10. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ hoán dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đố
đối tượng cụ thể
Sự sáng tạo trƣớc hết biểu hiện ở chỗ nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ khác nhau để cùng biểu thị một đối tƣợng cụ thể. Nhƣ cùng chỉ nàng Kiều tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ khác nhau để tránh sự lặp lại mà phù hợp với tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật góp phần thể hiện thái độ, tình cảm của ngƣời nói đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả.
Trƣớc hết phải kể đến ẩn dụ hoa dùng để chỉ Thuý Kiều
Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Đây là lời của Thuý Kiều độc thoại trong đêm trao duyên cho Thuý Vân. Nƣớc chảy hoa trôi là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, tuyết tan, hoa theo nƣớc mà
trôi nổi, phiêu dạt. Thuý Kiều nhƣ thấy mình cũng là cành hoa lìa cành, mặc dòng nƣớc trôi, không làm chủ đƣợc mình nữa.
Trong văn cảnh khác, Thuý Kiều lại đƣợc thay thế bằng các ẩn dụ chỉ các loài hoa cụ thể: cành mẫu đơn, đào liễu, đào lí, … để làm nổi bật những cảnh khổ đau, những nỗi đầy đoạ mà Kiều phải trải qua. Qua đó giúp ta cảm nhận đƣợc sự nâng niu, trân trọng, nỗi xót thƣơng sâu sắc của tác giả đối với ngƣời con gái đẹp bị các thế lực hắc ám, xấu xa trà đạp không thƣơng tiếc đồng thời đó cũng là tiếng nói tố cáo tội ác của những thế lực hắc ám trong Truyện Kiều.
Ngoài ra các loài hoa đẹp và quý nhƣ: hoa lê, hoa sen,hải đương, trà mi…
cũng đƣợc dùng để thay thế cho Thuý Kiều
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần
Ẩn dụ hoa xuất hiện rất nhiều lần trong các văn cảnh khác nhau nhƣng mỗi lần xuất hiện đều phù hợp góp phần làm nổi bật một đặc điểm, phẩm chât, hành động, hoàn cảnh… nào đó của Kiều đồng thời còn làm cho lời thơ thêm đẹp và qua đó cũng thể hiện thái độ tình cảm của nhà thơ đối với nhân vật ông luôn trân trọng yêu thƣơng.
Liễu (bồ liễu, liễu bồ) cũng đƣợc nhà thơ dùng để thay thế cho Kiều. Đêm cuối cùng trƣớc ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều đã nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đoạn trích Trao duyên là một đoạn ngôn ngữ độc thoại của Thuý Kiều trong đó có câu:
Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Bồ liễu là một loại cây thuỷ dƣơng, yếu ớt nhất trong các loại cây lá. Khi rét thì nó rụng lá sớm cho nên thƣờng đƣợc dùng để chỉ thân phận ngƣời phụ nữ yếu đuối. Hình ảnh ẩn dụ bồ liễu đƣợc Thuý Kiều dùng để chỉ mình, nàng muốn nói lên sự thật: dù duyên có phải trao cho Vân thì mối tình giữa nàng và chàng
Kim vẫn không bao giờ mất đi, tình yêu của nàng đối với chàng Kim không bao giờ thay đổi, mối tình đó sẽ theo Kiều vào cõi chết. Câu thơ là một ràng buộc não nùng day dứt, một lời thề chƣa đƣợc giải đáp. Ẩn dụ bồ liễu, trúc mai trong câu thơ góp phần khắc hoạ tâm trạng khổ đau giằng xé nội tâm dữ dội của Kiều lúc trao duyên.
Ngoài ra, Nguyễn Du còn dùng các loài cây khác làm hình ảnh ẩn dụ chỉ Kiều: dây leo, cát đằng, sắn bìm, bình hồng…, để gợi thân phận của Kiều: bèo mây, chiếc lá, cánh hồng, vườn hồng…
Từ Hải, một nhân vật lí tƣởng trong Truyện Kiều cũng đƣợc Nguyễn Du huy động vốn từ ngữ phong phú để khắc hoạ chân dung và gửi gắm ƣớc mơ của mình. Theo Đỗ Đức Hiểu cái tên của Từ Hải cũng có nghĩa ẩn dụ: hải hoặc biển
trong Truyện Kiều là một không gian có ý nghĩa tự do. Cuộc đời ngột ngạt và oan khốc của Kiều chỉ có biển mới giải thoát đƣợc. Đúng nhƣ vậy, mƣời lăm năm lƣu lạc Kiều đƣợc giải thoát thực sự và loé sáng khi gặp đƣợc Từ Hải.
