3. Nội dung báo cáo
3.1.2. Vị trí và chức năng của IP Centrex trong mạng NGN
Song song với sự phát triển của các dịch vụ số, thế giới viễn thông đang nhanh chóng tiến đến mạng hội tụ giữa thoại và số. Sự phát triển về kiến trúc mạng trong ngành Viễn thông sẽ có một tác động vô cùng to lớn tới bản chất mạng Viễn thông cũng như các hệ thống quản lý mạng Viễn thông, đồng thời một phần lớn mạng sẽ bị thay thế bởi các
mạng hướng dữ liệu dựa trên giao thức IP. Tuy nhiên các dịch vụ thoại vẫn sẽ tiếp tục sinh ra các khoản lợi nhuận đáng kể và các dịch vụ thời gian thực dần dần sẽ chiếm một vị trí đáng kể. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ thì hội tụ chính là chìa khoá dẫn đến thành công : hội tụ về công nghệ, hội tụ về mạng, và hội tụ về dịch vụ. Sự hội tụ mang đến không chỉ thách thức mà còn cả cơ hội bởi vì nhờ hội tụ, một mạng có thể đưa ra nhiều dịch vụ thích hợp hơn.
Sự hội tụ về công nghệ sẽ kéo theo sự hội tụ về mạng. Ranh giới giữa các mạng cố định, mạng số liệu và mạng di động trở nên mờ nhạt dần. Các dịch vụ càng ngày càng tách ra độc lập khỏi mạng.
Công nghệ NGN đã bước vào thời kỳ của mình và đang được đưa vào sử dụng thương mại sau nhiều năm nghiên cứu phát triển, và chạy thử nghiệm. Với sự hỗ trợ của các tổ chức chuẩn hoá như IETF và ITU, các nhà khai thác và cung cấp trên toàn cầu, cấu trúc và chuẩn kỹ thuật cho mạng NGN ngày càng được hoàn thiện. Xu hướng sử dụng NGN để phát triển mạng trên toàn thế giới là một xu hướng tất yếu, và ngay cả các nhà khai thác vốn đã có cơ sở hạ tầng mạng cũ cũng quyết định xây dựng NGN.
Sự hỗ trợ của các công nghệ mới sẽ giảm đáng kể toàn bộ chi phí cho NGN. Các chi phí dành cho xây dựng , vận hành, và phát triển dịch vụ mới sẽ được giảm xuống nhờ vào mô hình tích hợp thiết bị, phân tán mạng, cấu trúc hệ thống chuẩn và các giao diện dịch vụ mở.
NGN sẽ mang lại những dịch vụ ngoài sự mong đợi làm tăng sắc nét giá trị của mạng.
3.1.2.1. Xu hướng phát triển dịch vụ trên nền NGN
Tuy khó có thể tiên đoán xem trong tương lai loại hình dịch vụ nào sẽ chiếm vị trí chủ đạo, song bằng việc phân tích các xu hướng phát triển công nghệ liên quan đến dịch vụ chúng ta có thể chỉ ra một số đặc tính và chức năng quan trọng của các dịch vụ nằm trong môi trường NGN.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền thống làm nhiệm vụ chủ yếu là truyền thông tin giữa những người sử dụng cuối (end user) và kèm theo đó nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. Nhưng dịch vụ này chủ yếu gắn liền với các cuộc thoại băng thông hẹp, các cuộc gọi có kết nối điểm-điểm. Tuy nhiên những dịch vụ này thay đổi rất nhanh chóng vì xu hướng kinh tế ngày càng phụ thuộc vào sự trao đổi thông tin. Trong khi những dịch vụ hiện tại vẫn là những dịch vụ chính của các nhà cung cấp, nhu cầu của khách hàng vẫn là hướng tới các dịch vụ thông tin đa phương tiện yêu cầu băng thông rộng. Người dùng cuối sẽ sử dụng nhiều loại hình thiết bị để truy cập mạng và có quyền lựa chọn các mức độ QoS cũng như dải thông. Trong tương lai, mức độ thông minh của mạng sẽ không chỉ đơn
thuần xét về khía cạnh định tuyến kết nối thông minh để truy cứu thông tin mà sẽ bao trùm nhiều yếu tố hơn (ví dụ : quản lý các phiên multimedia, quản lý thông minh, vận hành, nâng cao mức độ an toàn bảo mật, các dịch vụ thư mục trực tuyến v..v..)
