10. Cấu trúc luận văn
2.3. Hiệu quả của sử dụng ẩn dụ hoán dụ tu từ trong các trích đoạn
Kế thừa và sáng tạo, Nguyễn Du đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của ẩn dụ- hoán dụ, góp phần thể hiện nội dung tƣ tƣởng, tình cảm của tác phẩm. Ra đời vào đầu thế kỷ XIX Truyện Kiều đã vƣơn lên rất nhiều trên truyền thống chung của truyện thơ lúc bấy giờ. Nhƣng sự vƣơn lên ấy không tách rời truyền thống mà Truyện Kiều có nhiều gắn bó khăng khít với văn học truyền thống đƣơng thời nói chung và truyện thơ Nôm nói riêng. Chỉ riêng về ẩn dụ- hoán dụ ta cũng nhận thấy yếu tố truyền thống và sáng tạo của nhà thơ biểu hiện rõ nét.
Trong sự kế thừa và sáng tạo Nguyễn Du đã học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là kho tàng tục ngữ, ca dao. Theo giáo trình văn học Việt nam
thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX của trƣờng Đại học Tổng hợp trong 3254 câu thơ Truyện Kiều có 200 câu thơ ảnh hƣởng của tục ngữ, ca dao [11, tr. 64].
Có thể nói Truyện Kiều là sự vận dụng thiên tài kho tàng tục ngữ, ca dao mà ẩn dụ- hoán dụ là một trong những biểu hiện sinh động.
Ẩn dụ- hoán dụ là biện pháp đƣợc ngƣời nghệ sĩ bình dân sử dụng nhiều trong ca dao nhằm bộc lộ tình cảm của mình một cách tế nhị và duyên dáng. Nguyễn Du đã chắt lọc lấy những phần ƣu tú nhất trong ngôn ngữ và nghệ thuật của nhân dân để sáng tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều. Trong Truyện Kiều ngoài việc kế thừa tinh hoa nghệ thuật của nhân dân Nguyễn Du còn thể hiện sự sáng tạo của mình. Sự sáng tạo ấy đƣợc nhà thơ dựa trên cơ sở thực tế của hai yếu tố: âm thanh và hình tƣợng, đó là hai yếu tố dặc sắc của tiếng Việt. Lấy yếu tố sẵn có trong tiếng Việt Nguyễn Du sáng tạo nên nhiều ẩn dụ- hoán dụ với nhiều màu sắc đậm đà nhƣng lại không rƣờm rà mà lại gợi đƣợc ý nghĩ và tình cảm nhà thơ muốm gửi gắm.