Rất nhiều ẩn dụ- hoán dụ đƣợc dùng để chỉ nhân vật lý tƣởng này: mây rồng, sấm, sét, trời mây, hùm thiêng, trăm… đặc biệt là hai hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp: cánh hồng, bằng tiện đã đƣợc dùng để chỉ Từ Hải. Khi mối duyên tình với Thuý Kiều đang nồng thắm thì Từ đã “động lòng bốn phương” và cánh chim bằng
đƣợc dùng để thay thế cho ngƣời anh hùng quyết tâm ra đi thực hiện chí lớn:
Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi.
Để chỉ nƣớc mắt Nguyễn Du dùng các ẩn dụ: dòng châu, giọt tủi, tầm tã tuôn mưa, lệ rơi, giọt hồng… Có thể nói không ở đâu nƣớc mắt lại chảy nhiều nhƣ trong Kiều và ẩn dụ cũng đƣợc dùng nhiều nhƣ thế để diễn tả nỗi đau khổ âm thầm, thấu tận trái tim ngƣời của Nguyễn Du.
2.3.2. Dùng một hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ biểu hiện nhiều đối tượng khác nhau
Sự sáng tạo ẩn dụ của Nguyễn Du không dừng lại ở chỗ sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ khác nhau để biểu thị một đối tƣợng cụ thể mà nhà thơ còn sử dụng một hình ảnh ẩn dụ để biểu thị nhiều đối tƣợng cụ thể khác nhau. Hoa
đƣợc sử dụng làm ẩn dụ nhƣng trong mỗi hoàn cảnh cụ thể từ hoa đƣợc liên tƣởng với những nghĩa khác nhau
- Hoa chỉ Kim Trọng ngƣời tình nhân hào hoa phong nhã
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
- Hoa dùng trong cấu tạo thành ngữ chỉ chốn phong lƣu
Đòi phen gió tựa hoa kề.
Mưa cũng đƣợc dùng làm ẩn dụ với nhiều nghĩa khác nhau - Mưa ẩn dụ cho giọt nƣớc mắt
Vật mình vẫy gió tuôn mưa.
- Mưa chỉ quan hệ của khách làng chơi với gái lầu xanh
Mặc người mưa Sở, mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì.
Với cách dùng ẩn dụ- hoán dụ này cho ta thấy sự liên tƣởng của nhà thơ phong phú, sáng tạo, tinh tế đến tuyệt vời.
2.3.3. Dùng ẩn dụ- hoán dụ trong miêu tả
Hoài Thanh nhận xét: “Về mặt miêu tả, Nguyễn Du có sẵn một vốn từ ngữ không một nhà văn nhà thơ nào khác có thể sánh kịp trong lịch sử văn hoá Việt Nam” [6, tr.628]. Nguyễn Du đã thể hiện khả năng ấy trong miêu tả chân dung, trong miêu tả nội tâm nhân vật, miêu tả cảnh, tả tình…
Trong các đoạn trích hình ảnh ẩn dụ đƣợc dùng để tả cảnh thiên nhiên quen thuộc nhƣng gợi một bức phong cảnh nhiều thú vị:
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nhặt thưa gương dọi đầu cành.
Miêu tả cảnh thiên nhiên thi nhân thƣờng sử dụng nhân hoá góp phần làm cho lời thơ thật đẹp đồng thời tạo nên những bức tranh phong cảnh vừa có hồn vừa diễn tả tâm trạng nhân vật một cách kín đáo, tế nhị...
Dùng hình ảnh hoán dụ để tả ngƣời
Làm cho rõ mặt phi thường
“Mặt phi thường” hình ảnh hoán dụ vừa để chỉ mục đích, ngoại diện, phẩm chất, hành động xuất chúng của Từ Hải- là dũng sĩ mang sức mạnh siêu nhiên. Hình ảnh thơ xuất phát từ tinh thần nhân đạo trong truyền thống của những câu chuyện dân gian là bảo vệ con ngƣời lƣơng thiện “Anh hùng tiếng đã gọi rằng- Giữa đƣờng dẫu thấy bất bằng mà tha”.
Từ Hải là một con ngƣời phi thƣờng, khi xây dựng chân dung nhân vật Nguyễn Du đã vận dụng bút pháp khắc hoạ nhân vật của sử thi với dáng dấp của một ngƣời anh hùng dũng sĩ ra đi từ những câu chuyện huyền sử “Vai năm tấc rộng, lƣng mƣời thƣớc cao” vì thế chân dung nhân vật càng cụ thể sinh động và hấp dẫn hơn điều đó thể hiện tài năng của một bậc thi nhân đại gia.
