Tiết 82: Đọc văn: Nỗi thƣơng mình

Một phần của tài liệu Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn (Trang 75)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.Tiết 82: Đọc văn: Nỗi thƣơng mình

NỖI THƢƠNG MÌNH (Trích Truyện Kiều) - NGUYỄN DU- Thời lượng: 45P Ngày soạn: 20/10/2010 Lớp dạy: 10A2, 10A10

3.2.1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

*. Về kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu đƣợc Kiều- một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã buộc phải chấp nhận thân phận kỹ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đó thấy đƣợc chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả: thƣơng cảm, trân trọng đối với nhân vật

- Hiểu đƣợc rằng Kiều có ý thức rất cao về phẩm giá bản thân. Nỗi niềm thƣơng thân tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến trong ý thức về cá nhân của con ngƣời trong văn học trung đại

- Nắm đƣợc nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình, cảnh cũng nhƣ nội tâm nhân vật.

*. Về kỹ năng

- Phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình, đọc thơ trữ tình, thể lục bát…

*. Về thái độ

- Dạy và học nghiêm túc, nhằm triển năng lực tự học và tƣ duy sáng tạo cho học sinh.

- Hƣớng dẫn tự nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu khác…

3.2.2.THIẾT KẾ BÀI HỌC

*. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

+ Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn - Thiết kế bài học

+. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi

- Chuẩn bị bài theo định hƣớng sách giáo khoa

*. Tổ chức hoạt động dạy học

- Hoạt động 1

+ Ổn định tổ chức + Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng đoạn trích Trao duyên và nêu chủ đề đoạn trích? + Bài mới

- Truyện Kiều tác phẩm chứa chan tinh thần nhân đạo, nội dung nhân đạo đó phần nào đƣợc thể hiện trong “Trao duyên”. Tấc lòng của Nguyễn Du không chỉ thể hện ở niềm cảm thông với nỗi đau bi kịch tình yêu, ở sự đề cao khát vọng tình yêu mà còn thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi đau thân phận và sự đề cao ý thức phẩm giá của nhân vật Thuý Kiều. Chúng ta sẽ hiểu thêm khía cạnh đó trong đoạn trích “Nỗi thƣơng mình”

Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt

- Hoạt động 2: HD tìm hiểu tiểu dẫn

- GV nêu vấn đề, định hƣớng, nhận xét

- HS suy nghĩ trao đổi, thảo luận theo định hƣớng - Học sinh đọc tiểu dẫn và xác định vị trí, nội dung đoạn trích? - Hoạt động 3: HD đọc hiểu - GV nêu vấn đề, định hƣớng, nhận xét

- HS thảo luận theo định hƣớng - Gọi HS đọc GV nhận xét - Đoạn trích có bố cục nhƣ thế nào? 3.2.2.1. Tiểu dẫn * Vị trí: Đoạn trích từ câu 1229- 1248

* Nội dung: Sau khi mua Kiều, Mã Giám Sinh đƣa Kiều đến lầu xanh của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mƣu biến nàng thành kỹ nữ nhƣng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích diễn tả tình cảnh trớ trêu mà nàng gặp phải và nỗi niềm thƣơng thân xót phận của Kiều.

3.2.2.2. Đọc hiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đọc và tìm hiểu bố cục

- Đọc: giọng chậm, xót xa, ngậm ngùi

- Bố cục:

+ 4 câu đầu: Hoàn cảnh sống của Kiều ở lầu xanh + 16 câu tiếp: Tâm trạng của Kiều

- 4 câu đầu là lời của ai?

- Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh đƣợc miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

~ Cũng có thể chia 3 phần:

+ 4 câu đầu: Hoàn cảnh sống của Kiều ở lầu xanh + 8 câu tiếp: Tâm trạng Kiều trong cảnh sống ấy + 8 câu cuối: Khái quát nỗi niềm của nhân vật

* Đọc hiểu chi tiết

=> Bốn câu đầu: Hoàn cảnh sống của Thuý Kiều ở lầu xanh:

“ Biết bao bƣớm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng trận cƣời suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim,

Sớm đƣa Tống Ngọc tối tìm Trƣờng Khanh.”

- Là lời của tác giả và kể về cảnh sống của Kiều ở lầu xanh Tú bà

- Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh đƣợc hiện lên qua các ẩn dụ

+ Hình ảnh: “bƣớm lả ong lơi” để chỉ sự đua cợt, lả lơi của khách làng chơi

“lá gió cành chim, cuộc say , trận cƣời” chỉ những ngƣời kỹ nữ phải tiếp khách bốn phƣơng

+ Điển tích: Tống Ngọc, Trƣờng Khanh: chỉ khách làng chơi phong lƣu

- Từ ngữ, hình ảnh đó khái quát điều gì?

