Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của chi nhánh công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây (Trang 53)

- Chi nhánh Công ty còn tích cực khai thác, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và chủ động tìm kiếm bạn hàng trong nước, đặc biệt là bạn hàng nước ngoài, chú trọng và

3.3.1Thị trường xuất khẩu

a. Tăng cường nghiên cứu và tìm kiếm thị trường

Một trong những yếu kém nhất của các doanh nghiệp Việt nam chúng ta là hầu hết các doanh nghiệp chưa tiếp cận hệ thống phân phối được hình thành từ lâu ở thị trường EU. Mà hiện nay các doanh nghiệp chúng ta khi xuất khẩu sang thị trường này đều qua các trung gian, và vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 10% đến 15% tổng mặt hàng da giầy xuất khẩu vào EU đều phải qua trung gian.

Vì vậy để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU, doanh nghiệp nên lựa chọn tiếp cận hệ thống của các nhà phân lớn đã được hình thành ở thị trường này, hay từng bước xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp Việt nam.

Ngoài ra nên nghiên cứu khía cạnh sau:

+ Dân số EU đang có xu hướng già đi, và nó sẽ diễn ra nhanh hơn trong tương lai, đặc biệt là nhóm người có độ tuổi từ 65 trở lên. Họ sẽ là người tiêu dùng rất mạnh, họ thường có sở thích đi bộ đường dài, du lịch dài ngày và thường xuyên. Vì thế sản phẩm giầy dép ở đây họ mong muốn được thiết kế đặc biệt với nhiều tính năng, hộ trợ cơ bắp nhiều như chất liệu phải mềm, đếp thấp, lót êm, mũi giầy êm, kiểu dáng giản đơn, màu sắc không lòe loẹt và phải có độ bền cao.

+ Nghiên cứu đến thời tiết và thời vụ đó là chất xúc tác quan trọng nhưng khó nhận biết nhất. Tùy thuộc vào từng mùa vụ khác nhau tiêu dùng ở đây cũng khác nhau, nên cung cấp nhiều hơn cho thị trường EU sản phẩm giầy ống, mùa hè họ lại ưa chuộng với sản phẩm là dép lê hay có quai hậu. Và không nên cung cấp sản phẩm của một mùa mà dùng trong bốn mùa.

+ Từ sang trọng đến bình dân, phong cách tiêu dùng của người dân EU đi theo hướng từ sang trọng đến bình dân. Xu hướng náy đang tiếp diễn mạnh mẽ nhiều hơn trong tương lai tới. Bên cạnh đó, thương hiệu được xem là yếu tố số một để lựa chọn sản phẩm giầy dép sang trọng của nhiều người Châu âu đã phần nào giảm bớt.

+ Thời trang và nữ giới, các sản phẩm tuy không cần lịch lãm sang trọng nhưng nó vẫn phải thời trang. Người tiêu dùng nữ chiếm xấp xỉ 50% tại các thị trường giầy

dép ở Anh, Pháp, Đức. Tỷ lệ lao động nữ sẽ có xu hướng tăng mạnh ở các nước Ý, Tây Ban Nha…

b. Xây dựng chiến lược phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu

Không phải tự dưng chi nhánh công ty sẽ có thị trường mới, phát triển và tồn tại đứng vững ở thị trường truyền thống hay có một thị trường mới ở tương lai. Nó thực sự có được khi chi nhánh công ty có một chiến lược đúng đắn phù họp. Mở rộng thị trường sẽ đem lại cho công ty doanh thu lớn hơn qua việc tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn hay nói cách khác là doanh số bán của công ty tăng lên kéo theo lợi nhuận tăng. Do đó mà việc duy trì và tăng doanh thu xuất khẩu thì hiển nhiên công ty phải xâm nhập vào các thị trường có triển vọng lớn. Xâm nhập bằng cách mở rộng thị trường với sản phẩm hiện tại, hay mở rộng danh mục sản phẩm mới ở thị trường hiện tại hay đồng thời đưa sản phẩm mới vào thị trường mới. Đảm bảo thực hiện tốt vấn đề trên công ty phải không ngừng nghiên cứu thị trường để nắm bắt sự thay đổi đó từ đó mới đưa ra xây dựng chiến lược phát triển thị trường. Và chi nhánh công ty sẽ xác định được thị trường nào là trọng điểm để đầu tư nhiều hơn so với thị trường khác.

Bên cạnh đó chi nhánh công ty có chiến lược xây dựng phát triển cho thị trường truyền thống như thị trường EU trong đó có Đức, Anh, Hà lan…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của chi nhánh công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây (Trang 53)