Một lần nữa, ta có thể khảng định rằng ẩn dụ- hoán dụ để miêu tả là phƣơng pháp chuyển nghĩa tạo ra tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật- là phƣơng tiện để tạo tính hàm súc cho văn bản.
2.3.4. Dùng ẩn dụ- hoán dụ trong lời thoại nhân vật
Một trong những chức năng của ẩn dụ- hoán dụ là biểu cảm và nhận thức. Nhân vật thƣờng sử dụng lời nói ẩn dụ- hoán dụ khi đứng trƣớc những biến cố của cuộc đời, khi mà những nỗi niềm sâu kín khó có thể nói ra trực tiếp đƣợc. Ẩn dụ- hoán dụ là cách nói hữu hiệu nhất trong hoàn cảnh này để góp phần đắc lực trong việc thể hiện nội tâm, bộc lộ tính cách của nhân vật.
nhiều ẩn dụ- hoán dụ hoa mỹ để tránh những từ ngữ thông tục hàng ngày. Một đêm trong lúc cha mẹ và hai em còn dở tiệc hoa chƣa về, nàng đã xăm xăm băng lối vƣờn khuya một mình đến với Kim Trọng, nàng đã e thẹn và giải thích
Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Với một tình yêu sôi nổi, thiết tha, nàng Kiều đã vƣợt qua bức tƣờng kỷ cƣơng phong kiến ngặt nghèo để đến với chàng Kim. Sử dụng lời nói ẩn dụ hoa
nàng đã bày tỏ tình yêu của mình một cách chân thành nhƣng cũng vô cùng tế nhị, duyên dáng. Rồi trong đêm có vầng trăng vằng vặc giữa trời cả hai đã chỉ non thề biển “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.
Với đoạn trích “Trao duyên” là giải quyết bi kịch trong tâm hồn Kiều vì hoàn cảnh phải vĩnh viễn chia lìa với ngƣời yêu nhƣng không từ bỏ, không phủ định khát khao hạnh phúc yêu đƣơng. Mai sau, trong hạnh phúc của Kim Trọng Thuý Kiều không hiện diện nữa, nàng nguyện ƣớc
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Thuý Kiều sẽ để lại những kỷ vật thân thiết của một quá vãng tƣơi đẹp. “Ngày xưa” là hoán dụ thời gian đối với Kim Trọng mai sau mà cũng là “ngày xưa” đối với Thuý Kiều hiện tại: hạnh phúc rực rỡ đột ngột tan tành thảm khốc, những giây phút tƣơi đẹp mới mẻ đã trở thàmh một ảo ảnh vô cùng xa xôi. Thời gian siêu hiện thực ấy biểu hiện một tâm trạng tiếc hận đau đớn sâu sắc trong lòng Thuý Kiều. Trong Truyện Kiều cho dù đó là mấy ngày, hay mƣời lăm năm trƣờng trôi qua; tất cả đều chỉ là quá vãng xa xăm.
Tiểu kết: Trên đây, ngƣời viết đã trình bày cách sử dụng ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong các trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du ở các phƣơng diện sau
cụ thể nhƣ: Thuý Kiều đã đƣợc nhà thơ mƣợn nhiều hình ảnh ẩn dụ để thay thế; Từ Hải cũng đƣợc tác giả thay thế bằng những tên gọi ẩn dụ- hoán dụ khác nhau… cho ta thấy một vốn từ vô cùng phong phú của Nguyễn Du. Những hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ đƣợc tác giả dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng tình, đúng cảnh vừa gợi hình ảnh, vừa gợi cảm xúc đồng thời mang lại giá trị thẩm mỹ.
Dùng một hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ biểu hiện nhiều đối tƣợng khác nhau. Cùng một hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ đã thay thế cho nhiều đối tƣợng nhƣ hoa, mƣa, bèo mây… qua đó thể hiện sự liên tƣởng phong phú, tinh tế của Nguyễn Du.
Dùng ẩn dụ- hoán dụ trong miêu tả cảnh vật, sự việc, ngƣời… dù vẫn khuân mẫu nhƣng tất cả đã tạo nên những bức tranh về cảnh vật và con ngƣời vô cùng sinh động, biểu cảm ghi dấu ấn trong lòng ngƣời đọc.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM
Để giúp ngƣời tiếp cận hiểu rõ hơn những trích đoạn Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ một cách dễ dàng và thấy đƣợc giá trị của những ẩn dụ- hoán dụ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm nói chung, trong trích đoạn nói riêng, tôi đã tiến hành thực nghiệm bằng những bài giảng cụ thể:
3.1.Tiết 81: Đọc văn TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều)
- NGUYỄN DU-
Thời lƣợng: 45P
Ngày soạn: 20/10/2010
Lớp dạy: 10A2, 10A10