- Vậy tâm trạng của Kiều trong cảnh sống đó nhƣ thế nào? câu trả lời ở 16 câu tiếp:

Lá gió/ cành chim

Và đối xứng câu thứ hai, câu thứ 4 nhằm nêu bật cuộc sống truỵ lạc ở chốn lầu xanh.

~ Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ một các sáng tạo bằng cách tách hai từ ghép trong cum từ thành 2 vế đối lập nhau: “bƣớm lả ong lơi”→ bƣớm lả/ ong lơi; “lá gió cành chim”→ lá gió/ cành chim để diễn tả cuộc sống suồng sã, lả lơi ở chốn lầu xanh → Dù đƣợc miêu tả bằng những hình ảnh ƣớc lệ nhƣng cảnh sống lầu xanh vẫn hiện lên chân thực, sinh động. Đó là cuộc sống nhơ nhuốc và truỵ lạc. Đây cũng là một trong những nội dung hiện thực của tác phẩm. Miêu tả cuộc sống ở lầu xanh Nguyễn Du nhằm nêu bật cảnh ngộ trớ trêu mà Thuý Kiều đang gặp phải nhƣng vẫn giữ cho chân dung nhân vật vẻ cao đẹp. Đó chính là tình cảm yêu mến mà Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình.

=>16 câu tiếp: Tâm trạng của Kiều

* 8 câu đầu:Tâm trạng của Kiều khi đối diện với chính mình:

- Đây là lời của ai?

- Hai câu thơ khái quát điều gì?

- Những biện pháp nghệ thuật nào đƣợc sử dụng? Tác dụng của của biện pháp đó trong việc diễn tả tâm trạng của Kiều?

Giật mình mình lại thƣơng mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác nhƣ hoa giữa đƣờng. Mặt sao dày gió dạn sƣơng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thân sao bƣớm chán ong chƣờng bấy thân! Mặc ngƣời mƣa Sở mây Tần

Nhƣng mình nào biết có xuân là gì.”

- Là lời của tác giả đã chuyển sang lời của nhân vật. Thuý Kiều đang độc thoại nội tâm để tự giãi bày lòng mình

* 2 câu đầu

“Khi tỉnh rƣợu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thƣơng mình xót xa”

- Khái quát thời gian, không gian, tâm trạng của Kiều

+ Câu trên đƣợc chia làm 2 nửa đối xứng nhau cùng cách ngắt nhịp 3/3 mở ra thời gian đêm khuya và không gian vắng lặng, yên tĩnh gợi niềm tâm sự sâu lắng

+ Câu dƣới: nhịp thơ thay đổi đột ngột 2/4/2 báo hiệu có sự đột biến, sự bấn loạn trong tâm trạng. ~ Từ “giật mình”- hoán dụ diễn tả tâm trạng thảng thốt bàng hoàng của Kiều trong những khoảnh khắc hiếm hoi để sống thực với mình

- Cụm từ “mình lại thƣơng mình” nói về điều gì?

- Nói về điều gì?

- Những biện pháp nghệ thuật nào đƣợc sử dụng?

~ Điệp từ “mình” 3 lần sử dụng trong một câu thơ nhấn mạnh sự cô đơn, sự đơn độc của Kiều. Sau những “cuộc say” những “ trận cƣời” Kiều nhận ra mình chỉ có một mình, bơ vơ giữa chốn lầu xanh. Mỗi lần từ mình đƣợc nhắc lại là mỗi lần nỗi đau đớn của Kiều lại quặn thắt

~ Cụm từ “mình lại thương mình” thể hiện sự tự ý thức của kiều về thân phận đang bị vùi dập của mình, thể hiện nỗi thƣơng thân xót phận biết mình có quyền sống mà không đƣợc sống. Cái thƣơng mình đó len cả vào nỗi nhớ cha mẹ, nhớ hai em, nhớ Kim Trọng. Nàng vừa nhớ ngƣời thân vừa thƣơng mình, tội nghiệp cho mình → cái “giật mình” của Kiều trong câu thơ này thể hiện nhân cách của nàng.

* 4 câu tiếp:

“ Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác nhƣ hoa giữ đƣờng. Mặt sao dày gió dạn sƣơng,

Thân sao bƣớm chán ong chƣờng bấy thân!

