Thời điểm thành lập của CN Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của chi nhánh công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây (Trang 29)

Chi nhánh Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây là đơn vị thành viên của công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây. Chi nhánh được thành lập vào tháng 09 năm 2007. Giấy chứng nhận kinh doanh số 03122000277. Đăng kí lần đầu ngày 01 tháng 11 năm 2007, đăng kí thay đổi lần 2 ngày 07 tháng 01 năm 2009. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, công ty đã sớm đi vào ổn định và phát triển. Công ty cũng không ngừng đổi mới, nâng cao và tự hoàn thiện mình.

Sang năm 2010, ngoài việc phát triển quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường kinh doanh, Công ty còn tích cực sử dụng máy móc hiện đại, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ quản lý và công nhân lao động nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời công ty cũng tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đi đôi với việc tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng… không ngừng nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh. Do đó hiện nay công ty đang có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp đất nước.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Công ty

a. Chức năng

• Nhập khẩu các nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thành phẩm các chủng loại sản phẩm da giầy.

• Kinh doanh các sản phẩm da giầy tại thị trường trong nước.

• Nhận xuất khẩu ủy thác các sản phẩm da giầy theo yêu cầu của các cơ quan đơn vị có nhu cầu.

• Liên kết các đơn vị trong và ngoài nước về lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật chuyên ngành da giầy.

• Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, sản xuất và kinh doanh, dịch vụ kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và cá kế hoạch có liên quan đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và dịch vụ của chi nhánh Công ty.

b. Nhiệm vụ

• Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển chi nhánh Công ty.

• Thực hiện chính sách cán bộ công nhân viên, chế độ quản lý tài chính, tài sản chính, lao động tiền lương do chi nhánh Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng và đời sống vật chất tốt cho cán bộ công nhân viên.

• Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển chi nhánh Công ty.

• Thực hiện chính sách cho cán bộ nhân viên, chế độ quản lý tài chính, tài sản tài chính, lao động tiền lương do chi nhánh Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng và đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên.

• Tiến hành sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, cạnh tranh bình đẳng lành mạnh với những doanh nghiệp cùng ngành nghề song song với việc hỗ trợ hợp tác với những doanh nghiệp có thiện chí hợp tác trên cơ sở bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

• Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

• Thực hiện đúng các cam kết trong các hợp đồng ngoại thương.

• Chuẩn bị đầy đủ cơ sở cần thiết cho việc hội nhập kinh tế thế giới, trước mắt là WTO

c. Ngành nghề kinh doanh và giấy phép kinh doanh

Chi nhánh Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây là đơn vị thành viên của công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây. Chi nhánh được thành lập vào tháng 09 năm 2007. Giấy

Phòng Sản xuất Giám đốc nhà máy Phó giám đốc phụ trách SX Phân xưởng Cán Phòng TC-CN Phòng Kinh Doanh Phòng Kỹ thuật Phòng TC-HC

Phân xưởng Gò Phân xưởng May

Phó giám đốcphụ trách SX phụ trách SX Phó giám đốc tài chính và công nghệ Phó giám đốc Phụ trách SX

02,81:mẫu để nghiên cứu, phân tích và so sánh, phương pháp hạch toán kế toán...( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính)chứng nhận kinh doanh số 03122000277. Đăng kí lần đầu ngày 01 tháng 11 năm 2007, chứng nhận kinh doanh số 03122000277. Đăng kí lần đầu ngày 01 tháng 11 năm 2007,

đăng kí thay đổi lần 2 ngày 07 tháng 01 năm 2009.

Các hoạt động chính của chi nhánh công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây bao gồm: Sản xuất và xuất khẩu theo đơn đặt hàng, sản xuất và tiêu thụ nội địa, gia công theo đơn đặt hàng với các mặt hàng: Giầy vải, giầy thể thao, dép sandal. Năng lực sản xuất : 1. 230. 393 đôi/ năm.

2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của chi nhánh Công ty TNHH hóadệt Hà Tây dệt Hà Tây

Chi nhánh Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây đang áp dụng cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng. Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tư vấn và tham mưu cho lãnh đạo. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ xong nhà máy vẫn đảm bảo sự giám sát và quản lý chặt chẽ từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban, phân xưởng sản xuất cũng như các bộ phận sản xuất nhằm hoàn thiện tốt nhiệm vụ sản xuất của đơn vị, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy.

Ta có thể thu gọn bộ máy quản lý của toàn bộ Nhà máy qua sơ đồ sau:

*Giám đốc nhà máy: Là người đứng đầu nhà máy chịu trách nhiệm chung về tất cả

các hoạt động chung của toàn bộ nhà máy là người chịu trách nhiệm trước chi nhánh công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây và trước toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy về quản lý điều hành.

*Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Là người tham gia cho giám đốc và trực tiếp

điều hành thiết bị và sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

*Phó giám đốc Tài chính và công nghệ : Phụ trách chính về hoạt động công nghệ

và các hoạt động nội chính của Nhà máy.

Dưới ban giám đốc còn có các phòng ban với các nhiệm vụ sau :

* Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý tổ chức lao động, tiền lương,

tiền thưởng, công tác thi đua khen thưởng thực hiện tốt các chính sách xã hội và bảo vệ chung toàn bộ tài sản của toàn bộ Nhà máy và cán bộ công nhân viên.

* Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ thu thập xử lý và cung cấp các thông

tin kinh tế cho các đối tượng trong và ngoài Nhà máy. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép, phản ứng kịp thời, đấy đủ vào hệ thống chứng từ sổ sách.

* Phòng sản xuất : Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời

kỳ điều động sản xuất, tổ chức sản xuất giữa các phân xưởng để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Đồng thời, phòng còn đảm nhiệm cung ứng vật tư cho sản xuất, có nhiệm vụ quản lý về mặt kỹ thuật bao gồm: kỹ thuật sản xuất quản lý, kỹ thuật an toàn và quản lý chất lượng sản phẩm.

* Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm của Nhà máy và phát

triển thị trường.

* Phòng kỹ thuật: Duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm, Thiết kế mẫu và Làm

quy trình sản xuất

* Phân xưởng Cán: Với nguyên liệu và các phụ gia có liên quan, để sản xuất ra Đế. * Phân xưởng may: Cắt và may phần mũ giầy.

* Phân xưởng Gò: Đế và Mũ giầy tại đây sẽ được gò thành đôi giầy thành phẩm. 2.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giầy của chi nhánh công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây

2.2.1 Khái quát về thị trường da giầy EU

a. Chính sách thương mại của EU đối với sản phẩm da giày

Chính sách ngoại thương và thuế quan

Chính sách ngoại thương của EU, gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại trên cơ sở hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau :

không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại nói chung, cũng như nhập khẩu các sản phẩm da giày nói riêng, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá , chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. Ngoài ra, EU ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “ chống xuất khẩu phá giá” đối với các sản phẩm da giày, cũng như hàng hoá nhập khẩu nói chung. Các sản phẩm giày mũ da xuất xứ Việt Nam hiện nay cũng đang bị EU áp thuế chống bán phá giá với thuế suất 10%.

Tuy nhiên, hiện nay, các mặt hàng da giày của Việt Nam vẫn được hưởng những ưu đãi trong hệ thống Thuế quan phổ cập (GSP), đây là một công cụ để EU hỗ trợ nhóm các nước đang phát triển và chậm phát triển dễ dàng thâm nhập thị trường của mình. Hiện nay, các sản phẩm giày dép được xếp vào nhóm các sản phẩm nhạy cảm (đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu) được hưởng mức thuế suất bằng 70% thuế suất MFN.

Các qui dịnh pháp lý về sản phẩm da giày nhập khẩu

Tiêu chuẩn về chất lượng :Các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU phải đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000. Đây là hệ thống quản lý chất lượng của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO).

Tiêu chuẩn về môi trường : Sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các qui định về môi trường như vấn đề hàm lượng chất phụ gia, bao bì sản phẩm, hoá chất, ô nhiễm môi trường và không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh… Những vấn đề này phải đáp ứng được các qui định trong hệ thống “ Luật sản phẩm môi trường của liên minh châu Âu”. EU ban hành hệ thống này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.

Quy định về nhãn hiệu hàng hoá : Theo qui định này thì các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU phải tuân theo những qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá theo như những qui định của Công ước Paris.

Các qui định về xuất xứ hàng hoá : Để được hưởng ưu đãi GSP, các doanh nghiệp xuất khẩu da giày của các nước đang phát triển và chậm phát triển phải tuân thủ các qui định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A ( C/O form A ) do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.

Các qui định về bao bì và phế thải bao bì sản phẩm : Đối với mặt hàng da giày, bao bì đóng gói sản phẩm phải tuân thủ các qui định về quả lý bao bì và phế thải bao

bì do EU ban hành. Qui định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối thiểu lượng phế thải bao bì từ nguồn nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường.

Ngoài ra thì các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm an toàn và các biệu pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khác.

b. Đặc điểm của thị trường da giày EU 1. Các thị trường chủ yếu

Những năm gần đây, thị trường da giày EU đã có sự đổi hướng từ sử dụng hàng rẻ tiền, sản xuất đại trà sang những chủng loại có tiêu chuẩn cao hơn, phù hợp với từng cá nhân. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hoá, truyền thống và thị hiếu giữa các nước trong khối EU đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong sở thích tiêu dùng của thị trường này. Các thị trường chủ yếu và quan trọng của EU là Đức, Italia, Pháp, Anh và Hà Lan. Các nước này chiếm tới 81% tổng số giày dép tiêu thụ của EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của chi nhánh công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w