Biểu diễn biên biểu diễn một đối tượng bằng cách kết hợp biểu diễn của các nguyên tử (đã được định nghĩa trước), bao gồm: điểm, cạnh, mặt và khối. Ví dụ các
phần tử dạng điểm như các điểm độc lập, điểm đường bình độ, và các điểm phụ khác mà nó xấp xỉ một đường cong hoặc một bề mặt. Ví dụ của các cạnh là các đường thẳng, đường cong và các đường tròn. Ví dụ của các mặt là các mặt phẳng đa giác và bề mặt của các đối tượng không gian khác như là mặt cong, mặt nón và mặt trụ. Khối là phần mở rộng thêm của thành phần mặt để biểu diễn các đặc trưng khối trong biểu diễn biên (B-rep). Chúng có lẽ bao gồm các hình hộp, các hình nón, hình trụ, và các kết hợp khác. Để biểu diễn một đối tượng bởi mô hình này, một phần tử của B-rep cần phải có một thành phần dữ liệu hình học, một mã định danh của thành phần và mối quan hệ của nó với các phần tử khác. Hình 2.7 chỉ ra một biểu diễn B-rep đơn giản của một đối tượng polygon. Ở đây thành phần chính để cấu tạo nên đối tượng là kết hợp các nguyên tử, ví dụ: kết hợp các điểm tạo nên cạnh, kết hợp các cạnh tạo nên mặt phẳng.
Hình 2.7: Biểu diễn B-rep của polygon phẳng [8]
Đối với các bề mặt không phẳng, các chức năng làm trơn bề mặt như các chức năng Bezier bề mặt hoặc các chức năng B-spline có thể được kết hợp trong việc tạo ra bề mặt, và thường phải xử lý một khối lượng tính toán hình học phức tạp tương đối lớn. Mặc dù B-rep là thông dụng trong CAD/CAM, bởi độ phức tạp tính toán và các phép toán Boolean không có hiệu quả, nên B-rep chỉ phù hợp với các đối tượng chính tắc và phẳng. Trong GIS, việc sử dụng B-rep để biểu diễn các đối tượng không gian là rất hạn chế bởi các mô hình này cần được chỉnh sửa theo cách mà ba thành phần dữ liệu không gian cơ bản, ví dụ: dữ liệu hình học, dữ liệu thuộc tính và dữ liệu định danh đối tượng có thể được lưu trữ cùng với dữ liệu hình học liên quan. Hình 2.8 giải thích tóm tắt của biểu diễn dựa trên bề mặt của các đối tượng 2D.
Hình 2.8: Các loại biểu diễn mặt [8]