Phương hướng, mục tiêu phát triển:

Một phần của tài liệu Quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT (Trang 44)

3.1.1. Phương hướng phát triển:

Công ty đã đề ra phương hướng phấn đấu hoạt động của mình chủ yếu như sau:

- Về thị trường xuất khẩu: Tập trung mọi biện pháp để giữ vững được thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới.

- Về thị trường trong nước: Quan tâm đầu tư về mọi mặt, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm giá thành, có thể cạnh tranh được với các mặt hàng may mặc Trung Quốc

- Về đầu tư: Tập trung mọi nguồn lực đáp ứng tiến độ kế hoạch của dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Triển khai áp dụng và nâng cao hiệu quả các dự án đã triển khai ứng dụng trong công ty.

- Về công tác tiến độ kỹ thuật: Luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng về chất lượng. Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng hệ thống chất lượng ISO 9001:2000. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đáp ứng yêu cầu của sản xuất và khách hàng. Duy trì chế độ bảo quản bảo dưỡng, hiệu chỉnh máy móc thiết bị trong sản xuất. Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hành tiết kiệm, sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới… nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kịp thời động viên khen thưởng những đơn vị và cá nhân có nhiều sáng tạo phục vụ hiệu quả cho sản xuất.

- Về công tác tổ chức sản xuất: Tiếp tục nghiên cứu phân tích tổ chức lại sản xuất, bố trí lại lao động để đạt mức lao động tiên tiến của ngành. Nâng cao hiệu quả hệ thống SA 8000 và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về đánh giá doanh nghiệp. Duy trì thực hiện nội quy kỷ luật của công ty, xử lý

nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, tăng cường công tác tuyên truyền cá nhân điển hình tiên tiến, đồng thời có khiển trách những đơn vị cá nhân chưa tích cực trong công tác lao động sản xuất, tiếp tục thực hiện các chương trình tiết kiệm về: lao động, định mức, điện và các chi phí, tận dụng hiệu quả thời gian làm việc…

- Về công tác đào tạo và đào tạo lại: Tiếp tục đổi mới phương thức, hình thức đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân, phấn đấu hoàn thành kế hoạch tháng, quý, năm. Tăng cường đầu tư nguồn nhân lực và tăng cường công tác đào tạo để đáp ứng kế hoạch tiến độ dự án của công ty.

- Về công tác an ninh an toàn, PCCC, dân quân tự vệ: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức về pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân người công nhân trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thực hiện tốt 9 quy chế dân chủ trong công ty và các quy định nội bộ, tiếp tục xây dựng và ban hành những quy chế mới phù hợp với tình hình sản xuất…

- Về các phong trào thi đua: Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn do các cấp, ngành, công ty phát động; tạo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên công ty đảm bảo đời sống cho họ; thực hiện tốt các chế độ chính sách có liện quan đến người lao động theo luật hiện hành; tổ chức cho cán bộ công nhân viên công ty có thành tích tham quan du lịch, nghỉ mát; tổ chức và duy trì các phong trào thi đua lao động sản xuất, lao động giỏi, người tốt việc tốt, thi thợ giỏi chọn đôi bàn tay vàng của công ty…; phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua xuất sắc năm 2012 của Đảng bộ, của công ty, của các đoàn thể và các phong trào thi đua:

• Công ty: Phấn đấu đạt danh hiệu “ Đơn vị quản lý giỏi”

• Công đoàn- đoàn thanh niên: Phấn đấu đạt danh hiệu “ Vững mạnh xuất sắc”

• Công tác dân quân tự vệ: Phấn đấu đạt danh hiệu “ Đơn vị an toàn”

• Công tác thể dục thể thao, phấn đấu đạt danh hiệu: “ Đơn vị tiên tiến xuất sắc”

