Thiết kế các vấn đề đề tài học tập giải quyết vấn đề có liên quan đến thực tiễn

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học - phần kim loại hóa học lớp 12 nâng cao - trung học phổ thông (Trang 57)

thực tiễn đời sống trong dạy học phần kim loại lớp 12 nâng cao – THPT.

Trong dạy học hóa học, phần kiến thức về ứng dụng của các chất chính là sợi dây liên kết giữa lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh hiểu đƣợc vai trò của hóa học đối với đời sống của con ngƣời, xã hội, từ đó kích thích học sinh tìm tòi sáng tạo, tăng hứng thú học tập cho học sinh.

Chƣơng trình hóa học THPT – nâng cao, kiến thức về phần ứng dụng các chất đƣợc đƣa vào khá đầy đủ. Nhƣng do thời gian cho học phần ứng dụng không nhiều nên cơ sở lý thuyết và nội dung cụ thể của từng phần ứng dụng hầu nhƣ không đƣợc trình bày chi tiết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bài học thiếu đi tính thực tiễn sinh động.

Vì vậy, việc dạy học cần làm cho học sinh thấy rõ ý nghĩa, giá trị của môn học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh nghiên cứu dƣới dạng những vấn đề - đề tài, dự án có liên quan đến thực tiễn. Thông qua việc thực hiện đề tài, học sinh không những nắm vững kiến thức môn học mà còn rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề phức tạp, năng lực hợp tác làm việc theo nhóm. Giáo viên có thể sử dụng PPDH dự án để phát triển các năng lực đó cho học sinh. Trong khuân khổ luận văn này tôi xin đƣa ra một số đề tài dạy học có thể sử dụng trong dạy học dự án vận dụng các kiến thức phần kim loại lớp 12 – THPT.

1. Dự án xử lý nguồn nƣớc sinh hoạt nhiễm sắt.

2. Dự án sản xuất gang (từ công nghiệp đúc, chế tạo thủ công) 3. Dự án sản xuất các sản phẩm từ đồng.(làng nghề đúc đồng)

Mục đích: giới thiệu quy trình sản xuất và các sản phẩm làm từ gang, đồng của địa phƣơng, tại Thủy Nguyên Hải Phòng.

 Dự án 1: Xử lý nguồn nƣớc sinh hoạt nhiễm sắt. Dự án xử lý nguồn nƣớc sinh hoạt nhiễm sắt.

59

Mục tiêu của dự án: Học sinh biết đƣợc tác hại của nƣớc nhiễm sắt và biện pháp xử lý nƣớc giếng ngầm nhiễm sắt.

Câu hỏi tổng quát: Vai trò, ý nghĩa của nƣớc ngầm đối với sự sống? Câu hỏi định hƣớng

1) Thực trạng vấn đề nƣớc sạch ở địa phƣơng? 2) Nƣớc ngầm thƣờng bị nhiễm các loại ion nào?

3) Nƣớc giếng nhiễm sắt gây ra những tác hại gì đến đời sống và sức khỏe của con ngƣời?

4) Cách thức nhận biết nƣớc giếng nhiễm sắt? 5) Biện pháp xử lí nƣớc giếng nhiếm sắt?

- Xây bể lọc nƣớc nhiễm sắt (cho các lớp chất lọc: cát, sỏi, than hoạt tính)

- Xây giàn phun nƣớc giếng trƣớc khi đƣa nƣớc vào bể lọc. - Cách xử lí ở gia đình, ở địa phƣơng

Tài liệu tham khảo.

- Sách giáo khoa, tài liệu học tập, báo chí, mạng. - Khảo sát bể lọc của một số gia đình ở địa phƣơng.

 Dự án 2: Sản xuất gang – Làng nghề đúc gang truyền thống Mục tiêu:

- Học sinh nắm đƣợc nguyên tắc quy trình sản xuất gang trong công nghiệp, sản xuất gang thủ công và các sản phẩm đúc gang của làng nghề ở địa phƣơng.

- Những ảnh hƣởng của quá trình sản xuất ở làng nghề đúc gang đến sự phát triển kinh tế và môi trƣờng sống.

- Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng

Câu hỏi tổng quát: Gang là gì? Vai trò quan trọng của gang trong đời sống và nó đƣợc sản xuất nhƣ thế nào?

Câu hỏi định hƣớng:

60 phát triển kinh tế của địa phƣơng?

2. Xu hƣớng phát triển của nghề đúc gang truyền thống của địa phƣơng?

Câu hỏi nội dung:

1. Kể tên một số mặt hàng truyền thống đƣợc làm từ gang của làng nghề? Sự phát triển của nghề đúc gang có ý nghĩa nhƣ thế nào đến các hoạt động của con ngƣời, sự phát triển kinh tế của địa phƣơng?

2. Tình hình phát triển của nghề đúc gang tại địa phƣơng hiện nay nhƣ thế nào? Những điểm mới trong quá trình sản xuất và đúc gang?

3. Những nguy cơ và biện pháp làm giảm tác hại đến môi trƣờng trong quá trình sản xuất gang?

4. Kể tên một số nguồn nguyên liệu chính sản xuất gang? Các phƣơng pháp luyện gang?

5. Nguyên tắc sản xuất gang? Quy trình kĩ thuật, các phản ứng hóa học xẩy ra trong quá trình nấu gang? Đặc điểm lò luyện gang ở địa phƣơng?

6. Những vấn đề cần chú ý trong quá trình luyện gang? Cách khắc phục?

7. Quy trình và cách thức tạo khuôn cho một số sản phẩm đƣợc đúc từ gang của làng nghề?

Từ bộ câu hỏi định hƣớng các nhóm thảo luận, lập LĐTD xác định các nhiệm vụ, vấn đề cần giải quyết, các hoạt động học tập cần thực hiện.

 Dự án 3: Sản xuất các sản phẩm từ đồng.( nghề đúc đồng ở địa phƣơng)

Mục tiêu:

- Nắm đƣợc phƣơng pháp sản xuất đồng và hợp kim của nó?

- Có kiến thức thực tế về nguyên liệu, quy trình, các yếu tố kĩ thuật trong nghề đúc đồng ở địa phƣơng để tạo ra các sản phẩm của làng nghề.

- Xác định ảnh hƣởng của làng nghề đúc đồng đến sự phát triển kinh tế và môi trƣờng sống để có những đề xuất khắc phục ô nhiễm môi trƣờng.

61

Câu hỏi tổng quát: Các sản phẩm làm từ đồng đƣợc sản xuất nhƣ thế nào? Vai trò của nghề đúc đồng đối với sự phát triển kinh tế của địa phƣơng?

Câu hỏi định hƣớng:

1) Nguyên tắc và phƣơng pháp sản xuất đồng (tìm hiểu qua nội dung kiến thức phần điều chế kim loại?)

2) Lịch sử nghề đúc đồng ở địa phƣơng, trong nƣớc? Vai trò của làng nghề đúc đồng trong sự phát triển kinh tế của địa phƣơng?

3) Nguyên liệu, quy trình sản xuất, quá trình và kĩ thuật tạo sản phẩm đúc đồng ở địa phƣơng?

4) Các sản phẩm đúc từ đồng, giá trị của chúng?

5) Ảnh hƣởng của quá trình đúc đồng đến môi trƣờng? Các phƣơng án đề xuất khắc phục?

Tài liệu tham khảo.

- Sách giáo khoa – Tham khảo từ báo chí. - Qua mạng internet – các trang Web

- Tham quan thực tế làng nghề tại địa phƣơng

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học - phần kim loại hóa học lớp 12 nâng cao - trung học phổ thông (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)