Cơ hội và triển vọng phát triển của ngành da giầy Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của chi nhánh công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây (Trang 50)

- Chi nhánh Công ty còn tích cực khai thác, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và chủ động tìm kiếm bạn hàng trong nước, đặc biệt là bạn hàng nước ngoài, chú trọng và

3.1. Cơ hội và triển vọng phát triển của ngành da giầy Việt Nam đến năm

Theo dự báo của các chuyên gia, qua việc chịu ảnh hưởng từ việc liên minh châu Âu (EU) áp thuế bán phá giá 10% đối với các loại giày mũ da nhập từ Việt Nam, trong những năm tới đây, ngành da giày sẽ có nhiều cơ hội phát triển do nhu cầu tiêu dùng tại thị trường EU sẽ ngày càng tăng, sự thay đổi trong cách thức tiêu dùng của nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là giới trẻ với xu hướng thời trang ngày càng đa dạng và phong phú. Cụ thể đối với một số thị trương lớn như sau :

• Dự đoán chi tiêu cho giày dép của người Đức sẽ tăng khoảng từ 1 – 1,5%/năm . Đáng chú ý là trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ sẽ tập trung ở các loại giày dép thông thường và giày dép nhẹ nhàng.

• Đối với thị trường Anh, do giá giày dép giảm nhiều so với các nước khác thuộc EU nên dự đoán trong giai đoạn tới chi tiêu cho giày dép tăng khoảng 2% năm. Hơn nữa, xu hướng bình dân hoá đang tạo sự ra sự cạnh tranh về giá mạnh hơn dưới dạng chiết khấu.

• Với thị trường giày dép của Pháp, dự đoán tăng trưởng vào mức trung bình của EU. Trong khị thị trường Italia sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với mức trung bình của EU, đặc biệt trong vòng vài năm tới. Thị trường Hà Lan đã có xu hướng hồi phục rõ rệt trong mấy năm gần đây sau một thời gian dài phát triển chậm chạp. Cũng giống như Đức, các loại giày dép thông thường và nhẹ nhàng sẽ chiếm ưu thế và được người tiêu dùng Hà Lan ưa chuộng.

Mặt khác, qua sự kiện EU áp thuế chống bán phá giá 10% đối với mặt hàng da giầy của Việt Nam cũng là một cơ hội tốt đế sàng lọc và buộc các doanh nghiệp phải tự vươn lên bởi trong thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp da giày Việt Nam không có sự đầu tư thoả đáng để làm giày xuất khẩu, tức là không có đội ngũ kỹ thuật, quản lý, thiết kế mẫu hay nói cách khác là thiếu nền tảng phát triển ngành. Một số doanh nghiệp thực chất là cho thuê nhà xưởng , ăn tỷ lệ phần trăm trên từng đôi giày vì đây là cách làm nhẹ nhàng và không rủi ro. Toàn bộ doanh nghiệp thực chất là cho khách hàng thuê và họ đưa người vào quản lý sản xuất , kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy đây chính là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi giày da Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá.

Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận những thành tựu và kinh nghiệm tiên tiến của các nước trong WTO về quản lý kinh tế , quản lý sản xuất kinh doanh, về điều hành các mặt của đời sống xã hội.

Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được sự cần thiết phải thực hiện triển khai các yêu cầu về công nghệ. quản lý điều hành sản xuất, đạo đức kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của người lao động, đảm bảo duy trì mối quan hệ bạn hàng, đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội nhập.

Các cơ chế chính sách của chính phủ về tháo gỡ thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong năm 2003 – 2005 và cơ chế 2006 – 2010 tiếp tục phát huy tác dụng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Cơ sở hạ tầng của nhiều doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp và đầu tư mới đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, thông thoáng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của chi nhánh công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w