3.1.2. Mục tiêu phát triển:3.1.2.1. Mục tiêu chung: 3.1.2.1. Mục tiêu chung:

Thực hiện chiến lược tăng tốc của ngành Dệt may Việt Nam, Công ty TNHH VINH PHÁT để ra mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh trong thời kỳ 2010- 2015 như sau:

• Mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa • Đầu tư mở rộng công ty, nâng cao năng lực lên 1.5 lần

• Đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên để nâng cao năng lực cạnh tranh. • Tổ chức sản xuất đạt năng suất cao

• Xây dựng và thực hiện hệ thống ISO phiên bản 2000 • Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý

• Xây dựng lại toàn bộ hệ thống định mức

• Xây dựng và giữ vững an ninh, an toàn, chính trị xã hội, soát xét lại toàn bộ hệ thống quy định nội bộ công ty.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể năm 2012:

Với các phương hướng đề ra một cách chi tiết như trên, năm 2012 Công ty TNHH VINH PHÁT quyết tâm đạt được các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong biểu sau:

Bảng 7: Mục tiêu cụ thể năm 2012

Tên chỉ tiêu ĐVT TH2011(1) KH2012(2) (3)=(2)/(1)

I. Chỉ tiêu pháp lện

Tổng số nộp ngân sách Tr đồng -338 2

II. Chỉ tiêu hướng dẫn

1. Giá trị sản xuất công nghiệp Tr đồng 31003 37000 118%

2. Doanh thu Tr đồng 47081 52000 118%

Lợi nhuận Tr đồng 500 500 100%

3. Kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 11205 12000 107.90%

4. Thu nhập bq 1 LĐ/ tháng 1000 đ 1200 1500 125%

5. Sản phẩm mới Loại 200 200

6. Đổi mới máy móc thiết bị % 10 10

7. Đào tạo bồi dưỡng

Cán bộ quản lý % 20 20

Công nhân % 25 25

8. QLCL theo ISO 9001:2000 Nâng cao hiệu quả HTQL ISO 9001:2000

9. Dự án ứng dụng CNTT Dự án 1 1

10. Dự án đầu tư mở rộng SX Dự án 1 1

11. Công tác bảo hộ lao động điểm 95/100 95/100 12. Phong trào thi đua

Cá nhân: Danh hiệu" LĐ tiên tiến"

Người 664 700

Danh hiệu " người tốt việc tốt" Người 127 127 Danh hiệu " CSTĐ cơ sở" Người 28 28 Tập thể: Danh hiệu" LĐ tiên tiến

xuất sắc

Tổ 137 137

Danh hiệu " người tốt việc tốt" Tổ 13 13 Danh hiệu " Văn hóa công nhân" Tổ 13 13

Các chỉ tiêu mà công ty đề ra năm 2012 đều bằng và vượt mức thực hiện của năm 2011. Điều đó thể hiện quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên đóng góp vào sự phát triển chung của công ty không chỉ vì lợi ích thiết thân trước mắt( năm 2011) mà còn vì lợi ích lâu dài, khi mỗi người lao động có thể sẽ là một người chủ thực sự của chính công ty mình làm việc, gắn bó và cống hiến trong thời gian dài, bởi vì, công ty đang tích cực chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa theo chủ trương chung của nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguyên vật liệu dự trữ của Công ty TNHH VINH PHÁT Công ty TNHH VINH PHÁT

3.2.1. Đổi mới thiết kế kho

Cơ sở lý luận

Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, hệ thống kho tàng luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đúng mức và xây dựng hệ thống kho tàng cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Kho tàng là nơi diễn ra các quan hệ với hoạt động mua sắm, vận chuyển và cấp phát nguyên vật liệu. Tại đây, nguyên vật liệu khi mua về được lưu trữ tạm thời và chờ để phân phát xuống nơi sản xuất. Bởi thế, việc thiết kế kho tàng sao cho đảm bảo tính hợp lý, kịp thời, hiệu quả, đúng tiến độ kế hoạch sản xuất trong cả cấp phát, kiểm soát và tận dụng diện tích kho hiện có được coi là một công việc hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và với công ty TNHH VINH PHÁT.

