II. Sự cháy và sự oxi hóa.
Bài 29: BÀI LUYỆN TẬP 5 I MỤC TIÊU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương IV
về oxi, không khí. một số khái niệm mới là sự oxi hóa, oxit, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tính toán theo phương trình hóa học và công thức hóa học, đặc biệt là các công thức và phương trình hóa học có liên quan đến tính chất, ứng dụng, điều chế oxi.
- Tập luyện cho HS vận dụng các khái niệm cơ bản đã học để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương IV.
3. Thái đô : HS yêu thích môn học
II. CHUẨN BI
1. Giáo viên : Chuẩn bị đề bài tập 3,4,5,6,7 SGK/ 100, 101. 2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài học trong chương IV
- Xem trước phần II SGK/ 97 - Ôn lại các bài từ bài 24 – bài 28
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp: (1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?
3.Bài mới:
Thời
gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lại 1 số kiến thức cần nhớ
15 phút
*Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập:
-Hãy trình bày những tính chất cơ bản về:
+Tính chất vật lý. +Tính chất hóa học. +Ứng dụng.
+Điều chế và thu khí oxi.
-Thế nào là sự oxi hóa và chất oxi hóa ?
-Thế nào là oxit ? Hãy phân loại oxit và cho ví dụ ?
-Hãy cho ví dụ về phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy ?
* Hoạt động nhóm, để trả lới các câu hỏi của GV.
-Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. -HS cho ví dụ và rút ra đặc điểm khác nhau giữa 2 loại phản ứng. I. Kiến thức cần nhớ: II. Một số công thức cần nhớ: - khối lượng: m = n . M - Thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn: V = n . 22,4
-Không khí có thành phần về thể tích như thế nào ?
-Tổng kết lại các câu trả lời của HS.
Hoạt động 2: Luyện tập
22 phút
-Yêu cầu HS trao đổi nhóm làm các bài tập 3,4,5,6,7 SGK/ 100, 101
-GV nhắc HS chú ý: oxit axit thường là oxit của phi kim nhưng 1 số kim loại có hóa trị cao cũng tạo ra oxit axit như Mn2O7, … -Bài tập: Nếu đốt cháy 2,5g P trong 1 bình kín có dung tích 1,4 lít chứa đầy không khí (đktc). Theo em P có cháy hết không ? -Hướng dẫn HS: +VKK =5.VO2 VO VKK 5 1 2 = ⇒ Lập tỉ lệ: Tìm chất dư ? -Hướng dẫn HS làm bài tập 8 SGK/ 101 +Tìm thể tích khí oxi trong 20 lọ ?
+Tìm khối lượng KMnO4 theo phương trình phản ứng ?
+Tìm khối lượng KMnO4 hao hụt 10% ?
+Khối lượng KMnO4 cần = khối lượng KMnO4 phản ứng + khối lượng KMnO4 hao hụt.
-HS hoạt động nhóm. Bài tập 3:
+Oxit bazơ: Na2O , MgO , Fe2O3
+Oxit axit: CO2 , SO2 , P2O5
Bài tập 4: d Bài tập 5: b, c, e.
Bài tập 6: phản ứng phân hủy: a, c, d. Bài tập 7: a, b. Giải:VKK =5.VO2 VO VKK 5 1 2 = ⇒ = 0,28 (l) mol nO2 =0,0125 nP =0,08mol Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 2P2O5 4 mol 5 mol Đề bài 0,08 mol 0,0125 mol Ta có tỉ lệ: 5 0125 , 0 4 08 , 0 〉 P dư. -Bài tập 8: + Thể tích khí oxi trong 20 lọ: 20.100 = 2000 ml = 2 lít. mol nO 0,0893 4 , 22 2 2 = =
a. 2 KMnO4 K2MnO4 + O2 + MnO2
mol nKMnO4 =2.0,0893=0,1786 g m pu KMnO 28,22 ) ( 4 = g m hao KMnO 2,822 100 10 . 22 , 28 ) ( 4 = = 4 KMnO m (cần) = 28,22 + 2,282 = 31g 4. Dặn dò: (2 phút) -Học bài. -Làm bài tập 4,5 SGK/ 31 -Đọc bài 9 SGK / 32,33 Duyệt TCM :………
Ngày dạy: 19/2/2013 TCT: 45
Bài 30: THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý
như: ít tan trong nước, nặng hơn không khí ; và tính chất hóa học của oxi đặc biệt là tính oxi hóa mạnh
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm,
biết cách nhận biết được khí oxi và bước đầu biết tiến hành 1 vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.
