Mô hình 3D TIN (Tetrahedral network, TEN)

Một phần của tài liệu Mô hình hóa bản đồ ba chiều và ứng dụng (Trang 40)

Về cơ bản, 3D TIN là sự mở rộng của 2D TIN, đôi khi được gọi là TEN (viết tắt của Tetrahedral Network). Một đối tượng được mô tả bởi các khối tứ diện (tetrahedra) liền với nhau như không chồng lắp. Tương tự với 2D TIN, TEN có nhiều ưu điểm trong thao tác, hiển thị và phân tích. Một TEN được tạo nên từ một khối tứ diện (tetrahedra) bao gồm 4 đỉnh, 6 cạnh và 4 mặt. Biểu diễn này đã được coi như là một cấu trúc dữ liệu hữu ích trong khoa học trái đất bởi các nhà nghiên cứu trong một vài thời điểm. Nó có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật tương tự với 2D TIN. Nếu chúng ta xây dựng 2D TIN từ xử lý 2D Voronoi, thì các xử lý 2D Voronoi có thể được mở rộng sang 3D. 3D TIN có thể nhận được từ các khối đa diện 3D Voronoi.

Hình 2.12: Ví dụ mô hình 3D TIN (TEN) [8]

Các nghiên cứu trước đây chi ra rằng TENs có vài ưu điểm so với các cấu trúc đặc khác. Các ưu điểm này đó là nó là cấu trúc dữ liệu đơn giản nhất có thể được đưa về các biểu diễn đặc điểm, đường, vùng và khối; nó hỗ trợ việc xử lý cấu trúc hình học nhanh và nó cũng tạo thuật tiện cho việc hiển thị nhanh. Tuy nhiên, công việc trên khối tứ diện trong GIS là rất hạn chế. Hình chụp màn hình minh họa trong Hình 2.14 đưa ra một ví dụ của 3D TINs được tạo từ các tập dữ liệu lỗ bên trong đã được mô phỏng (simulated boreholes datasets) của hình 2.13. Mỗi lỗ bên trong (borehole) đều có vài vị trí độ cao với cùng tọa độ XY.

Ví dụ cụ thể này chỉ ra rằng TEN có thể được sử dụng để thao tác các đối tượng 3D dưới lòng đất như các lỗ bên trong (boreholes). Việc tính toán thể tích của thạch học (lithologies) giữa các lỗ bên trong là một trong các công việc có khả năng của mô hình hóa 3D. Các ứng dụng khác như là việc tạo ra bề mặt chuẩn (iso-surface generation) cũng có thể thường xuyên được yêu cầu trong các ứng dụng khoa học trái đất.

Hình 2.13: Ví dụ các lỗ khoang trong lòng đất (boreholes) giả định

Hình 2.14: Ví dụ của biểu diễn TIN 3D đối với các lỗ khoang trong lòng đất

(boreholes)

Hình 2.15 minh họa tóm tắt về các biểu diễn dựa trên khối mà có thể được sử dụng đối với các đối tượng 3D.

Hình 2.15: Các loại biểu diễn khối [8]

Một phần của tài liệu Mô hình hóa bản đồ ba chiều và ứng dụng (Trang 40)