Khi giảng dạy hai chƣơng 6 và 7, đi sâu nghiên cứu tính chất cụ thể của từng chất cần chú ý đến vệc bảo đảm một số nguyên tắc dạy học sau:
Nguyên tắc 1: Giảng dạy các bài về chất – nguyên tố hóa học ở bất cứ một giai đoạn nào cũng cần phải sử dụng phƣơng tiện trực quan, thí nghiệm hóa học để truyền thụ kiến thức.
Quá trình nhận thức của học sinh thực hiện theo con đƣờng từ trực quan sinh động đến biểu tƣợng và hình thành khái niệm. Chỉ từ sự quan sát các chất thực, các mẫu chất, các mô hình thí nghiệm, tranh vẽ sinh động học sinh mới có thể biểu tƣợng đúng đắn và hiểu đầy đủ về tính chất của các chất và quá trình biến đổi của chúng…. Các kiến thức mới đƣợc khắc sâu, nhớ lâu
41 trong trí óc học sinh.
Nguyên tắc 2: Khi nghiên cứu các chất phải đặt chúng trong mối quan hệ với các chất khác theo sự biến đổi qua lại với nhau, không nên tách biệt chúng vì các chất chỉ thể hiện tính chất thông qua sự biến đổi, tƣơng tác với các chất khác.
Nguyên tắc 3: Khi nghiên cứu sự biến đổi của các chất ngoài việc dùng thí nghiệm để minh họa cho các biến đổi cần vận dụng lý thuyết chủ đạo để giải thích bản chất các biến đổi đó giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức và thông qua đó rèn luyện các thao tác tƣ duy cho họ.
Học xong bài tính chất của chất khi đã nghiên cứu trƣớc lý thuyết chủ đạo GV luôn đặt ra câu hỏi yêu cầu học sinh lý giải “ tại sao chúng lại có các tính chất đó?”
Qua giải thích ta cần làm rõ mối quan hệ: - Thành phần cấu tạo ↔ tính chất
- Tính chất của các chất ↔ ứng dụng và phƣơng pháp điều chế
Nguyên tắc 4: Trong khi dạy bài về chất cần nghiên cứu sự vận động, chu trình biến hóa của các chất trong tự nhiên để học sinh có những hiểu biết về cách bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên, xử lý sản phẩm thừa trong quá trình sản xuất.