Mục tiêu chính trong tương lai là tạo điều kiện cho người dùng có được nội dung thông tin mà họ mong muốn dưới bất cứ hình thức nào, bất cứ phương tiện nào, bất kể thời gian nào, địa điểm nào và số lượng nào. Như vậy có thể tóm tắt một số đặc tính của các dịch vụ trong môi trường NGN như sau :
Về phía khách hàng :
Thông tin thời gian thực, đa phương tiện và có mặt mọi nơi mọi lúc – Yêu cầu truy cập tốc độ cao.
Hướng tới các cá nhân – Các ứng dụng có khả năng truy cập tới một số thông tin cá nhân của người sử dụng, qua các hành vi sử dụng dịch vụ của họ để tự rút ra nhu cầu của khách hàng, từ đó có các thao tác phù hợp với từng khách hàng.
Đơn giản hơn với người dùng – Ngăn người dùng khỏi các thao tác thu thập thông tin, xử lý, sửa đổi và truyền gửi phức tạp. Các dịch vụ phải tạo khả năng cho người dùng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ được dễ dàng hơn, giao diện với người sử dụng phải cung cấp cho họ nhưng thao tác đơn giản và thoải mái.
Quản lý và cá nhân hoá các dịch vụ các nhân – Cho phép người sử dụng quản lý được các nội dung thông tin các nhân của họ, tự tổ chức cấu hình dịch vụ cho mình, giám sát được mức độ sử dụng và thông tin cước, thay đổi giao diện sử dụng, khung hiển thị và đặc tính của ứng dụng phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ. Cho phép người sử dụng tự tạo và cung cấp các ứng dụng mới.
Quản lý thông tin thông minh – Giúp người sử dụng quản lý khối lượng thông tin lớn bằng cách cung cấp cho họ các công cụ tìm kiếm, sắp xếp, lọc và quản lý nội dung, tin nhắn hoặc dữ liệu của bất cứ loại hình thông tin nào và quản lý các thông tin cá nhân (ví dụ : lịch, danh bạ liên lạc v..v..)
Về phía các doanh nghiệp:
Khả năng cung cấp các kênh truyền thông để tự động phân phối thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách nhanh chóng tiện lợi, đặc biệt là các kênh phân phối cung cấp khả năng trao đổi thông tin nhiều chiều, cho phép doanh nghiệp có thể nhận được các phản hồi từ khách hàng không hạn chế về không gian và thời gian.
Cung cấp các giải pháp và giao diện mở cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai, tích hợp với hệ thống của các nhà cung cấp hạ tầng truyền thông, tài chính ngân hàng và với các doanh nghiệp khác.
Tiết kiệm chi phí đầu tư để phát triển hệ thống, đội ngũ, cơ sở hạ tầng , ít rủi ro, lợi nhuận cao và nhanh chóng thu hồi lại vốn.
Về phía các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông :
Thu hút được nhiều khách hàng qua đó khai thác được tối đa cơ sở hạ tầng truyền thông, tài chính mang lại nhiều doanh thu.
Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ và loại hình dịch vụ của khách hàng.
Những loại hình dịch vụ sau có xu hướng phát triển trong tương lai :
Thoại : mạng NGN sẽ phải đảm nhiệm việc hỗ trợ cho hàng loạt dịch vụ thoại đang tồn tại hiện tại (Call waiting, Call forwarding, 3-way Calling, các tính năng AIN, Centrex v..v..) Tuy nhiên NGN sẽ không sao chép lại mọi dịch vụ thoại truyền thống đang tồn tại hiện tại mà chỉ tập trung vào phần trăm rất nhỏ các dịch vụ thiết yếu và có thị trường rộng lớn nhất.
Dữ liệu : cho phép thiết lập các kết nối thời gian thực kết hợp hàng loạt dịch vụ giá trị gia tăng giữa các đầu cuối .
Multimedia : cho phép nhiều thành phần chủng loại thiết bị có thể trao đổi thoại, video, dữ liệu với nhau. Các khách hàng vẫn có thể trò chuyện với nhau trong khi vẫn trao đổi với nhau dữ liệu, hình ảnh.
Mạng riêng ảo (VPN) : mạng thoại VNP cho phép các doanh nghiệp có các trụ sở văn phòng năm phân tán trên một phạm vi địa lý rộng có thể kết hợp mạng nội bộ của họ với mạng PSTN, và các thuê bao đầu cuối vẫn chỉ cần quay số nội bộ để liên lạc với nhau. Mạng dữ liệu VPN cho phép khách hàng tổ chức một mạng riêng trên một mạng IP chung.
Tin nhắn hợp nhất : thông qua các giao diện quen thuộc khách hàng có thể gửi thư thoại, email, faxmail hoặc trang web, và cũng chính qua những giao diện này khách hàng sẽ được thông báo mỗi khi có tin nhắn mới (thuộc các dạng trên) được gửi đến cho mình. Các loại hình thông tin này không phụ thuộc vào thiết bị truy cập (máy tính, điện thoại cố định, di động, thiết bị không dây v..v..)
