Sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học ở trường

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học - phần kim loại hóa học lớp 12 nâng cao - trung học phổ thông (Trang 26)

ở trường THPT hiện nay

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm nên trong quá trình dạy học phải luôn gắn với thực nghiệm và phƣơng pháp tƣ duy logic, việc sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề vào các bài dạy hóa học có thể chia làm hai loại nhƣ sau:

- Loại bài có sử dụng thí nghiệm - Loại bài không sử dụng thí nghiệm

1.3.7.1. Quy trình sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trong các bài dạy có sử dụng thí nghiệm [10]

Theo quan điểm của tác giả Lê Văn Năm trong [10] quy trình dạy học sinh giải quyết các vấn đề trong các bài có sử dụng thí nghiệm đƣợc tiến hành theo những bƣớc sau:

28

GV đặt vấn đề cần nghiên cứu thông qua việc nhắc lại kiến thức cũ và tiến hành thí nghiệm đã quen biết trong điều kiện mới, từ đó yêu cầu học sinh suy nghĩ và nhận xét qua quan sát các dấu hiệu của thí nghiệm.

Bƣớc 2: Phát biểu vấn đề

Trên cơ sở phân tích những dấu hiệu, hiện tƣợng đã quan sát đƣợc, giáo viên hƣớng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa dấu hiệu bề ngoài với bản chất của các quá trình và trả lời hệ thống câu hỏi nhận thức (câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chƣa biết)

Bƣớc 3: Xác định phƣơng hƣớng giải quyết – nêu giả thuyết

GV yêu cầu học sinh đƣa ra các giả thuyết, cách thức chứng minh giả thuyết.

Bƣớc 4 và 5: Lập kế hoạch giải và giải theo giả thuyết

GV hƣớng dẫn học sinh nên kế hoạch và tiến hành các hoạt động thực hiện kế hoạch nhằm chứng minh cho giả thuyết. Học sinh có thể tiến hành thực nghiệm (làm thí nghiệm) hoặc nghiên cứu lý thuyết để đƣa ra những luận cứ xác thực chứng minh cho giả thuyết ban đầu.

Bƣớc 6: Đánh giá việc thực hiện thuật giải

Căn cứ vào kết quả của các hoạt động nghiên cứu ở trên và quá trình phân tích so sánh kết quả thu đƣợc để đi đến công nhận hay bác bỏ giả thuyết ban đầu.

Bƣớc 7: Kết luận về lới giải.

GV chỉ ra giả thuyết đúng, chỉnh lý, bổ sung và chốt lại kiến thức mới cần lĩnh hội.

Bƣớc 8: Kiểm tra lại kiến thức vừa tiếp thu và dạy học sinh tập vân dụng kiến thức.

GV tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức vào các tình huống tƣơng tự hoặc cho học sinh vận dụng kiến thức vừa tiếp thu vào giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan.

29

học nghiên cứu về chất mà không sử dụng thí nghiệm [10]

Đối với những bài học có nội dung không liên quan đến một hiện tƣợng (biến đổi) hóa học hoặc không có điều kiện tiến hành thí nghiệm, hay những bài học mang tính chất hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của một phần trong một chƣơng của SGK. Hoặc là những bài, những phần liên quan đến một vấn đề lý thuyết, mô tả các vật mẫu, vật liệu, sản phẩm hay trạng thái tự nhiên và ứng dụng của các chất. Với dạng bài này GV cho học sinh nghiên cứu tài liệu và tiến hành dạy học bằng phƣơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề theo quy trình sau:

Bƣớc 1: Đặt vấn đề

Dựa vào kiến thức đã học GV yêu cầu học sinh phân tích, so sánh về các mối quan hệ giữa cấu tạo với tính chất vật lý, tính chất hóa học: Cấu tạo – tính chất – điều chế; cấu tạo – tính chất – trạng thái tự nhiên… để phát hiện ra mâu thuẫn.

Bƣớc 2: Phát biểu vấn đề

GV yêu cầu học sinh giải thích về nguyên nhân của tính quy luật và những mối quan hệ giữa các hệ thống kiến thức nêu trên.

Bƣớc 3: Xác định phƣơng hƣớng giải quyết – đề xuất giả thuyết

GV đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết, nêu giả thuyết hoặc đƣa ra các câu hỏi để học sinh tự đề xuất các giả thuyết.

Bƣớc 4 và 5: Lập kế hoạch giải và giải theo giả thuyết

Hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh và trả lời các câu hỏi, phủ nhận giả thuyết này, xác nhận giả thuyết kia để đi đến thống nhất một vấn đề nào đấy.

Bƣớc 6: Đánh giá kế hoạch giải

Kiểm tra hệ thống câu trả lời về nội dung và logic lập luận để xem giả thuyết đúng hay sai.

Bƣớc 7: Kết luận về lời giải

30

Bƣớc 8: Kiểm tra lại kiến thức cấn tiếp thu đƣợc qua một ví dụ khác

Ví dụ: Khi nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của các kim loại, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, hệ thống bảng tuần hoàn để xây dựng bảng so sánh, tổng kết, hệ thống hóa kiến thức. Công việc này học sinh có thể tự lập hoặc làm trên lớp dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học - phần kim loại hóa học lớp 12 nâng cao - trung học phổ thông (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)