Cơ sở thực tế

Với hệ thống kho tàng hiện nay của công ty ( 1 kho nguyên vật liệu và 1 kho thành phẩm), công ty vẫn chưa khai thác hết tính năng, tác dụng của các kho này. Đôi khi do lượng sản phẩm hoàn thành sản xuất ra được xuất luôn cho những nhà đặt hàng nên trong kho thành phẩm còn nhiều khoảng trống có thể tận dụng để chứa nguyên vật liệu nhưng công ty vẫn chưa tận dụng triệt để khoảng trống này. Trong khi đó, nguyên vật liệu nhập về chưa có chỗ để được đặt tại các lối đi làm ảnh hưởng đến việc đi lại của các nhân viên và làm mất mỹ quan của công ty. Do đó, việc đổi mới thiết kế kho chính là việc xem xét lại diện tích và mức độ sử dụng các kho để tìm ra các phương pháp sắp xếp hợp lý nhất là trong điều kiện hiện nay của công ty (Diện tích kho khá chật hẹp do xây dựng từ lâu, các trang thiết bị phục vụ kho lạc hậu và đã khấu hao hết, bố trí các cửa nhập, xuất nguyên vật liệu không phù hợp với đường đi đến các kho…).

Nội dung

Khi thay đổi thiết kế kho, công ty nên phân biệt rõ ràng các nơi ngay cả trong khu nguyên vật liệu và giữa khu nguyên vật liệu với khu phụ tùng. Chẳng hạn như

sắp xếp các kệ để vải, chỉ, mếch, cúc, phụ tùng may… Việc phân định rõ các khu chứa nguyên vật liệu, phụ tùng sẽ làm giảm bớt thời gian kiểm kê, nhập cũng như xuất đảm bảo cho việc bảo quản, cất trữ nguyên vật liệu hiệu quả hơn. Công ty có thể quy định như sau: khu 1, 2 3 là khu chứa vải,chứa chỉ được phân chia theo đặc điểm từng loại để dễ kiểm soát và vận chuyển dễ dàng; khu 4 chứa các loại cúc , phụ kiện may mặc… Ngoài ra, công ty cũng có thể áp dụng những cải tiến nhỏ trong việc sắp xếp nguyên vật liệu, thuận tiện cho nhân viên lấy vật tư nhanh chóng như ở đầu lối đi vào khu vực chứa nguyên vật liệu có thể đề tên hoặc mã nguyên vật liệu bằng màu nổi bật: BCX150K84, GBB100K84, MDETH... Với sự cải tiến đó, nhân viên trong khi thực hiện nghiệp vụ của mình ngay cả khi đang ở cự ly xa so với khu chứa vật tư. Đặc biệt hơn là những nhân viên mới cũng có thể dễ dàng tìm kiếm để hoàn thành tốt công việc. Công ty có thể áp dụng theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 7 : Mô hình kho được thiết kế mới

Hiệu quả

Với việc áp dụng biện pháp đổi mới thiết kế kho như trên, công ty sẽ một phần giải quyết được vấn đề bất cập trong di chuyển từ kho đến các phân xưởng. Các phương tiện xe đẩy nâng, xe kéo dễ dàng vận chuyển, dễ xác định cũng như kiểm soát tối đa từng khu nguyên vật liệu. Đồng thời, chi phí về vận chuyển cũng như hao hụt nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, với sự thay đổi hợp lý đó, các nhân viên cũ và mới trong và ngoài kho có điều kiện thực hiện tốt công việc của

Khu văn

ph òng

Cửa xuất Cửa xuất

Phân xưởng may

Phân xưởng cắt Phân xưởng hoàn thành

1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 Cửa nhập Cử a tho át hiể m

mình được giao.

