trước nếu có, cộng với lãi suất)

* Quyết định vay ngắn hạn được đưa ra, nếu cần thiết

* Số dư tiền mặt cuối cùng hiện có, số dư này sẽ là số dư tiền mặt cho bắt đầu tháng tới.

Phát triển mô hình bảng tính. Bảng tính hoàn thành sẽ có dạng như trong hình 3.7 và 3.8 (file TMHT_Cash.xls). Để phát triển mô hình bảng tính này cần thực hiện các bước sau:

1. Đầu vào. Nhập vào các số liệu đầu vào tại dòng 25 và chúng ta sẽ mô phỏng các khoản vay trong khoảng thời gian từ tháng một đến tháng sáu. Tuy nhiên, chúng ta cần số liệu bán hàng trong tháng 11 và tháng 12 để lập hóa đơn cho tháng giêng và tháng hai. Ngoài ra, chúng ta cần doanh số bán hàng của tháng bảy để biết chi phí vật liệu và lao động phải thanh toán trong tháng sáu.

2. Các kịch bản. Nếu muốn thực hiện 3 mô phỏng đồng thời thì giá trị mức cơ sở của doanh số bán hàng được xác định với hàm RiskSimTable({0,8;1;1,2}). Trong đó giá trị trung bình là 1 tương ứng với các trường hợp cơ sở, hai giá trị 0,8 và 1,2 tương ứng với các kịch bản với doanh thu bán háng dưới 20% và trên 20% so với trường hợp cơ sở.

3. Thực tế doanh số bán hàng. Xác định doanh số bán hàng cho từng tháng với hàm RiskNormal. Ví dụ, doanh số bán hàng của tháng 1 được xác định bởi RiskNormal($B$27*B6;B7) tại ô B31.4. Bắt đầu từ số dư tiền mặt. Đối với tháng một năm 2011, số dư tiền mặt đầu tháng được xác định là lượng tiền còn lại cuối tháng trước. Ví dụ, số dư tiền mặt đầu tháng hai tại ô E33 là giá trị tại ô D42.

5. Các khoản thu nhập. Các khoản thu nhập của công ty TMHT được tính toán bao gồm lãi suất trên số dư tiền mặt và doanh thu. Ví dụ, lãi suất trên số dư tiền mặt của tháng một tại ô D34 được xác định thông qua công thức D33*$B$25, doanh thu tháng một tại ô D35 được xác định bởi công thức SumProduct($B$15:$D$15;B31:D31).

6. Chi phí. Các chi phí của công ty TMHT (bao gồm chi phí cố định, thuế suất, chi phí vật liệu và lao động, trả khoản vay của tháng trước) được tính toán thông qua chi phí cố định hàng tháng, thuế và chi phí cổ tức, chi phí lao đông và chi phí bán hàng thực tế cùng với số tiền vay và lãi suất cho vay.

Hình 3.8. Mô phỏng bằng bảng tính cân bằng tiền mặt công ty TMHT Hình 3.7. Dữ liệu đầu vào mô phỏng của công ty TMHT

7. Số dư tiền mặt trước khi cho vay. Số dư tiền mặt trước khi cho vay được xác định thông qua tất cả các khoản thu trừ các phí và thuế. Ví dụ, số dư tiền mặt của tháng một tại ô D40 được tính bởi Sum(D33:D35)-SUM(D36:D39).

8. Số tiền vay. Nếu số dư tiền mặt thấp hơn số dư tối thiểu, công ty TMHT phải vay một lượng tiền đủ để mang lại sự cân bằng tiền mặt ở mức tối thiểu quy định. Ví dụ, để biết lượng tiền cần vay vào đầu tháng một tại ô D41 được xác định bởi công thức Max(SB$21 -D40;0).

9. Cân bằng tiên mặt cuối kỳ. Tính toán số dư tiền mặt cuối mỗi tháng thông qua số dư tiền mặt sau khi đã vay.

10. Cho vay tối đa. Xác định lượng tiền cho vay tối đa từ tháng một đến tháng sáu là giá trị lớn nhất của số dư tiền mặt trước khi phải vay.

Thực hiện mô phỏng. Sử dụng @Risk (Xác định các ô B44 và vùng ô D41:I41 là các ô đầu ra).

Đặt tên cho vùng ô D41:I41 là LoanAmount, phạm vi này cho phép chúng ta thấy các khoản vay khác nhau theo thời gian. Với các thiết lập sử dụng 1000 lần lặp và 3 lần mô phỏng (một lần cho cơ sở và hai lần cho hai kịch bản yêu cầu). Các kết quả mô phỏng xuất hiện trong hình 3.9 và 3.10. Với hình 3.9 cho thấy rằng đối với trường hợp cơ sở (sim#2) cho vay tối đa thay đổi đáng kể, từ mức thấp 3.484 đến mức cao 13.910, trung bình là 9.521. Với hình 3.10 nếu bổ sung những số liệu % giứa 25% vf 75% phân phối cho vay tối đa cho mỗi kịch bản. Kết quả, doanh số bán hàng tăng (từ dưới 20% và trên 20% của các kịch bản so với kịch bản cơ sở) và cho vay tối đa có xu hướng giảm. Điều này là do doanh thu tăng, kéo theo các chi phí vật liệu, chi phí lao động cũng tăng theo.

Hình 3.11và 3.12 biểu diễn đồ họa các kết quả mô phỏng. Cụ thể, hình 3.11 biểu diễn bằng đồ thì từ dữ liệu trong hình 3.9, hình 3.12 biễu diễn đồ thị chuỗi thời gian số tiền vay cho thấy trình tự các khoản vay từ tháng một đến tháng sáu.

Hình 3.11. Đồ thị mô tả khoản vay tôi đa để cân bằng tiền mặt của công ty TMHT Hình 3.10. Mục tiêu cân bằng tiền mặt tính theo % công ty TMHT

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô phỏng tin học trong doanh nghiệp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)