- Kiều hồi tƣởng lại cuộc sống qúa khứ và nghĩ về cuộc sống hiện tại của mình.

Tác dụng? lập: đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ là những tháng năm hạnh phúc, phong lƣu, êm đềm “Êm đềm trƣớng rủ màn che

Tƣờng đông ong bƣớm đi về mặc ai”

Còn hiện tại thì phũ phàng đƣợc thể hiện qua các ẩn dụ: “tan tác như hoa giữa đường”; “dày gió dạn sương”; “bướm chán ong chường”.

Trƣớc kia Kiều đƣợc quý trọng bao nhiêu thì giờ đây nàng bị vùi dập phũ phàng bấy nhiêu.

Quá khứ tƣơi đẹp chỉ đƣợc nói đến trong một câu còn hiện tại đƣợc nói đến liên tiếp trong 3 câu thơ → Ấn tƣợng sâu sắc về hiện thực khổ đau đã chôn vùi quá khứ tƣơi đẹp, chỉ còn lại tâm trạng bẽ bàng, chua chát cho thân phận cuẩ Kiều

- Từ “sao” đƣợc lặp lại 4 lần trong 4 dòng thơ vừa là từ để hỏi liên tiếp diễn tả những suy nghĩ dồn dập của Kiều, vừa là từ cảm thán đƣợc kết hợp với các từ “khi”, “giờ”, “mặt”, “thân” đƣợc đặt trong hình thức đối cùng các thành ngữ chéo “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” tạo nên giọng điệu đau đớn, tủi nhục ê chề cho thân phận của nàng Kiều. Những từ “mặt”, “thân” vừa có nghĩa thực, vừa là những ẩn dụ chỉ nhân phẩm và thân phận. Nhân phẩm ấy, thân xác ấy bây giờ chỉ là thứ để khách làng chơi dày vò mua vui còn

- Trƣớc thú vui của khách làng chơi tâm trạng của Kiều đƣợc diễn tả qua những từ ngừ, hình ảnh nào?

mình chỉ có đau đớn, tủi nhục. *2 câu tiếp:

“Mặc ngƣời mƣa Sở mây Tần, Những mình nào biết có xuân là gì”.

~ Đối lập câu lục và câu bát, đối lập giữa Thuý Kiều và khách làng chơi

~ Tác giả sử dụng ẩn dụ dƣới dạng điển tích “mưa Sở mây Tần” để chỉ thu vui xác thịt của khách làng chơi.

- Từ “mặc” thể hiện thái độ thờ ơ, hờ hững, phó mặc của Kiều cho khách làng chơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ “xuân” ẩn dụ chỉ mùa xuân, chỉ tuổi xuân và cũng để chỉ hạnh phúc. Phải sống cuộc sống lầu xanh, Kiều không cảm thấy vui thú gì mà chỉ thấy nhƣ tuổi xuân của mình, hạnh phúc của đời mình đã bị chôn vùi ở đây

→ Hai câu thơ nói lên tâm trạng ê chề, chán chƣờng của Kiều.

~ Nguyễn Du đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật, các ẩn dụ để diễn tả nỗi thƣơng thân xót phận, ý thức về phẩm giá của Kiều, dƣờng nhƣ tác giả đã thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật của mình.

- Cảnh ở lầu xanh hiện lên nhƣ thế nào?

- Kiều có tâm trạng nhƣ thế nào khi cùng khách

* 8 câucuối: Tâm trạng của Kiều khi đối diện với cảnh lầu xanh

“Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt nƣớc cờ dƣới hoa. Vui là vui gƣợng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?”

- Cảnh lầu xanh: có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt những cảnh đẹp tiêu biểu cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

- Thú vui ở đây cũng có đủ những thú vui tao nhã: cầm, kỳ, thi, hoạ

→ Cuộc sống nhơ nhớp ở lầu xanh đƣợc che đậy bởi vẻ ngoài tao nhã và cảnh đẹp thiên nhiên. Cảnh đẹp là thế nhƣng dƣờng nhƣ vẫn lạnh lẽo, thiếu sinh khí “tuyết ngậm, trăng thâu”

- Kiều hồi tƣởng lại những lần nàng phải cùng ngồi với khách lầu xanh để ngắm cảnh và vui những thú vui tao nhã qua ẩn dụ “gió tựa hoa kề”.

làng chơi ngắm cảnh và vui những thú vui tao

nhã? + Tâm trạng của Kiều khi phải cùng ngồi với khách lầu xanh đón gió, ngắm trăng, xem hoa, nhìn tuyết nàng chỉ thấy cảnh đẹp mà lại “đeo sầu”. Bởi nỗi buồn từ lòng ngƣời đã bao trùm lên cảnh và cảnh ấy dƣờng nhƣ cũng thấu hiểu lòng ngƣời nên cũng đeo đẳng nỗi sầu.