Thương mại điện tử : mọi công việc giao dịch, trao đổi buôn bán thương mại có thể thực hiện trực tuyến trên mạng. Sự phát triển của thương mại điện tử kéo theo những yêu cầu về độ ổn định mạng, an ninh mạng, bảo mật, nhận thực khách hàng.
Call Center : khác với các dịch vụ Call Center truyền thống, khách hàng có thể liên lạc đến trung tâm CallCenter chỉ cần bằng một click chuột trên WEB. Cuộc gọi của khách hàng sẽ được định tuyến đến một điện thoại viên phù hợp, điện thoại viên khi đó không chỉ ngồi ở các trung tâm Call Center như dịch vụ truyền thống, mà họ có thể làm việc rải rác khắp nơi, thậm chí làm việc ngay tại nhà. Trao đổi thông tin giữa điện thoại viên và khách hàng sẽ được tăng cường, họ có thể giải quyết công việc thông qua mail, tin nhắn hợp nhất, truyền trực tiếp dữ liệu cho nhau.
Game trực tuyến : khách hàng có thể gặp gỡ nhau trên mạng và thiết lập các trò chơi cho phép nhiều người cùng tham gia
Môi giới thông tin : bao hàm các công việc như quảng cáo, tìm kiếm, cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng. Nhà môi giới thông tin sẽ tổ chức phân tích, lọc thông tin chi tiết phù hợp với yêu cầu khách hàng đề ra, hoặc dựa trên các đặc điểm sau khi đã phân tích thói quen hoạt động của họ trước khi cung cấp thông tin cho khách hàng.
3.1.2.2. Vai trò và vị trí của IP Centrex trong mạng NGN
IP Network PSTN IP Centrex IP Network IP Centrex IP Network IP Backbone NGN
Như đã định nghĩa ở trên, IP Centrex là hệ thống cung cấp các dịch vụ tương đương với hệ thống Centrex truyền thống hoạt động trên nền mạng IP. Như vậy môi trường để có thể cung cấp dịch vụ IP Centrex là hạ tầng mạng IP nói chung, đó có thể là NGN hoặc cũng có thể đơn giản chỉ là một mạng cục bộ (LAN) hay mạng riêng ảo (VPN)... của một tổ chức hay doanh nghiệp cụ thể (chỉ phục vụ các thuê bao nội bộ và không có kết nối với NGN) như mô tả trên Hình 10.
Qui mô hạ tầng mạng IP quyết định khả năng cung cấp dịch vụ IP Centrex. Tất cả mọi thuê bao không giới hạn về địa lý đều có thể sử dụng dịch vụ IP Centrex với điều kiện phải đảm bảo kết nối IP với hệ thống.
NGN là một môi trường thuận lợi để phát triển hệ thống và cung cấp các dịch vụ IP Centrex:
Thứ nhất, NGN có các thực thể có khả năng cung cấp các API phát triển dịch vụ cho các nhà phát triển hệ thống IP Centrex. Tuỳ theo mô hình mà nhà phát triển có thể sử dụng hoặc không sử dụng các API này. Tuy nhiên đấy cũng là một lựa chọn cho phép nhà phát triển linh động hơn trong thiết kế và phát triển hệ thống.
Thứ hai, đối tượng và phạm vi phục của hệ thống IP Centrex sẽ được mở rộng hơn không chỉ đơn thuần là các đầu cuối IP mà là tất cả các thuê bao NGN phục vụ.
3.1.2.2.1. Về mặt dịch vụ
IP Centrex cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Centrex truyền thống.
Ngoài ra, các thuê bao sử dụng đầu cuối IP còn đựoc cung cấp các dịch vụ nâng cao của IP Centrex.
Các đầu cuối truyền thống cũng có thể sử dụng các dịch vụ này bằng cách kết nối qua thiết bị truy cập tích hợp IAD (Intergrated Access Device).
3.1.2.2.2. Về mặt kết nối logic với các thực thể khác của NGN
IP Centrex có thể kết nối với Media Server qua giao diện MGCP/SIP...để cung cấp các dịch vụ đòi hỏi các xử lý media nâng cao.
Qua giao diện MGCP/SIP, IP Centrex có thể kết nối với Application Servers để khai thác các dịch vụ của nhà cung cấp thứ 3.
IP Centrex của các nhà cung cấp khác nhau có thể giao tiếp với nhau thông qua các giao diện chuẩn như MGCP hoặc SIP.