Điều kiện thực hiện

Để đảm bảo tính hiệu quả của biện pháp này, vấn đề đặt ra là công ty cần có một nguồn lực tài chính lớn đầu tư cho cải tạo và đổi mới kho. Công ty có thể thay đổi cơ cấu vốn, tăng tỷ trọng vốn lưu động đầu tư cho kho tàng (Do trong thời gian tới, khi sản xuất đi vào ổn định, nhu cầu vốn cố định sẽ giảm và vốn lưu động sẽ tăng lên), có thể huy động vốn từ việc vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng hay từ các cán bộ công nhân viên trong công ty… để tiến hành đổi mới cải tạo kho.

Quá trình đổi mới thiết kế kho nguyên vật liệu cũng cần được sự quan tâm thích đáng từ phía ban lãnh đạo của công ty (thăm và nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân) qua đó có những tác động tích cực đến công tác đổi mới, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo và giám sát mọi hoạt động của công tác này để đảm bảo giảm thiểu tối đa mọi chi phí phát sinh không có hiệu quả cho quá trình dự trữ nguyên vật liệu. Đồng thời có chính sách khích lệ các nhân viên trong công ty không ngừng sáng tạo, tìm tòi để tìm ra những cách tổ chức, sắp xếp và quản lý nguyên vật liệu sao cho hiệu quả nhất.

3.2.2. Tăng cường trang thiết bị trong kho

Cơ sở lý luận

Qua thời gian, các doanh nghiệp sản xuất đều nhận ra một điều rằng các trang thiết bị phục vụ cho công tác kho có vai trò khá quan trọng đối với việc quản lý kho đặc biệt là quản lý nguyên vật liệu dự trữ và các hoạt động khác bao gồm nhập – xuất nguyên vật liệu. Bởi sức lao động của con người là có giới hạn nên việc giảm gánh nặng trong công việc sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, các năng lực xử lý trong công việc được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn. Đó chính là mục tiêu của việc đầu tư ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào kho phục vụ cho quá trình làm việc của các nhân viên và nâng cao giá trị sử dụng của các nguyên vật liệu trong kho.

Trong xu thế công nghệ đang phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam, với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao khả

năng cạnh tranh và đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả. Rất nhiều phần mềm quản lý doanh nghiệp ra đời đã và đang đáp ứng nhu cầu về quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng, khoa học và chính xác trong mỗi doanh nghiệp. Trong đó, có rất nhiều phân hệ liên quan tới kho tàng cho các doanh nghiệp lựa chọn.

Cơ sở thực tế

Với tình trạng sử dụng các thiết bị đã cũ và lạc hậu, hiện nay người lao động tại kho của công ty chủ yếu thực hiện công việc của mình theo phương pháp thủ công, các trang thiết bị hiện đại trong kho hầu như là không có hoặc có rất ít và ít được sử dụng bởi điều kiện kho không cho phép. Do đó, công ty cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng các hoạt động tại kho kết hợp tham khảo thêm cách thức tổ chức hoạt động của các kho nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới để tìm ra các thiết bị phù hợp cho kho nguyên vật liệu của mình. Đối với các kệ, giá cũ, cần tăng khối tích sử dụng và tăng chiều cao của các giá. Công ty cần đầu tư thêm các kệ chứa tận dụng được chiều cao của kho cụ thể là xây dựng thêm một tầng kệ để nguyên vật liệu, các kệ này lắp đặt bằng thép một khoang, cao khoảng 1,5m, chiều rộng và chiều dài như hai tầng kệ bên dưới… Trong công tác nhập – xuất, công ty có thể sử dụng hệ phần mềm kế toán nâng cao tiện ích trong công tác hạch toán kế toán hay các máy fax, điện thoại kết nối trực tuyến với các phòng ban của công ty…

Mô hình kệ, giá sau khi tăng khối tích sử dụng bằng việc tạo thêm khoang chứa

Một phần của tài liệu Quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w