→ Với bút pháp tả cảnh ngụ tình và sự cảm thông lạ lùng, Nguyễn Du đã viết lên hai câu thơ khái quát về mối quan hệ giữa cảnh và tình, giữa ngoại cảnh và tâm cảnh “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ” ~ Đọc hai câu thơ này chúng ta lại nghĩ đến hai câu thơ cũng rất nổi tiếng trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn:

“Cảnh buồn ngƣời thiết tha lòng

Cành cây sƣơng đƣợm, tiếng trùng mƣa phun” (Đoàn Thị Điểm dịch) + Từ “gƣợng” thể hiện thái độ miễn cƣỡng, gƣợng ép của Kiều. Những cuộc say những trận cƣời kia chỉ là vui gƣợng chỉ là bề ngoài để chiều lòng khách làng chơi, còn trong trái tim nàng là nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề cho thân phận.

Kiều mà phải “vui gƣợng” thì càng tủi hơn càng sầu hơn. Một ngƣời luôn trân trọng nhân cách và luôn có ý thức giữ gìn nhân cách của mình vậy mà cuối cùng phải đau đớn thốt lên lời từ bỏ nhân cách của mình:

“ Thân lƣơn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”

→ Diễn tả nỗi thƣơng mình của nhân vật Thuý Kiều chính là Nguyễn Du đã khảng định nhân cách, phẩm chất cao đẹp của Kiều trong hoàn cảnh tủi nhục đồng thời thể hiện sự đồng cảm chân thành và thái độ trân trọng của mình đối với nàng Kiều.

~ Chính vì Kiều luôn ý thức về phẩm giá của mình trong mọi hoàn cảnh nên dù Kiều phải sống cuộc đời lầu xanh nhƣng Từ Hải và Kim Trọng đều trân trọng Kiều. Từ Hải khi gặp Kiều ở lầu xanh đã hỏi nàng:

“Bấy lâu nghe tiếng của đào

Mắt xanh chẳng để ai vào có không” Dùng ẩn dụ “mắt xanh” để gọi Thuý Kiều đã cho thấy thái độ trân trọng của Từ Hải với Thuý Kiều. Hay sau này Kim Trọng gặp lại Thuý Kiều cũng nói:

- “Nỗi thƣơng mình”- nhân vật có ý nghĩa mới mẻ nhƣ thế nào với văn học trung đại?

Bụi nào cho đục đƣợc mình ấy vay” Đây cũng chính là thái độ trân trọng và thƣơng yêu đối với nhân vật của tác giả.

~ Nguyễn Du chọn nhân vật kỹ nữ làm nhân vật chính diện trong tác phẩm của mình và lại làm rõ nỗi thƣơng thân xót phận và ý thức cao về phẩm giá của Kiều giữa chốn bùn nhơ. Điều đó đã tạo nên nét mới mẻ trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du. Bởi những tác phẩm trƣớc ND và cùng thời ND chủ yếu viết về ngƣời chinh phụ hay ngƣời cung nữ (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc) đến ND thì hình ảnh kỹ nữ, ca nhi xuất hiện nhiều trong tác phẩm của ông (Long thành cầm giả ca)…

Do đó chủ đề thƣơng thân xót phận đã tạo thành một chủ đề khá phổ biến trong thơ văn thế kỷ XVIII và cả thơ văn hiện đại. Hồ Xuân Hƣơng viết rất nhiều về thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến:

“Chiếc bách buồn về phận nổi nênh Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” (Tự tình) Hay “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoạt động 4: HD tổng kết

- Qua tìm hiểu hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

Bảy nổi ba chìm với nƣớc non” (Bánh trôi nƣớc)

Hình ảnh ngƣời kỹ nữ cũng đƣợc nói đến trong các tác phẩm của tác giả văn học hiện đại nhƣ Xuân Diệu (Lời kỹ nữ) hay Tố Hữu (Tiếng hát sông Hƣơng). Nhƣng trong văn học trung đại thì Nguyễn Du là ngƣời viết sâu sắc hơn cả về chủ đề này.

3.2.2.3. Tổng kết

* Nội dung

- Đoạn trích diễn tả nỗi thƣơng thân xót phận, ý

Một phần của tài liệu Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn (Trang 75)