3. Thái đô : HS hứng thú với môn Hóa học
II. CHUẨN BI
1. Giáo viên :
- Hóa chất: Thuốc tím (KMnO4), KClO3 , MnO2, S, bột than.
- Dụng cụ: Ống nghiệm và giá ống nghiệm, muôi sắt, đèn cồn, que đóm, quẹt diêm, nút cao su, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh, bình thuỷ tinh (2), bông gòn
2. Học sinh:
-Ôn lại bài: tính chất hóa học của oxi. -Kẻ bản tường trình vào vở:
STT Tên thí nghiệm Hóa chất Hiện tượng PTPƯ - Giải thích 01
02 03
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp: (1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Nêu tính chất hóa học của oxi? Các cách điều chế để thu được khí oxi?
3.Bài mới:
Thời
gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm 1
15 phút
-Hướng dẫn HS lắp ráp dụng cụ và thu khí oxi.
-Lưu ý HS:
+Khi điều chế oxi, miệng ống nghiệm phải hơi thấp xuống dưới. +Ống dẫn khí đặt gần đáy ống nghiệm thu khí oxi.
+Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm trước khi đun tập trung vào 1 chỗ.
Nghe, ghi nhớ cách điều chế và thu khí oxi
Tiến hành thí nghiệm 1. Phương trình phản ứng: 2KClO3 2KCl + 3O2
1. Thí nghiệm 1:
điều chế và thu khí oxi
+Khi thu oxi bằng cách đẩy nước, cần rút ống dẫn khí ra khỏi chậu nước trước khi tắt đèn cồn.
-Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí, theo em làm cách nào để biết không khí trong ống nghiệm đã đầy ?
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm 2
22 phút
Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2:
+Dùng muôi sắt lấy 1 ít S bột. +Đốt muôi sắt chứa S trong không khí và nhanh chóng đưa muôi sắt vào trong lọ chứa khí oxi. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích ?
*Bài tập : Lấy 1 ít hỗn hợp gồm KClO3 và bột than cho vào ống nghiệm dày đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Các em hãy quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích ?
Gợi ý:
Vì CO2 sinh ra cuốn theo các hạt bột than nóng đỏ và muối KCl sinh ra bị cháy với ngọn lửa màu tím bị đẩy ra khỏi miệng ống nghiệm nên phát sáng rất đẹp.
-Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, chú ý lấy lượng S vừa phải. -Theo dõi thí nghiệm biểu diễn của GV, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. S + O2 SO2 3. Thí nghiệm 3:Đốt sắt trong oxy 3Fe + 2O2 o t →Fe3O4 Thí nghiệm 2: đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.
4. Dặn dò: (2 phút)
-GV cho học sinh viết bảng thu kế hoạch của bài thực hành vừa xong theo mẫu. -Ôn lại các khái niệm cơ bản và bài tập trong chương 4
Duyệt TCM :………
Ngày dạy: 20/2/2013 TCT: 46 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Củng cố lại các kiến thức ở chương 4. 2. Kỹ năng:
Vận dụng thành thạo các dạng bài tập: +Nhận biết.
+Tính theo phương trình hóa học. +Cân bằng phương trình hóa học.. 3. Thái đô : HS hứng thú với môn Hóa học
II. CHUẨN BI
1. Giáo viên : Đề kiểm tra 1 tiết
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức ở chương 4
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp: (1 phút) 2. Đề kiểm tra (lưu trữ) 3.Đáp án (lưu trữ)
Duyệt TCM :………
Ngày dạy: 26/2/2013 TCT: 47
CHƯƠNG 5: HIĐRO VÀ NƯỚC